Tài liệu Ảnh hưởng của các dạng thức ăn tới sức sản xuất và chất lượng thịt của lợn thương phẩm: KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015 15
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG THỨC ĂN TỚI SỨC SẢN XUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA LỢN THƯƠNG PHẨM
Lã Văn Kính1*, Phạm Ngọc Thảo1,
Vương Nam Trung1 và Đoàn Vĩnh1
Ngày nhận bài báo: 25/08/2015 - Ngày nhận bài phản biện: 03/09/2015
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 09/09/2015
TÓM TẮT
Tiến hành thí nghiệm trên lợn lai nuôi thịt giống ngoại Duroc(Yorkshire x Landrace) để xác định
ảnh hưởng của các dạng thức ăn khác nhau tới sức sản xuất và phẩm chất thịt lợn. Thí nghiệm được bố
trí ngẫu nhiên trên 306 lợn 60 ngày tuổi vào 3 nghiệm thức (NT), 3 ô/NT, 34 lợn/ô (17 đực thiến; 17 cái)
(NT1: cho ăn thức ăn dạng bột; NT2: cho ăn thức ăn dạng viên; NT3: cho ăn thức ăn dạng lỏng với tỷ lệ
thức ăn: nước = 1:3). Lợn ở các nghiệm thức thỏa mãn tính đồng đều về khối lượng ban đầu, giới tính và
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả thí nghiệm cho thấy Sử dụng thức ăn dạng viên và dạng lỏng so
với thức ăn dạng bột đã tăng 5,...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các dạng thức ăn tới sức sản xuất và chất lượng thịt của lợn thương phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015 15
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG THỨC ĂN TỚI SỨC SẢN XUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA LỢN THƯƠNG PHẨM
Lã Văn Kính1*, Phạm Ngọc Thảo1,
Vương Nam Trung1 và Đoàn Vĩnh1
Ngày nhận bài báo: 25/08/2015 - Ngày nhận bài phản biện: 03/09/2015
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 09/09/2015
TÓM TẮT
Tiến hành thí nghiệm trên lợn lai nuôi thịt giống ngoại Duroc(Yorkshire x Landrace) để xác định
ảnh hưởng của các dạng thức ăn khác nhau tới sức sản xuất và phẩm chất thịt lợn. Thí nghiệm được bố
trí ngẫu nhiên trên 306 lợn 60 ngày tuổi vào 3 nghiệm thức (NT), 3 ô/NT, 34 lợn/ô (17 đực thiến; 17 cái)
(NT1: cho ăn thức ăn dạng bột; NT2: cho ăn thức ăn dạng viên; NT3: cho ăn thức ăn dạng lỏng với tỷ lệ
thức ăn: nước = 1:3). Lợn ở các nghiệm thức thỏa mãn tính đồng đều về khối lượng ban đầu, giới tính và
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả thí nghiệm cho thấy Sử dụng thức ăn dạng viên và dạng lỏng so
với thức ăn dạng bột đã tăng 5,12% và 3,92% TKL; tăng 1,62% và 2,16% lượng thức ăn ăn vào; cải thiện
2,95% và 2,19% hiệu quả sử dụng thức ăn. Không có sự khác biệt về kết quả của lợn khi ăn khẩu phần
dạng viên và dạng lỏng. Tỷ lệ nuôi sống, chất lượng thịt không bị ảnh hưởng bởi các dạng thức ăn khác
nhau. Việc cho ăn thức ăn dạng lỏng và dạng viên đã mang lại lợi ích kinh tế tốt, tiết kiệm được 2,4-2,1%
tiền so với thức ăn dạng bột.
Từ khóa: Thức ăn, dạng bột, dạng viên, dạng lỏng, sức sản xuất, chất lượng thịt
ABSTRACT
Effect of different type of feed on pig performance and meat quality
La Van Kinh, Pham Ngoc Thao, Vuong Nam Trung and Doan Vinh
One experiment on growing-finishing pigs was conducted to determine the effects of different
types of feed on pig performance and meat quality. A total of 306 crossbred Duroc (Yorkshire x
Landrace) pigs at 60 day old were selected and divided into 3 treatments (Tr), 3 pens per treatment and
34 pigs (17 castrated males, 17 females) per pen by completely randomized design (Tr1: feed as mash
form, Tr2: feed as pellet form, Tr3: feed as liquid form diluted by ratio between feed and water = 1:3).
Pigs in the treatments were iso-initial weight, iso-sex and were raised in the same condition.
Experimental results show that use of feed in pellet and liquid form has improved 3.74%, 2.97% body
weight, 5.12%, 3.92% average daily gain and 2.95%, 2.19% feed conversion ratio in comparision to those
of feed in mash form. No significant differences from pig performance between pellet and liquid form.
Survival rate and quality of meat was not affected by feeding pig with different types of feed. Feeding
pig in liquid and pellet form resulted better economic figure, saved 2.4-2.1% feed cost in comparision of
feed in mash form.
Keywords: feed, liquid feed, mash form, pellet form, pig performance, meat quality.
1 Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi.
* Tác giả để liên hệ: PGS.TS. Lã Văn Kính, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Kiêm Giám đốc Phân viện Chăn
nuôi Nam Bộ. Địa chỉ: KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương; Điện thoại: 0913916201; Email:
kinh.lavan@iasvn.vn
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
16 KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ba dạng thức ăn được sử dụng phổ
biến trong chăn nuôi lợn công nghiệp là
thức ăn dạng bột (mash form); thức ăn
viên (pellet form) và thức ăn lỏng (liquid
form) với những ưu thế khác nhau. Nhiều
công trình nghiên cứu đã chứng minh lợn
giai đoạn vỗ béo sử dụng thức ăn viên và
thức ăn lỏng đã tăng lượng dinh dưỡng
tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn 5-8%
so với thức ăn bột. Một ưu thế khác của
thức ăn ép viên là có thể sử dụng bột ngũ
cốc nghiền với kích thước nhỏ hơn và sử
dụng tỷ lệ cao hơn các thức ăn thay thế mà
vẫn duy trì được tốc độ di chuyển thức ăn
trong đường ruột (Wondra và ctv, 1992;
Van Schoubroek và ctv, 1971; Stark và ctv,
1993). Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên
cứu cho thấy ảnh hưởng của thức ăn viên
tới sức sản xuất và khả năng tiêu hóa các
chất dinh dưỡng là chưa rõ rệt (Baird,
1973; Skoch và ctv, 1983).
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn
viên tới chất lượng thịt lợn cũng có những
khuyến cáo trái chiều. Braude và Rowell
(1966) cho rằng lợn ăn thức ăn viên có xu
hướng tăng tỷ lệ mỡ trong thân thịt và
giảm diện tích cơ thăn so với thức ăn bột.
Trong khi đó, Baird (1973) lại cho rằng
không có khác biệt đáng kể về chất lượng
thịt khi cho lợn ăn thức ăn ở dạng ép viên
và bột. Tương tự, khi so sánh hiệu quả của
thức ăn lỏng không lên men và thức ăn
bột, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sử
dụng thức ăn lỏng sẽ cải thiện TKL, rút
ngắn thời gian nuôi vỗ béo và cải thiện
hiệu quả sử dụng thức ăn (Jensen và
Mikkelsen, 1998; Lawlor và ctv, 2002;
Canibe và Jensen, 2003). Tuy nhiên,
Murphy (2002) không cho thấy sự khác
biệt rõ rệt về sức sản xuất và chất lượng
thịt khi cho lợn ăn 2 dạng thức ăn khác
nhau. Một số tác giả cho rằng, tỷ lệ “thức
ăn:nước” là rất quan trọng tới việc cải
thiện sức sản xuất của lợn. Ở tỷ lệ “thức
ăn:nước” là 1:1,15-1:1,25 sẽ không cải
thiện sức sản xuất; ở tỷ lệ 1:3-1:3,5 sẽ cải
thiện đáng kể nhưng ở tỷ lệ 1:6 sẽ làm
giảm nghiêm trọng thức ăn ăn vào và
TKL lợn (Gill và ctv, 1987; Barber và ctv,
1991a,b). Ở trong nước, chưa có nghiên
cứu nào so sánh hiệu quả sử dụng của các
dạng thức ăn này tới sức sản xuất và
phẩm chất thịt lợn.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Lợn thịt thương phẩm 3 giống (Duroc
x Yorkshire x Landrace) 60 ngày tuổi.
- Nguyên liệu thức ăn: ngô, tấm, cám
gạo, khô đỗ tương, bột đá, axít amin tổng
hợp.
2.2. Thiết kế thí nghiệm
Lợn thí nghiệm được phân phối vào 3
nghiệm thức (NT) theo phương pháp ngẫu
nhiên hoàn toàn. Mỗi nghiệm thức gồm 3
lần lặp lại, với 34 con/lần lặp lại (17 đực
thiến và 17 lợn cái). Tổng số lợn thí nghiệm
là 306 con (3 x 3 x 34); Lợn ở các nghiệm
thức thỏa mãn đồng đều về khối lượng
(KL) ban đầu, giới tính và chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng. Sơ đồ như sau:
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thông số Đơn vị tính NT1 NT2 NT3
Yếu tố thí nghiệm -
Sử dụng thức ăn
dạng bột
Sử dụng thức ăn
dạng viên
Sử dụng thức ăn
dạng lỏng
Thời gian thí nghiệm tuần 16 16 16
Số lần lặp lại lần 3 3 3
Số lợn mỗi lần lặp lại con 34 34 34
Tổng số lợn thí nghiệm con 102 102 102
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015 17
Giá trị dinh dưỡng các khẩu phần thí
nghiệm là như nhau giữa các nghiệm thức
và đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng theo
NRC (2012) ở các giai đoạn sinh trưởng.
Lợn trong các nghiệm thức 1 và 2 được cho
ăn tự do dạng khô. Ở nghiệm thức 3, thức
ăn bột được trộn khuấy đều với nước trong
xô theo tỷ lệ 1:3 (thức ăn:nước) ngay trước
khi cho ăn, cho ăn 4 lần/ngày trong máng
dài (sáng, trưa, chiều và tối). Thức ăn cho
ăn và thức ăn dư thừa được ghi nhận hàng
ngày. Lợn được uống nước tự do ở tất cả
các nghiệm thức. Cuối đợt thí nghiệm chọn
02 lợn/NT (1 đực, 1 cái) để mổ khảo sát
đánh giá chất lượng thịt.
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
Khối lượng lợn bắt đầu và kết thúc thí
nghiệm, giai đoạn vỗ béo (sau16 tuần thí
nghiệm). Lượng thức ăn tiêu thụ, tiêu tốn
thức ăn, số lợn chết và loại thải và chỉ tiêu
chất lượng thịt.
2.4. Xử lý số liệu
Các dữ liệu thu được sẽ được xử lý
thống kê theo phương pháp phân tích
phương sai (ANOVA) bằng phần mềm
Minitab 16.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 1: Khối lượng và tăng trọng tuyệt đối của lợn thí nghiệm
Chỉ tiêu NT1 (bột) NT2 (viên) NT3 (lỏng) SEM P
Khối lượng
(kg/con)
Đầu thí nghiệm 21,20 20,99 21,09 0,479 0,861
Kết thúc giai đoạn sinh trưởng 54,03b 55,83a 55,60a 0,511 0,010
Kết thúc giai đoạn vỗ béo 95,44b 99,01a 98,28a 0,741 0,002
Tăng khối lượng
tuyệt đối
(g/con/ngày)
Giai đoạn sinh trưởng 586b 622a 616a 5,63 0,001
Giai đoạn vỗ béo 739b 771a 762a 6,22 0,002
Trung bình toàn kỳ (0-16 tuần) 663b 697a 689a 5,39 0,001
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng hàng mang chữ cái khác nhau, sai khác ở mức P<0,05.
Sử dụng các dạng thức ăn khác nhau
đã ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng
của lợn thí nghiệm ở các giai đoạn sinh
trưởng (P<0,05) (Bảng 1). Kết thúc giai
đoạn sinh trưởng (8 tuần thí nghiệm) KL
bình quân và TKL tuyệt đối của lợn thí
nghiệm giữa các nghiệm thức có sự sai
khác có ý nghĩa. Khối lượng đạt cao nhất ở
nhóm lợn được ăn thức ăn dạng viên (55,83
kg/con) và thức ăn dạng lỏng (55,60
kg/con), thấp nhất ở lợn ăn thức ăn dạng
bột (54,03 kg/con). TKL tuyệt đối của lợn
ăn thức ăn dạng viên và dạng lỏng cao hơn
(5,1-6,1%) có ý nghĩa so với dạng bột (622
và 616 g/con/ngày so với 586 g/con/ngày).
Tương tự, ở giai đoạn vỗ béo, KL, TKL của
những nhóm lợn được ăn thức ăn dưới
dạng viên và dạng lỏng cũng cải thiện rõ
rệt so với những lợn ăn thức ăn dạng bột
(99,01; 98,28 kg/con so với 95,44 kg/con và
771; 762 g/con/ngày so với 739 g/con/ngày
tức là cao hơn 3,1-4,3%). Tính chung cho cả
giai đoạn thí nghiệm, sử dụng thức ăn
dạng viên và dạng lỏng đã cải thiện 5,12%
và 3,92% TKL so với nhóm lợn ăn thức ăn
dạng bột (tương ứng 697; 689 so với 663
g/con/ngày). Tuy nhiên, không có sự khác
biệt đáng kể về TKL lợn giữa dạng thức ăn
viên và thức ăn lỏng ở các giai đoạn sinh
trưởng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với nghiên cứu của Potter và ctv
(2009) khi sử dụng thức ăn dạng viên đã
làm tăng 6,25% TKL của lợn thí nghiệm so
với sử dụng thức ăn dạng bột. Một nghiên
cứu khác của Myers và ctv (2014) cho thấy
sử dụng thức ăn dạng viên có xu hướng cải
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
18 KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015
thiện TKL so với sử dụng thức ăn dạng bột,
tuy nhiên sự chênh lệch này là không có ý
nghĩa về thống kê. Hurst và ctv (2008) sử
dụng thức ăn dạng lỏng với tỷ lệ 1:3 (1 kg
thức ăn : 3 lít nước) cho lợn thịt đã cải thiện
15,88% TKL tuyệt đối so với sử dụng thức
ăn khô. Trong nước, Nguyễn Ngọc Phục và
ctv (2011) cho thấy sử dụng thức ăn lỏng có
tác động tích cực đến sinh trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn ở lợn sau cai sữa cũng
như vỗ béo. Ở lợn con sau cai sữa, sử dụng
thức ăn lỏng đã cải thiện 5,54% TKL, còn ở
lợn vỗ béo, sử dụng thức ăn lỏng đã cải
thiện 1,88% TKL so với thức ăn khô.
Nghiên cứu của Myers và ctv (2014) cho
thấy xu hướng cải thiện khả năng TKL của
thức ăn viên so với sử dụng thức ăn dạng
lỏng không rõ rệt.
Bảng 2: Ảnh hưởng của các dạng thức ăn đến lượng thức ăn thu nhận, tiêu tốn thức ăn và chi phí
tiền thức ăn /kg tăng khối lượng
Chỉ tiêu
NT1
(bột)
NT2
(viên)
NT3
(lỏng)
SEM P
Thu nhận thức ăn hàng
ngày của lợn thí nghiệm
(kg/con/ngày)
Giai đoạn sinh trưởng 1,51 1,54 1,54 0,012 0,06
Giai đoạn vỗ béo 2,18b 2,24a 2,22a 0,009 0,001
Cả kỳ thí nghiệm 1,85b 1,89a 1,88a 0,009 0,003
Tiêu tốn thức ăn của lợn
thí nghiệm (kg thức
ăn/kg TKL)
Giai đoạn sinh trưởng 2,58b 2,48a 2,50a 0,020 0,002
Giai đoạn vỗ béo 2,97b 2,91a 2.91a 0,020 0,019
Cả kỳ thí nghiệm 2,79b 2,71a 2,73a 0,018 0,003
Chi phí tiền thức ăn
(1000 đ/kg TKL)
Giai đoạn sinh trưởng 21.741b 21.053a 21.014a 172 0,003
Giai đoạn vỗ béo 23.982b 23.665ab 23.549a 170 0,048
Cả kỳ thí nghiệm 22.991b 22.481a 22.433a 145 0,006
Ở giai đoạn sinh trưởng (0-8 tuần thí
nghiệm), các dạng thức ăn khác nhau chưa
có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng ăn vào
của lợn thí nghiệm (P>0,05). Tuy nhiên, có
xu hướng những lợn ăn thức ăn dạng viên
và dạng lỏng có lượng thức ăn ăn vào cao
hơn so với lợn ăn thức ăn dạng bột (tương
ứng 1,54; 1,54 và 1,51 kg/con). Trong khi
đó, ở giai đoạn vỗ béo (9-16 tuần thí
nghiệm), lợn ăn thức ăn viên nhiều hơn
thức ăn bột là 2,8% còn thức ăn lỏng nhiều
hơn thức ăn bột 1,8% và sự sai biệt này có
ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sự sai biệt về
lượng thức ăn ở giai đoạn này đã dẫn đến
sai biệt về lượng thức ăn cho cả kỳ thí
nghiệm. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg TKL
của lợn ăn khẩu phần thức ăn dạng viên và
dạng lỏng cũng thấp hơn rõ rệt so với lợn
ăn khẩu phần thức ăn dạng bột (P<0,05).
Chỉ số này thấp nhất ở nhóm lợn ăn thức
ăn viên, kế tiếp là nhóm lợn ăn thức ăn
lỏng và cao nhất ở những lợn ăn thức ăn
bột (tương ứng 2,91; 2,91 so với 2,97 kg
thức ăn /kg TKL và 2,71; 2,73 so với 2,79 kg
thức ăn/kg TKL tính cho giai đoạn vỗ béo
và cả kỳ thí nghiệm). Nếu tính hiệu quả sử
dụng thức ăn của lợn ở nghiệm thức sử
dụng thức ăn bột làm 100% thì hiệu quả sử
dụng thức ăn của các nhóm lợn ăn khẩu
phần thức ăn viên và lỏng đã cải thiện
tương ứng 2,06% ở giai đoạn sinh trưởng;
2,95% và 2,19% ở cả giai đoạn thí nghiệm.
Nghiên cứu của Potter và ctv, (2009) cho
thấy lợn thịt sử dụng thức ăn dạng viên có
xu hướng cải thiện lượng thức ăn thu nhận
hàng ngày so với thức ăn bột mặc dù chưa
có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, hiệu quả
sử dụng thức ăn đã cải thiện đáng kể ở
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015 19
mức 5,30% so với khẩu phần sử dụng thức
ăn bột. Trong khi đó nghiên cứu của
Lawlor và ctv (2002) chỉ ra là không có ảnh
hưởng của dạng thức ăn lỏng và thức ăn
viên đến các chỉ tiêu này trên lợn sinh
trưởng. Trong nước, nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Phục và ctv (2011) cho thấy
lợn thịt sử dụng thức ăn lỏng đã làm tăng
rõ rệt lượng thức ăn ăn vào (10,1%) và cải
thiện 5,05% tiêu tốn thức ăn so với nhóm
lợn ăn khẩu phần thức ăn bột. Chi phí tiền
thức ăn cho 1 kg TKL được cải thiện rõ rệt
ở các giai đoạn sinh trưởng (P<0,05). Nếu
tính chung cho kỳ thí nghiệm, chi phí tiền
thức ăn/kg TKL thấp nhất ở nhóm lợn
được ăn thức ăn lỏng (22.433đ), kế tiếp là
những lợn ăn khẩu phần thức ăn viên
(22.481đ) và cao nhất ở lợn ăn khẩu phần
thức ăn bột (22.991đ), tức là thức ăn lỏng
và thức ăn viên tiết kiệm được 2,4-2,1%.
Giá thành sản xuất 1 kg thức ăn viên cao
hơn 150 đ/kg so với thức ăn lỏng (chi phí
ép viên) là nguyên nhân vì sao TKL và tiêu
tốn thức ăn của lợn ở nghiệm thức sử dụng
thức ăn viên có xu hướng cải thiện so với
thức ăn lỏng nhưng giá thành sản phẩm lại
có xu hướng cao hơn. Sử dụng các dạng
thức ăn khác nhau không có sự ảnh hưởng
đến tỷ lệ nuôi sống giữa các nhóm lợn thí
nghiệm (P>0,05) (Bảng 3). Ở các lô thí
nghiệm đều có tỷ lệ nuôi sống cao ở các
giai đoạn sinh trưởng (99,02-100).
Bảng 3: Tỷ lệ nuôi sống ở lợn thí nghiệm (%)
Chỉ tiêu NT 1 (bột) NT 2 (viên) NT 3 (lỏng) P SEM
Giai đoạn sinh trưởng 100 99,02 100 0,422 0,98
Giai đoạn vỗ béo 100 100 100 - -
Cả kỳ thí nghiệm 100 99,02 100 0,422 0,98
Mức độ ảnh hưởng của các dạng thức
ăn đến chất lượng thịt lợn được thể hiện
ở bảng 4. Các chỉ tiêu về chất lượng thân
thịt tuy có sự chênh lệch, nhưng các sai
khác này là không có ý nghĩa về thống kê
(P>0,05). Tỷ lệ móc hàm và thịt xẻ có xu
hướng giảm khi sử dụng thức ăn dạng
lỏng so với thức ăn bột và thức ăn viên
(tương ứng 80,13% so với 80,93% và
81,16%; 71,84% so với 72,76% và 72,18%).
Trong khi đó, tỷ lệ nạc có xu hướng giảm
ở lợn ăn thức ăn dạng viên (57,08% so với
57,97% và 57,20%). Ở những lợn ăn thức
ăn dạng lỏng có xu hướng giảm diện tích
cơ thăn và tăng độ dày mỡ lưng so với
thức ăn dạng viên và bột (tương ứng 50,03
cm2 và 10,33%). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu
của của Potter và ctv (2009); Myers và ctv
(2014) là ảnh hưởng của các dạng thức ăn
lên chất lượng lợn thịt chưa rõ rệt.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu chất lượng thịt lợn
Chỉ tiêu NT1 (bột) NT2 (viên) NT3 (lỏng) P SEM
Khối lượng giết mổ (kg) 97,30 97,58 97,72 0,625 0,748
Tỷ lệ móc hàm (%) 80,93 81,16 80,13 0,516 0,862
Tỷ lệ thịt xẻ (%) 72,76 72,18 71,84 0,522 0,394
Tỷ lệ nạc (%) 57,97 57,08 57,20 0,736 1,543
Diện tích cơ thăn (cm²) 50,73 50,91 50,03 0,155 0,745
Độ dày mỡ lưng (mm) 9,83 10,17 10,33 0,454 0,683
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
20 KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015
4. KẾT LUẬN
Sử dụng thức ăn dạng viên và dạng
lỏng so với thức ăn dạng bột đã tăng 5,12%
và 3,92% TKL bình quân hàng ngày; tăng
1,62% và 2,16% lượng thức ăn ăn vào; cải
thiện 2,95% và 2,19% hiệu quả sử dụng
thức ăn. Không có sự khác biệt về kết quả
sản xuất của lợn khi ăn khẩu phần dạng
viên và dạng lỏng. Tỷ lệ nuôi sống, chất
lượng thịt không bị ảnh hưởng bởi các
dạng thức ăn khác nhau. Việc cho ăn thức
ăn dạng lỏng và dạng viên đã mang lại lợi
ích kinh tế tốt, tiết kiệm được 2,4-2,1% tiền
so với thức ăn dạng bột.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baird D.M. (1973), Influence of pelleting swine diets
on metabolizable energy, growth and carcass
characteristics. J. Anim. Sci., 36: 516.
2. Barber J., Brooks P.H. and Carpenter J.L. (1991a), The
effects of water to food ratio on the digestibility,
digestible energy and nitrogen retention of a grower
ration. Animal Production, 52: 601.
3. Barber J., Brooks P.H. and Carpenter J.L. (1991b), The
effect of four levels of food on the water intake and
water to food ratio of growing pigs. Animal
Production, 52: 602.
4. Braude R. and Rowell J.G. (1966), Comparison of meal
and pellets for growing pigs fed either in throughs or
off the floor. J. Agr. Sci., 67: 53.
5. Canibe N. and Jensen B.B. (2003), Fermented and non-
fermented liquid feed to growing pigs: effect on
aspects of gastrointestinal ecology and growth
performance. Journal Animal Science, 81: 2019-2031.
6. Gill B.P., Brooks P.H. and Carpenter J.L. (1987),
Voluntary water use by growing pigs offered liquid
foods of differing water-to-meal ratios. In Pig housing
and the environment (ed. AT Smith and TLJ
Lawrence), pp. 1-2. British society of Animal
production, Edinburgh, UK. Occasional Publication
No. 11.
7. Hurst D., Clarke L. and Lean I.J. (2008), Effect of
liquid feeding at different water-to-feed ratios on the
growth performance of growing-finishing pigs.
Animal, 2: 1297-1302.
8. Jensen B.B. and Mikkelsen L.L. (1998), Feeding liquid
diets to pigs. In recent advances in animal nutrition,
1998 (ed. P.C. Garnsworthy and J. Wiserman), Chapter
7, pp. 107-123. Nottingham University Press.
9. Lawlor P.G., Lynch P.B., Gardiner G.E., Caffrey P.J.
and J.V. O’Doherty (2002), Effect of liquid feeding
weaned pigs on growth performance to harvest. J.
Anim Sci., 80: 1725-1735.
10. Murphy J. (2002), Liquid diets improve performance
of weaned pigs. Ontario Ministry of Agriculture, Food
and Rural Affairs.
english/livestock/swine/facts/impperf.htm
11. Myers A.J., Bergstrom J.R., Tokach M.D., Dritz S.S.
and Nelssen J.L. (2014), The effects of diet form and
feeder design on the growth performance of finishing
pigs. Journal of Animal Science, 91(7): 3420-28.
12. Nguyễn Ngọc Phục, Nguyễn Quế Côi, Phan Xuân
Hảo, Nguyễn Hữu Xa, Lê Văn Sáng, Nguyễn Thị
Bình và Trần Thị Huyền (2011), Ảnh hưởng của dạng
thức ăn (lỏng và khô) và kiểu chuồng (kín và hở) đến
tốc độ sinh trưởng của lợn thịt. Tạp chí Khoa học Công
nghệ Chăn nuôi, 33: 69-79.
13. NRC-National Research Council (2012), Nutrient
Requirements of Swine, 11 th ed, National Acadamy
Press. Washington. DC.
14. Potter M.L., Dritz S.S., Tokach M.D., DeRoucheyJ.M.,
Goodband R.D. and J.L. Nelssen (2009), Effects of
meal or pellet diet form on finishing pig performance
and carcass characteristics. Kansas State University
Swine Day 2009. Report of Progress, 1020: 245-251.
15. Skoch S.F., Binder C.W., Deyoe G.L., Allee and
Beknke K.C. (1983), Effects of pelleting conditions on
performance of pigs fed a com-soybean meal diet. J.
Anim. Sci., 57: 922.
16. Stark C.R., Behnke K.C., Hancook J.D. and Hines
R.H. (1993), Pellet quality affects growth performance
of nursery and finishing pigs. Swine Day 1993 Report
of Progess No.695. AES. Kansas State University,
Manhattan.
17. Van Schoubroek F.L., Coucke and Van Spaendonck
R. (1971), The quantitative effect of pelleting feed on
the performance of piglets and fattening pigs. Abstr.
Rev., 41: 1.
18. Wondra R.A., McCoy J.D., Hancock K.C., Behnke R.
H., Hines C.H., Fahrenholz and Kenndey A. (1992),
Effect of diet form on growth performance and
stomach lesions in finishing pigs. J Anim. Sci., 70: 239
(Abstr).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_23_0942_2134321.pdf