Tài liệu Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến sự ra hoa nghịch vụ của chanh không hạt Limca: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
996
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI HÓA CHẤT ĐẾN SỰ RA HOA
NGHỊCH VỤ CỦA CHANH KHÔNG HẠT LIMCA
Nguyễn Vũ Sơn, Võ Hữu Thoại
Viện Cây ăn quả miền Nam
TÓM TẮT
Thí nghiệm ảnh hưởng của các loại hóa chất đến sự ra hoa nghịch vụ của cây chanh không hạt
Limca nhằm xác định loại, nồng hóa chất thích hợp, không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cây, được
thực hiện từ 9/2013-4/2014, tại xã Thạnh Hoà huyện Bến Lức tỉnh Long An. Thí nghiệm được bố trí
theo khối đầy đủ ngẫu nhiên ( RCBD) 2 yếu tố: Yếu tố thứ nhất là công thức xử lí: (0,5% MKP +
0,15% Bloom plus) và (Paclobutrazol 0,1% + 0,25% MKP + 0,25% Bloom plus), yếu tố thứ hai là: 7
nồng độ, hóa chất ( Ca (NO3) 2 2%; Ca(NO3)2 3%; Ure 7,5%; Ure 10%; Fofer-x 0,15%, Fofer-x 0,20%
và Fofer-x 0,25%) kích thích chanh không hạt ra hoa. Kết quả cho thấy phun công thức xử lí gồm:
Paclobutrazol 0,1% + 0,25% MKP+ 0,25% Bloom Plus sau đó kích thích trổ hoa bằng cách phun
Fofer-x 0,15%, cây có tỷ lệ lá r...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến sự ra hoa nghịch vụ của chanh không hạt Limca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
996
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI HÓA CHẤT ĐẾN SỰ RA HOA
NGHỊCH VỤ CỦA CHANH KHÔNG HẠT LIMCA
Nguyễn Vũ Sơn, Võ Hữu Thoại
Viện Cây ăn quả miền Nam
TÓM TẮT
Thí nghiệm ảnh hưởng của các loại hóa chất đến sự ra hoa nghịch vụ của cây chanh không hạt
Limca nhằm xác định loại, nồng hóa chất thích hợp, không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cây, được
thực hiện từ 9/2013-4/2014, tại xã Thạnh Hoà huyện Bến Lức tỉnh Long An. Thí nghiệm được bố trí
theo khối đầy đủ ngẫu nhiên ( RCBD) 2 yếu tố: Yếu tố thứ nhất là công thức xử lí: (0,5% MKP +
0,15% Bloom plus) và (Paclobutrazol 0,1% + 0,25% MKP + 0,25% Bloom plus), yếu tố thứ hai là: 7
nồng độ, hóa chất ( Ca (NO3) 2 2%; Ca(NO3)2 3%; Ure 7,5%; Ure 10%; Fofer-x 0,15%, Fofer-x 0,20%
và Fofer-x 0,25%) kích thích chanh không hạt ra hoa. Kết quả cho thấy phun công thức xử lí gồm:
Paclobutrazol 0,1% + 0,25% MKP+ 0,25% Bloom Plus sau đó kích thích trổ hoa bằng cách phun
Fofer-x 0,15%, cây có tỷ lệ lá rụng thấp, có tỷ lệ cành ra hoa cao, số hoa/cành nhiều, năng suất của
cây cao nhất (29,33kg/cây) nhưng không ảnh hưởng đến phẫm chất trái.
Từ khóa: Chanh không hạt “Limca”, ra hoa trái vụ, Paclobutrazol.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng hóa chất để xử lý cây ra
hoa như mong muốn cũng được áp dụng trên
nhiều loại cây có múi như cây bưởi 5 Roi khi
phun Paclobutrazol ở nồng độ 1000 ppm và
thiore giúp cây ra hoa đồng loạt (Trần Văn
Hâu, 2005), Trên cây chanh tàu kích thích ra
hoa bằng cách phun paclobutrazol ở các nồng
độ 500, 1.000 hay 1.500 ppm sau đó kích thích
trổ hoa bằng cách phun thiourea nồng độ 0,1%
ở giai đoạn 25-30 ngày sau khi xử lý
paclobutrazol có hiệu quả làm giảm tỉ lệ rụng
lá so với phương pháp “phá lá” của nông dân
3-4 lần (Trần Văn Hâu, 2012). Tại Long An
cây chanh được nhà vườn xử lý ra hoa bằng
Fofer-x ở nồng độ cao, ure kết hợp với 2,4 D
hay những loại phân bón lá với nồng độ cao
làm cho lá rụng nhiều, điều này ảnh hưởng đến
sinh trưởng của cây. Trong sản xuất chanh theo
hướng GAP, Thiore và 2,4D là chất gây ung
thư trên người và ảnh hưởng môi trường được
cấm sử dụng ở các nước trên thế giới.
Từ những vấn đề trên để tìm ra các loại
hóa chất xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây chanh
không hạt nhưng không làm ảnh hưởng đến
sinh trưởng cây, sức khỏe con người và môi
trường nên thí nghiệm “Ảnh hưởng của các
loại hóa chất đến sự ra hoa nghịch vụ của
chanh không hạt Limca” được thực hiện
nhằm tìm ra loại hóa chất và nồng độ thích hợp
để cây ra hoa nghịch vụ là rất cần thiết.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu
- Toba Jum (20% Paclobutrazol),
Ca(NO3)2 (15%N và 25% CaO), Ure Phú Mỹ
(46%N), Bloom plus (10-60-10), MKP (0-52-
34), FoFer-x (10%N, 30% K2O).
- Cây chanh không hạt 6 năm tuổi.
2.2. Thời gian thực hiện: 9/2013-4/2014.
2.3. Địa điểm: tại xã Thạnh Hòa huyện Bến
Lức tỉnh Long An.
2.4. Phương pháp nghiệm
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố
trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên 2 yếu tố với 3
lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 1 cây.
Yếu tố thứ nhất: có 2 công thức xử lý:
Stt Công thức xử lý Số lần, thời điểm phun
1 0,5% MKP + 0,15% Bloom plus (A) Phun 2 lần:
Lần 1: Sau khi bón phân 30 ngày
Lần 2: Sau khi bón phân 37 ngày (nồng độ MKP
và Paclobutrazol giảm 50% so với lần 1 ở công
thức A và B).
2 Paclobutrazol 0,1% + 0,25% MKP
+ 0,25% Bloom plus (B)
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
997
Yếu tố thứ hai: có 7 loại, nồng độ hóa chất xử lý:
Stt Loại hóa chất Nồng độ (%) Thời điểm phun
1
Ure
7,5 Phun 1 lần:
Sau khi bón phân 51 ngày.
2
Ure
10
3
Ca(NO3))2
2
4
Ca(NO3))2
3
5 Fofer-x 0,15
6 Fofer-x 0,2
7 Fofer-x 0,25
Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy chỉ
tiêu:
- Tỷ lệ lá rụng (%): chọn 4 cành ở 4
hướng, mỗi cành có 20-60 lá, đếm trước và sau
khi xử lý.
Tỷ lệ lá rụng (%) =
tổng số lá rụng
× 100
tổng số lá theo dõi
- Tỷ lệ cành ra hoa (%): mỗi hướng
chọn 6-10 cành, chọn 4 hướng/cây theo dõi tỉ
lệ cành ra hoa.
Tỷ lệ cành ra hoa (%) =
số cành ra hoa
× 100tổng số cành
theo dõi
- Số hoa/ cành: chọn 4 cành ở 4 hướng
đếm số hoa/ cành.
- Tỷ lệ đậu trái: chọn 8 chùm hoa ở 4
hướng theo dõi tỷ lệ đậu trái.
Tỷ lệ đậu trái (%) =
tổng số trái đậu
× 100tổng số hoa theo
dõi
- Khối trái (g): Cân 20 trái/lần lặp lại,
lấy giá trị trung bình.
- Năng suất của cây (kg): Cân toàn bộ
số trái của cây (kg/cây)
- Hàm lượng acid Arcorbic (mg/100 ml
nước quả): theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
6427-2:1998).
Xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập được xử lý theo
phần mềm thống kê MSTATC và theo phương
pháp thống kê trong nông nghiệp Gomez và
Gomez (1984).
III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến tỷ
lệ rụng lá cây chanh không hạt
Tỷ lệ (%) số lá rụng của các loại hóa chất
trong thí nghiệm biến động trong khoảng 13,25
- 50,22 (%). Trong đó xử lý Ca(NO3))2 ở nồng
độ 2 (%) cành chanh có tỷ lệ lá rụng thấp nhất
(13,25%) khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so
với các loại hóa chất xử lý như Ca(NO3))2 3%,
Ure 10%, Fofer-x 0,15%, Fofer-x 0,2% và xử
lý Fofer-x 0,25%, ngược lại nghiệm thức phun
Fofer-x 0,25% có tỷ lệ lá rụng cao nhất (50,22
%) khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với các
nghiệm thức khác.
Cùng loại hóa chất khi gia tăng nồng
độ xử lý có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức
5% như: Ca(NO3))2 2% với Ca(NO3)2 3%;
Ure 7,5% với Ure 10% hay Fofer-x 0,15%,
Fofer-x 0,2%, Fofer-x 0,25%. Như vậy,
phun Ca(NO3)2 2% cây có số lá rụng thấp
nhất và phun Fofer-x 0,25% cây có số lá
rụng cao nhất.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
998
Bảng 1: Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến tỷ lệ rụng lá (%) cây chanh không hạt
Stt
Loại hóa chất
Công thức xử lý Trung
bình
0,5% MKP + 0,15%
Bloom plus
(A)
Paclobutrazol 0,1%
+ 0,25% MKP +
0,25% Bloom plus (B)
1 Ure 7,5% 17,62 19,62 18,62
2 Ure 10 % 33,80 34,20 34,00
3 Ca(NO3))2 2% 13,68 12,81 13,25
4 Ca(NO3))2 3%, 36,54 36,21 36,37
5 Fofer-x 0,15% 18,75 21,73 20,24
6 Fofer-x 0,2% 37,92 39,33 38,63
7 Fofer-x 0,25% 49,33 51,10 50,22
Trung bình 29,66 30,71
CV(%) 17,03
LSD.05(Công thức xử lý) 3,19
LSD.05(loại hóa chất) 5,96
LSD.05(Công thức xử lý × loại hóa chất) 8,43
Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi sang arcsin(x)1/2 trước khi xử lý thống kê.
3.2. Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến sự ra hoa của cây chanh không hạt
Bảng 2: Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến tỷ lệ cành ra hoa (%) cây chanh không hạt
Stt
Loại hóa chất
Công thức xử lý
Trung bình
0,5% MKP + 0,15%
Bloom plus
(A)
Paclobutrazol 0,1%
+ 0,25% MKP +
0,25% Bloom plus (B)
1 Ure 7,5% 23,03 41,98 32,51
2 Ure 10 % 42,21 57,99 50,10
3 Ca(NO3))2 2% 13,96 26,76 20,36
4 Ca(NO3))2 3%, 46,34 60,33 53,33
5 Fofer-x 0,15% 50,45 78,08 64,26
6 Fofer-x 0,2% 58,48 80,33 69,40
7 Fofer-x 0,25% 64,48 82,91 73,69
Trung bình 42,71 61,20
CV(%) 9,95
LSD.05(Công thức xử lý) 3,24
LSD.05(loại hóa chất) 6,01
LSD.05(Công thức xử lý × loại hóa chất) 8,56
Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi sang arcsin(x)1/2 trước khi xử lý thống kê.
Tỷ lệ cành ra hoa được trình bày ở bảng
2 cho thấy: Công thức A (0,5% MKP + 0,15%
Bloom plus) kết hợp với Ca(NO3)2 2% có tỷ lệ
(%) cành ra hoa thấp nhất (13,96%) khác biệt
có ý nghĩa ở mức 5% so với các nghiệm thức
phun Ure 7,5%, Ure 10%, Ca(NO3)2 3%, Fofer-
x 0,15%, Fofer-x 0,2% và Fofer-x 0,25%.
Tương tự, đối với công thức B
(Paclobutrazol 0,1% + 0,25% MKP + 0,25%
Bloom plus) nghiệm thức phun Ca(NO3))2 2%
có số cành ra hoa thấp nhất khác biệt có ý
nghĩa ở mức 5% so với các nghiệm thức phun
Ure 7,5%, Ure 10%, Ca(NO3)2 3%, Fofer-x
0,15%, Fofer-x 0,2% và Fofer-x 0,25%. Trong
khi đó, nghiệm thức phun Fofer-x 0,25% khi
kết hợp với công thức A (0,5% MKP + 0,15%
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
999
Bloom plus) hay công thức B (0,5% MKP +
0,15% Bloom plus) điều có tỷ lệ (%) cành ra
hoa cao nhất đạt 64,48 và 82,91 (%).
Như vậy, khi phun Fofer-x 0,15%, 0,2%
và 0,25% kết hợp với công thức B
(Paclobutrazol 0,1% + 0,25% MK+ 0,25%
Bloom plus) cây chanh có tỷ lệ (%) cành ra
hoa cao.
3.3. Ảnh hưởng của các loại hóa chất xử lý đến số hoa/ cành chanh không hạt
Bảng 3: Ảnh hưởng của các loại hóa chất xử lý đến số hoa/ cành chanh không hạt
Stt
Loại hóa chất
Công thức xử lý Trung
bình
0,5% MKP + 0,15%
Bloom plus (A)
Paclobutrazol 0,1% + 0,25% MKP +
0,25% Bloom plus (B)
1 Ure 7,5% 3,08 4,08 3,58
2 Ure 10 % 3,92 4,92 4,42
3 Ca(NO3))2 2% 3,00 3,83 3,42
4 Ca(NO3))2 3%, 4,25 4,58 4,42
5 Fofer-x 0,15% 5,00 5,25 5,13
6 Fofer-x 0,2% 4,92 5,00 4,96
7 Fofer-x 0,2,5% 4,42 5,33 4,88
Trung bình 4,08 4,71
CV(%) 12,46
LSD.05(Công thức xử lý) 0,35
LSD.05(loại hóa chất) 0,65
LSD.05(Công thức xử lý × loại hóa chất) 0,92
Qua bảng 3 cho thấy công thức xử lí A
(0,5% MKP + 0,15% Bloom plus) nghiệm thức
phun Fofer-x 0,15% có số hoa/ cành nhiều nhất
(5 hoa/cành) khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so
với các nghiệm thức phun Ure 7,5 %, Ure 10%
và Ca(NO3))2 2%, nhưng sự biệt này không có ý
nghĩa so với nghiệm thức phun Ca(NO3))2 3%,
Fofer-x 0,2% và Fofer-x 0,25%.
Đối với công thức xử lí B (Paclobutrazol
0,1% + 0,25% MK+ 0,25% Bloom plus) nghiệm
thức phun Fofer-x 0,25% có số hoa /cành nhiều
nhất (5,33 hoa/cành) khác biệt có ý nghĩa ở mức
5% so với các nghiệm thức phun Ure 7,5% và
Ca(NO3))2 2%, nhưng không khác biệt có ý
nghĩa so với các nhiệm thức phun Ure 10%,
Ca(NO3))2 3%, Fofer-x 0,15% và Fofer-x 0,20%.
Như vậy, phun Fofer-x 0,15% với hợp
với công thức A (0,5% MKP + 0,15% Bloom
plus) hay công thức B (Paclobutrazol 0,1% +
0,25% MK+ 0,25% Bloom plus) cây có số hoa/
cành nhiều, có hiệu quả nhất.
Qua bảng 4 cho thấy tỷ lệ đậu trái của
cây ở thời điểm 45 ngày, tỷ lệ đậu trái ở các
nghiệm thức biến động trong khoảng 24,25 -
32,63%, trong đó công thức xử lý B kết hợp
với Fofer-x 0,2,5% có tỷ lệ đậu trái thấp nhất
(24,25%).
Từ kết quả bảng 1, 2, 3 cho thấy khi xử
lý ra hoa bằng hóa chất ở các công thức xử lý
có tỷ lệ lá rụng cao, số cành ra hoa và số hoa/
cành nhiều nhưng lại cho tỷ lệ đậu trái thấp.
Điều này cho thấy có sự cạnh tranh dinh
dưỡng giữa chồi, lá non và trái hay sự thiếu
dưỡng chất được cung cấp từ lá chính vì thế ở
nghiệm thức có tỷ lệ lá rụng nhiều sẽ có tỷ lệ
đậu trái thấp.
Như vậy, công thức khi phun công thức
B kết hợp Fofer-x 0,25% cây có tỷ lệ đậu trái
thấp nhất.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1000
3.4. Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến tỷ lệ đậu trái của cây chanh không hạt
Bảng 4: Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến tỷ lệ đậu trái ở thời điểm 45 ngày (%)
Stt
Loại hóa chất
Công thức xử lý Trung bình
0,5% MKP + 0,15%
Bloom plus
(A)
Paclobutrazol 0,1%
+ 0,25% MKP +
0,25% Bloom plus (B)
1 Ure 7,5% 31,45 30,40 30,93
2 Ure 10% 30,30 30,13 30,21
3 Ca(NO3))2 2% 32,37 32,63 32,50
4 Ca(NO3))2 3% 30,34 30,01 30,18
5 Fofer-x 0,15% 31,19 31,90 31,55
6 Fofer-x 0,2% 29,26 28,02 28,64
7 Fofer-x 0,25% 27,69 24,25 25,97
Trung bình 30,37 29,62
CV(%) 10,93
LSD.05(Công thức xử lý) 2,08
LSD.05(loại hóa chất) 3,90
LSD.05(Công thức xử lý × loại hóa chất) 5,51
3.5. Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến khối lượng trái, năng suất và phẩm chất của trái
chanh không hạt.
Bảng 5: Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến khối lượng của trái (g).
Stt
Loại hóa chất
Công thức xử lý Trung
bình
0,5% MKP + 0,15%
Bloom plus (A)
Paclobutrazol 0,1%
+ 0,25% MKP +
0,25% Bloom plus (B)
1 Urê 7,5% 69,03 69,73 69,38
2 Urê 10% 67,30 65,13 66,22
3 Ca(NO3))2 2% 70,53 69,17 69,85
4 Ca(NO3))2 3% 66,23 68,87 67,55
5 Fofer-x 0,15% 67,67 66,97 67,32
6 Fofer-x 0,2% 68,13 65,20 66,67
7 Fofer-x 0,2,5% 66,97 66,17 66,57
Trung bình 67,98 67,32
CV(%) 7,92
LSD.05(Công thức xử lý) 3,40
LSD.05(loại hóa chất) 6,35
LSD.05(Công thức xử lý × loại hóa chất) 8,99
Khối lượng của trái là một trong những
yếu tố cấu thành năng suất của cây, qua bảng 5
cho thấy khối lượng trái của các nghiệm thức
xử lý trong thí nghiệm tương đương nhau trong
khoảng 65,2 - 69,73 g/trái.
Năng suất của cây là kết quả của việc xử
lí ra hoa, qua bảng 6 cho thấy: Nghiệm thức
phun Fofer-x 0,15% kết hợp với công thức B
có năng suất của cây đạt (29,33 kg/cây) khác
biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với nghiệm thức
phun Urê 7,5; Urê 10%; Ca(NO3))2 2% kết hợp
với công thức A và nghiệm thức phun
Ca(NO3)2 2% kết hợp với công thức B, nhưng
không khác biệt so với các công thức xử lí ra
hoa khác trong thí nghiệm.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1001
Bảng 6: Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến năng suất của cây chanh (kg/cây).
St
t
Loại hóa chất
Công thức xử lý Trung
bình
0,5% MKP + 0,15%
Bloom plus (A)
Paclobutrazol 0,1%
+ 0,25% MKP +
0,25% Bloom plus (B)
1 Urê 7,5% 17,33 22,00 19,67
2 Urê 10 % 21,00 26,00 23,50
3 Ca(NO3))2 2% 13,83 19,00 16,42
4 Ca(NO3))2 3%, 22,33 25,67 24,00
5 Fofer-x 0,15% 25,00 29,33 27,17
6 Fofer-x 0,2% 24,00 28,33 26,17
7 Fofer-x 0,2,5% 24,33 28,00 26,17
Trung bình 21,12 25,48
CV(%) 18,9
LSD.05(Công thức xử lý) 2,79
LSD.05(loại hóa chất) 5,22
LSD.05(Công thức xử lý × loại hóa chất) 7,38
Bảng 7: Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến hàm lượng acid arcorbic trong trái (mg/100 ml)
Stt
Loại hóa chất
Công thức xử lý Trung bình
loại hóa
chất
0,5% MKP + 0,15%
Bloom plus (A)
Paclobutrazol 0,1% +
0,25% MKP +
0,25% Bloom plus (B)
1 Ure 7,5% 116,73 115,53 116,13
2 Ure 10% 117,97 116,80 117,38
3 Ca(NO3))2 2% 116,30 117,33 116,82
4 Ca(NO3))2 3% 117,20 116,83 117,02
5 Fofer-x 0,15% 116,93 116,17 116,55
6 Fofer-x 0,2% 116,60 116,73 116,67
7 Fofer-x 0,2,5% 115,80 115,97 115,88
Trung bình công thức xử lý 116,79 116,48
CV(%) 7,14
LSD.05(Công thức xử lý) 2,38
LSD.05(loại hóa chất) 3,95
LSD.05(Công thức xử lý × loại hóa chất) 5,59
Hàm lượng acid arcorbic trong trái (bảng
7) của các nghiệm thức trong thí nghiệm tương
đương nhau trong khoảng (115,53- 117,97
mg/100 ml).
Như vậy, phun Fofer-x 0,15% kết hợp với
công thức B cây có năng suất cao nhất, các công
thức, hóa chất xử lí ra hoa trong thí nghiệm
không ảnh hưởng đến chất lượng của trái
chanh.
IV. KẾT LUẬN
Phun Ca(NO3))2 2 (%) cây có số lá rụng
ít nhất, ngược lại phun Fofer-x 0,25% cây có số
lá rụng nhiều nhất và có tỷ lệ (%) cành cành ra
hoa cao nhưng có tỷ lệ đậu trái thấp.
Phun Fofer-x 0,15% kết hợp với công
thức xử lý Paclobutrazol 0,1% + 0,25% MKP+
0,25% Bloom Plus cây có tỷ lệ lá rụng thấp,
nhưng có tỷ lệ cành ra hoa cao, số hoa/cành
nhiều, năng suất của cây cao.
Các nghiệm thức xử lí ra hoa không ảnh
hưởng đến chất lượng của trái chanh.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu chân thành cám ơn Sở
Khoa học & Công nghệ tỉnh Long An đã cấp
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1002
kinh phí thực hiện thí nghiệm này. Cám ơn ông
Đỗ Quang Mạnh, ấp 6 xã Thanh Hoà huyện
Bến Lức tỉnh Long An đã tạo điều kiện thuận
lợi thực hiện thí nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kwanchai A. Gomez and Arturo A.
Gomez,1984. Statistical procedures for
agricultural research. AWiley-Interscience
Publication John Wiley & Sons. 654 P
2. Trần Văn Hâu & Nguyễn Việt Khởi, 2005.
Hiệu quả của Paclobuttrazol và Thioure
trên sự ra hoa mùa nghịch bưởi Năm Roi tại
Tam Bình Vĩnh Long. Hội nghị chuyên đề
“cây có múi, xoài, khóm” Cải thiện kỹ thuật,
năng suất, chất lượng và chế biến bảo quản
tại Trường Đại học Cần Thơ ngày 1/3/2005.
3. Trần Văn Hâu, Trần Minh Vương và Đỗ Thái
Nguyên, 2012. Ảnh hưởng của nồng độ
Paclobutrazol và thời kỳ phun Thiourea để
kích thích trổ hoa vụ nghịch cây chanh tàu
(Citrus limonia L.) tại quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nông nghiệp &
PTNT, số 22/2013
4. Trần Sỹ Hiếu, Võ Văn Beo, Trần Võ Minh
Sang, Trần Văn Hâu, 2012. Điều tra kỹ thuật
xử lý ra hoa và hiện tượng chết cây chanh
tàu tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp và
Huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Diễn đàn
khuyến Nông @ Nông nghiệp chuyên đề
“Phát triển cây có múi bền vững” tại Tiền
Giang ngày 16/6/2012.
ABSTRACT
The effect of chemical subtances to induce flowering of “limca” seedless lemon in off-season
The study mentioned how is the effect of chemical subtances to induce flowering in off-season
of “Limca” seedless lemon in Long An province. The experiment was carried out in randomized
completel block design with two factors. A factor was (0.5% MKP + 0.15% Bloom plus) and
(Paclobutrazol 0,1% + 0,25% MKP + 0,25% Bloom plus). B factor was seven concentrations of
Ca(NO3)2 2%, Ca(NO3))2 3%, Urea 7.5%, Urea 10%, Fofer-x 1.5%, Fofer-x 2% and Fofer-x 2.5%. The
result showed that application of Paclobutrazol 0.1% + 0.25% MKP + 0.25% Bloom plus increased
number of flower-shoot and Fofer-x 0.15% combied to Paclobutrazol 0,1% + 0,25% MKP+ 0,25%
Bloom Plus obtained the highest number of flower-shoot, number of flower per shoot, percentage of
fruit set and fruit yield of “Limca” seedless lemon.
Keywords: “Limca” seedless lemon; off-season flowering; Paclobutrazol.
Người phản biện: TS. Trịnh Xuân Hoạt
Cành chanh được ra hoa sau khi
phun Fofer-x 0,15%
Lá của cành chanh rụng
nhiều khi phun Fofer-x 0,25%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_194_1672_2130512.pdf