Ảnh hưởng của các dạng phân kali khác nhau đến năng suất và phẩm chất đậu tương đt22 trồng trên đất phù sa sông Hồng

Tài liệu Ảnh hưởng của các dạng phân kali khác nhau đến năng suất và phẩm chất đậu tương đt22 trồng trên đất phù sa sông Hồng: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2016-0012 Natural Sci. 2016, Vol. 61, No. 4, pp. 73-78 This paper is available online at Ngày nhận bài: 12/1/2016. Ngày nhận Ďăng: 7/3/2016. Tác giả liên lạc: Vũ Văn Hiển, Ďịa chỉ e-mail: hienvv@hnue.edu.vn 73 ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC DẠNG PHÂN KALI KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU TƢƠNG ĐT22 TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA SÔNG HỒNG Vũ Văn Hiển1 và Nguyễn Thị Thu Trang2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường Trung học phổ thông Việt Đức, Hà Nội Tóm tắt: Thí nghiệm Ďƣợc bố trí trên Ďất phù sa sông Hồng Ďể tìm hiểu ảnh hƣởng của KCl, K2SO4, KNO3 bón với liều lƣợng 60 kg K2O/ ha Ďến năng suất và phẩm chất của Ďậu tƣợng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân kali có tác Ďộng làm tăng số quả trên cây, tỉ lệ quả chắc và khối lƣợng hạt. Trong ba loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm, KCl làm tăng năng suất hạt mạnh nhất, tăng 53,9% so với Nền. KNO3 và K2SO4 làm tăng năng suất hạt tƣơng ứng là 33,9% và 2...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các dạng phân kali khác nhau đến năng suất và phẩm chất đậu tương đt22 trồng trên đất phù sa sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2016-0012 Natural Sci. 2016, Vol. 61, No. 4, pp. 73-78 This paper is available online at Ngày nhận bài: 12/1/2016. Ngày nhận Ďăng: 7/3/2016. Tác giả liên lạc: Vũ Văn Hiển, Ďịa chỉ e-mail: hienvv@hnue.edu.vn 73 ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC DẠNG PHÂN KALI KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU TƢƠNG ĐT22 TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA SÔNG HỒNG Vũ Văn Hiển1 và Nguyễn Thị Thu Trang2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường Trung học phổ thông Việt Đức, Hà Nội Tóm tắt: Thí nghiệm Ďƣợc bố trí trên Ďất phù sa sông Hồng Ďể tìm hiểu ảnh hƣởng của KCl, K2SO4, KNO3 bón với liều lƣợng 60 kg K2O/ ha Ďến năng suất và phẩm chất của Ďậu tƣợng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân kali có tác Ďộng làm tăng số quả trên cây, tỉ lệ quả chắc và khối lƣợng hạt. Trong ba loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm, KCl làm tăng năng suất hạt mạnh nhất, tăng 53,9% so với Nền. KNO3 và K2SO4 làm tăng năng suất hạt tƣơng ứng là 33,9% và 23,1%. Bón KCl, hàm lƣợng protein trong hạt tăng 23,9%, lipit tăng 10,8% so với công thức nền. Tác Ďộng của KCl Ďến hàm lƣợng gluxit trong hạt chỉ tƣơng Ďƣơng với KNO3. Ảnh hƣởng của K2SO4 và KNO3 Ďến hàm lƣợng protein trong hạt là nhƣ nhau. Bón K2SO4, hàm lƣợng lipit trong hạt không tăng so với công thức nền. Dƣới tác Ďộng của phân kali, hàm lƣợng photpho trong hạt tăng 7,3 - 12,2% so với công thức nền. Sự khác nhau về tác Ďộng của KCl, K2SO4 và KNO3 Ďền sự tích lũy photpho trong hạt là không lớn. KCl có tác Ďộng mạnh nhất Ďến sự tích lũy kali trong hạt, làm tăng lƣợng kali trong hạt 30,0% so với công thức nền, sau Ďó là KNO3 (tăng 21,3% ) và cuối cùng là K2SO4 (tăng 13,3 % so với công thức nền). Dƣới tác Ďộng của KCl và KNO3, hàm lƣợng canxi trong hạt tăng tƣơng ứng là 61,5% và 53,8% so với công thức nền. Tác Ďộng của K2SO4 Ďến sự tích lũy canxi trong hạt yếu hơn so với KCl và KNO3. Từ khóa: Phân kali, năng suất, phẩm chất, Ďậu tƣơng. 1. Mở đầu Kali là một trong số các nguyên tố cần thiết trong dinh dƣỡng khoáng của thực vật. Mặc dù không tham gia vào thành phần chất hữu cơ trong cây nhƣng kali thực hiện nhiều chức năng sinh lí, hóa sinh xúc tác các phản ứng diễn ra trong cây. Kali là một trong số các cation hoạt hóa enzim. Có tới 60 enzim Ďƣợc kali hoạt hóa ở mức Ďộ Ďặc thù khác nhau. Kali tham gia vận chuyển Ďiện tử tạo ATP, NADPH giúp quá trình Ďồng hóa CO2 tổng hợp polisacarit, protein, axít nucleic, lipit [1]. Thiếu kali có ảnh hƣởng không tốt Ďến quá trình tổng hợp và vận chuyển chất Ďồng hóa Ďƣợc từ lá Ďến hạt, do Ďó làm giảm năng suất của quang hợp. Kali trong Ďất là nguồn cung cấp kali cho cây. Đa phần kali trong Ďất ở dạng khó tiêu. Kali dễ tiêu chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Đất phù sa sông Hồng Ďƣợc Ďánh giá là loại Ďất tốt, có hàm lƣợng kali dễ tiêu khá cao [2]. Tuy nhiên, việc Ďƣa vào sản xuất những giống cây trồng mới, năng suất cao Ďã lấy Ďi từ Ďất nhiều chất dinh dƣỡng. Điều này Ďã dẫn Ďến tình trạng Ďất bị suy kiệt dinh dƣỡng nói chung và kali nói riêng [3]. Vì vậy, việc bón bổ sung kali cho cây trồng là việc làm cần thiết. Những năm gần Ďây Ďã có một số công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của phân kali Ďến năng suất và chất lƣợng nông sản Ďƣợc công bố [4-7]. Trong bài báo này chúng tôi trình bày ảnh hƣởng của các dạng phân kali khác nhau Ďến năng suất và chất lƣợng Ďậu tƣơng trồng trên Ďất phù sa sông Hồng. Vũ Văn Hiển và Nguyễn Thị Thu Trang 74 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu giống Ďậu tƣơng ĐT22 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu Ďỗ, Viện Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm chọn tạo. Giống ĐT 22 Ďƣợc công nhận chính thức năm 2006. Hóa chất sử dụng trong thí nghiệm là KCl, K2SO4 và KNO3. * Phương pháp nghiên cứu  Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm Ďƣợc tiến hành với các công thức sau Ďây (lƣợng phân bón cho 1 hecta): CT1: Nền = Phân hữu cơ 8 tấn + N30 + P60 kg/ha CT2: Nền + K 60 kg/ha, dƣới dạng KCl. CT3: Nền + K 60 kg/ha, dƣới dạng K2SO4. CT4: Nền + K 60 kg/ha, dƣới dạng KNO3. Phân Ďạm Ďƣợc bón dƣới dạng urê, phân lân Ďƣợc bón dƣới dạng supe lân. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân. Phân Ďạm và kali bón thúc khi làm cỏ xới xáo Ďợt 1, khi cây Ďƣợc 2,3 lá kép. Thí nghiệm Ďƣợc tiến hành ở vụ xuân năm 2013. Mật Ďộ gieo 35 cây/m2. Hàng cách hàng 40cm, hốc cách hốc 11 - 13 cm, gieo 2 hạt/hốc. Thí nghiệm Ďƣợc bố trí ở Vƣờn Thực nghiệm khoa Sinh học, trƣờng ĐHSP Hà Nội. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 4 m2. Các công thức thí nghiệm Ďƣợc lặp lại 4 lần.  Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định: - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: + Trƣớc khi thu hoạch, mỗi ô thí nghiệm thu 10 cây ngẫu nhiên Ďể Ďếm các chỉ tiêu: tổng số quả trên cây, tỉ lệ quả chắc (%), quả lép. + Xác Ďịnh khối lƣợng 1000 hạt (g): Số hạt thu Ďƣợc của mỗi công thức Ďể riêng, phơi khô Ďến khi Ďạt Ďộ ẩm 8 - 9%. Mỗi công thức lấy 4 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt. Mẫu hạt Ďƣợc cân trên cân kĩ thuật Ďiện tử với Ďộ chính xác 10-2 g. Mỗi mẫu cân 2 lần. Khi chênh lệch giữa hai lần cân không quá 3% thì chấp nhận kết quả. Khối lƣợng 1000 hạt bằng tổng khối lƣợng của hai lần cân. + Năng suất (tạ/ha): Thu toàn bộ quả trong ô thí nghiệm, phơi khô, tách lấy hạt, cân và tính năng suất ra ha. - Các chỉ tiêu về chất lƣợng hạt: Các chỉ tiêu về chất lƣợng hạt Ďƣợc phân tích bằng những phƣơng pháp truyền thống và hiện Ďại Ďƣợc sử dụng rộng rãi trong các phòng phân tích Ďất, nƣớc và cây trồng ở trong và ngoài nƣớc [8]. + Hàm lƣợng prôtêin trong hạt Ďƣợc xác Ďịnh bằng phƣơng pháp Kjeldahl + Hàm lƣợng lipit Ďƣợc xác Ďịnh hat bằng phƣơng pháp Soxhlet. + Hàm lƣợng gluxit trong hạt Ďƣợc xác Ďịnh bằng phƣơng pháp dinitro- salicylic (DNS). + Hàm lƣợng photpho trong hạt Ďƣợc xác Ďịnh bằng phƣơng pháp so màu. + Kali và canxi trong hạt Ďƣợc xác Ďịnh bằng phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Số liệu thí nghiệm Ďƣợc xử lí theo phƣơng pháp thống kê toán học dùng cho những nghiên cứu nông nghiệp [9]. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Ảnh hƣởng của các dạng phân kali khác nhau đến số quả trên cây, tỉ lệ quả chắc, quả lép và khối lƣợng hạt Các chỉ tiêu: số quả trên cây, tỉ lệ quả chắc, quả lép và khối lƣợng hạt là những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp Ďến năng suất hạt. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các dạng phân kali khác nhau Ďến các chỉ tiêu này Ďƣợc trình bày trong Bảng 1. Ảnh hưởng của các dạng phân kali khác nhau đến năng suất và phẩm chất đậu tương ĐT22 trồng trên đất... 75 Bảng 1. Ảnh hưởng của các dạng phân kali khác nhau đến tổng số quả trên cây, tỉ lệ quả chắc, quả lép, khối lượng hạt Công thức Tổng số quả/cây Quả chắc Quả lép Khối lƣợng 1000 hạt Số quả % so với nền Số quả Tỉ lệ (%) Số quả Tỉ lệ (%) (g) % so với nền Nền 28,6d 100,0 22,8d 79,9 5,8a 20,1 157,1d 100,0 Nền + KCl 35,6a 124,5 31,0a 87,1 4,6d 12,9 174,3ab 110,9 Nền + K2SO4 30,8 c 107,7 25,4 c 82,5 5,4 b 17,5 167,3 c 106,5 Số liệu trong Bảng 1 cho thấy số quả trên cây dao Ďộng từ 28,6 Ďến 35,6 quả. Ở các công thức bón phân kali, số quả trên cây tăng 7,7 % - 24,5% so với số quả trên cây ở công thức Nền (không bón kali). Ở công thức bón KCl, số quả trên cây Ďạt giá trị cao nhất (35,6 quả), tiếp Ďến là công thức bón KNO3 (33,1 qủa). Ở công thức bón K2SO4 số quả trên cây chỉ Ďạt 30,8 quả. Tỉ lệ quả chắc biến Ďộng trong phạm vi từ 79,9% Ďến 87,1%. Tỉ lệ quả chắc Ďạt giá trị cao nhất ở công thức bón KCl (87,1%). Tỉ lệ quả chắc thấp nhất thu Ďƣợc ở công thức Nền (79,9%). Tỉ lệ quả chắc ở công thức bón KNO3 (84,9%) cao hơn tỉ lệ quả chắc ở công thức bón K2SO4 (82,5%). Ở các công thức bón phân kali tỉ lệ quả chắc cao hơn công thức Nền 2,6 – 7,2 Ďơn vị %. Số liệu Bảng 1 còn cho thấy tỉ lệ quả lép ở các công thức bón phân kali Ďều thấp hơn so với công thức nền.Tỉ lệ quả lép thấp nhất quan sát thấy ở công thức bón KCl (12,9%), tiếp Ďó là công thức bón KNO3 (15,1%) và công thức bón K2SO4 (17,5%). Ở công thức Nền, tỉ lệ quả lép Ďạt 20,1%. Khối lƣợng 1000 hạt dao Ďộng trong phạm vi từ 157,1g Ďến 174,3g. Ở các công thức bón phân kali, khối lƣợng 1000 hạt cao hơn so với công thức Nền 6,5% - 10,4 %. Trong ba loại phân bón thử nghiệm chúng tôi thấy KCl làm tăng khối lƣợng 1000 hạt 10,4% , KNO3 làm tăng khối lƣợng 1000 hạt 9,5% so với Nền. Qua xử lí thống kê chúng tôi thấy sự khác biệt về khối lƣợng 1000 hạt ở hai công thức này không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là tác Ďộng của KCl và KNO3 Ďến khối lƣợng hạt là tƣơng Ďƣơng nhau. Tác Ďộng của K2SO4 Ďến khối lƣợng hạt yếu hơn so với KCl và KNO3. Nhƣ vây, phân kali có tác Ďộng tích cực Ďến số quả trên cây, tỉ lệ quả chắc và khối lƣợng hạt. Trong ba loại phân bón thử nghiệm, KCl có tác Ďộng tích cực nhất Ďến các chỉ tiêu trên, tăng số quả trên cây 24,5%, tăng tỉ lệ quả chắc 7,2 Ďơn vị % và tăng khối lƣợng hạt 10,9% so với công thức nền. 2.2.2. Ảnh hƣởng của các dạng phân kali khác nhau đến năng suất hạt Năng suất cây trồng là mục tiêu quan trọng cần hƣớng tới trong quá trình trồng trọt. Năng suất cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giống, kĩ thuật trồng trọt, phân bón, Ďiều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các dạng phân kali khác nhau Ďến năng suất Ďậu tƣơng Ďƣợc trình bày trong Bảng 2. Bảng 2. Ảnh hưởng của các dạng phân kali khác nhau đến năng suất đậu tương Công thức Năng suất (tạ/ha) % so với Nền Nền 15,6d 100,0 Nền + KCl 23,9a 153,2 Nền + K2SO4 19,2 cb 123,1 Nền + KNO3 20,9 bc 133,9 LSD05 1,7 - Số liệu trong Bảng 2 cho thấy, ở công thức nền không bón phân kali năng suất hạt chỉ Ďạt 15,6 tạ /ha. Ở các công thức bón phân kali năng suất hạt dao Ďộng từ 19,2 tạ/ ha Ďến 23,9 tạ/ ha, tăng 23,1% - 53,2% so với nền. Năng suất hạt ở công thức bón KNO3 là 20,9 tạ/ha, ở công thức bón K2SO4 là 19,2 tạ/ha. Qua xử lí thống kê chúng tôi thấy mức chênh lệch về năng suất giữa hai công thức này (1,7 tạ/ha) không có ý nghĩa. Nói cách khác, tác Ďộng của K2SO4 và KNO3 Ďến năng suất hạt là nhƣ nhau. Tác Ďộng tích cực của phân kali Ďến năng suất hạt có thể giải thích là do kali có ảnh hƣởng tốt Ďến quá trình tổng hợp và vận chuyển sản phẩm Ďồng hóa Ďƣợc từ lá Ďến hạt. 2.2.3. Ảnh hƣởng của các dạng phân kali khác nhau đến hàm lƣợng protein, lipit và gluxit trong hạt Phẩm chất Ďậu tƣơng Ďƣợc Ďánh giá thông qua các chỉ tiêu về các chất dinh dƣỡng Ďa lƣợng, vi lƣợng và chất khoáng chứa trong hạt. Protein, lipit và gluxit là nhóm chất dinh dƣỡng Ďa lƣợng sinh năng lƣợng. Ngoài vai trò cung cấp năng lƣợng cho cơ thể, các chất dinh dƣỡng Ďa lƣợng sinh năng Vũ Văn Hiển và Nguyễn Thị Thu Trang 76 lƣợng còn tham gia vào cấu trúc cơ thể, tham gia vào các hoạt Ďộng hấp thu, chuyển hóa, miễn dịch Hàm lƣợng protein, lipit và lipit trong hạt Ďậu dƣới tác Ďộng của các dạng phân kali khác nhau Ďƣợc trình bày trong Bảng 3. Bảng 3. Ảnh hưởng của các dạng phân kali khác nhau đến hàm lượng protein, lipit và gluxit trong hạt Công thức Protein Lipit Gluxit % chất khô % so với nền % chất khô % so với nền % chất khô % so với nền Nền 29,9d 100,0 21,2dc 100,0 8,6d 100,0 Nền + KCl 38,3 a 127,9 23,5 a 110,8 10,0 ab 116,6 Nền + K2SO4 33,8 cb 112,9 21,5 cd 101,4 9,3 c 107,8 Nền + KNO3 34,9 bc 116,5 22,5 b 106,3 9,9 ba 115,1 LSD05 1,7 - 0,52 - 0,3 - Hàm lƣợng protein trong hạt dao Ďộng từ 29,4% - 38,3% chất khô. Ở các công thức bón phân kali hàm lƣợng protein trong hạt cao hơn 12,9 - 27,9% so với nền. Hàm lƣợng protein trong hạt cao nhất thu Ďƣợc ở công thức bón KCl (38,3% chất khô). Hàm lƣợng protein trong hạt ở công thức bón KNO3 là 34,9% và ở công thức bón K2SO4 là 33,8%. Tuy nhiên, qua xử lí thống kê chúng tôi thấy hàm lƣợng protein trong hạt ở hai công thức này là tƣơng Ďƣơng nhau. Hàm lƣợng lipit trong hạt biến Ďộng trong phạm vi 21,2% Ďến 23,5% chất khô. Ở công thức bón KCl và KNO3 hàm lƣợng lipit trong hạt là 23,5% và 22,5% chất khô, tăng 10,8% và tƣơng ứng là 6,5% so với công thức nền. Ở công thức bón K2SO4 hàm lƣợng lipit trong hạt chỉ tƣơng Ďƣơng với hàm lƣợng lipit trong hạt ở công Nền (21,5% chất khô). Nhƣ vậy, chỉ có KCl và KNO3 có tác Ďộng tích cực Ďến hàm lƣợng lipit trong hạt. Trong hai loại phân bón này thì KCl có tác Ďộng mạnh hơn Ďến hàm lƣợng lipit trong hạt so với KNO3. Ở các công thức bón phân kali, hàm lƣợng gluxit trong hạt tăng 7,8 - 16,6% so với Nền. Bón KCl là tăng hàm lƣợng gluxit trong hạt 16,6% và bón KNO3 làm tăng 15,1% so với Nền. Không thấy có sự khác biệt rõ rệt về tác Ďộng của KCl và KNO3 Ďến hàm lƣợng gluxit trong hạt. K2SO4 có tác Ďộng yếu hơn Ďến hàm lƣợng gluxit trong hạt so với KCl và KNO3 (chỉ làm tăng hàm lƣợng gluxit trong hạt 7,8% so với nền). Trong ba loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm, KCl có tác Ďộng tích cực nhất Ďến hàm lƣợng protein, lipit và gluxit trong hạt, làm tăng hàm lƣợng protein trong hạt 27,9%, lipit 10,8% và gluxit 16,6% so với nền. Vị trí thứ hai thuộc về KNO3 và cuối cùng là K2SO4. Tác Ďộng tích cực của phân kali Ďến sự tích lũy của protein, lipit và gluxit trong hạt có thể là do kali là nguyên tố hoạt hóa nhiều enzim trong cơ thể thực vật giúp cho quá trình tổng hợp polysacarit, protein và lipit Ďƣợc diễn ra một cách thuận lợi. Kết quả là ở các công thức Ďƣợc bón phân kali lƣợng protein, lipit và gluxit tích lũy trong hạt nhiều hơn so với trƣờng hợp không Ďƣợc bón phân kali. 2.2.4. Ảnh hƣởng của các dạng phân kali khác nhau đến sự tích lũy photpho, kali và canxi trong hạt Photpho, kali và canxi là nhóm các chất khoáng cần thiết Ďối với cơ thể con ngƣời. Vai trò dinh dƣỡng của các chất khoáng rất Ďa dạng và phong phú. Các muối phophat và cacbonat của canxi, magiê là thành phần cấu tạo xƣơng, răng Ďặc biệt cần thiết ở trẻ em, phụ nữ nuôi con bằng sữa. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các dạng phân kali khác nhau Ďến hàm lƣợng photpho, kali và canxi trong hạt Ďậu tƣơng Ďƣợc trình bày trong Bảng 4. Bảng 4. Ảnh hưởng của các dạng phân kali khác nhau đến sự tích lũy photpho, kali và canxi trong hạt Công thức Photpho Kali Canxi % chất khô % so với nền % chất khô % so với nền % chất khô % so với nền Nền 0,41d 100,0 1,50d 100,0 0,13d 100,0 Nền + KCl 0,46 ab 112,2 1,95 a 130,0 0,21 ab 161,5 Nền + K2SO4 0,45 bac 109,8 1,70 c 113,3 0,17 c 123,1 Nền + KNO3 0,44 cb 107,3 1,82 b 121,3 0,20 ba 153,8 LSD05 0,01 - 0,10 - 0,02 - Ảnh hưởng của các dạng phân kali khác nhau đến năng suất và phẩm chất đậu tương ĐT22 trồng trên đất... 77 Hàm lƣợng photpho trong hạt dao Ďộng từ 0,41% Ďến 0,46%. Sự tích lũy photpho trong hạt chịu tác Ďộng rõ rệt của phân kali. Ở các công thức bón phân kali hàm lƣợng phốtpho trong hạt tăng 7,3 – 12,2% so với nền. Có sự khác biệt rõ rệt về tác Ďộng của KCl và KNO3 Ďến sự tích lũy photpho trong hạt. KCl làm tăng hàm lƣợng photpho trong hạt 12,2%, trong khi Ďó KNO3 chỉ làm tăng hàm lƣợng photpho trong hạt 7,3%. K2SO4 làm tăng hàm lƣợng photpho trong hạt 9,8% so với nền. Tuy nhiên, qua xử lí thống kê chúng tôi thấy không có sự khác biệt rõ rệt về tác Ďộng của K2SO4 và KCl; cũng nhƣ không có sự khác biệt về tác Ďộng của K2SO4 và KNO3 Ďến sự tích lũy photpho trong hạt. Hàm lƣợng kali trong hạt nằm trong phạm vi từ 1,50% Ďến 1,95% chất khô. Phân kali có ảnh hƣởng rõ rệt Ďến sự tích lũy kali trong hạt. Ở các công thức bón phân kali, hàm lƣợng kali trong hạt tăng 13,3% - 30,0% so với nền. Kết quả thí nghiệm còn cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về tác Ďộng của các loại phân bón thử nghiệm Ďến sự tích lũy kali trong hạt. Ở công thức bón KCl, hàm lƣợng kali trong hạt tăng mạnh nhất (tăng 30,0% so với nền), tiếp Ďó là ở công thức bón KNO3 (tăng 21,3% so với nền). Ở công thức bón K2SO4, hàm lƣợng kali trong hạt chỉ tăng 13,3% so với nền. Hàm lƣợng canxi trong hạt thấp nhất thu Ďƣợc ở công thức nền (0,13% chất khô). Hàm lƣợngcanxi trong hạt cao nhất ở công thức bón KCl (0,21% chất khô). Hàm lƣợng canxi trong hạt ở công thức bón KNO3 là 0,20% và ở công thức bón K2SO4 là 0,17% chất khô. Phân tích số liệu trong Bảng 4 chúng tôi thấy có sự khác biệt rõ rệt về hàm lƣợng canxi trong hạt ở các công thức có bón kali so với nền. Hàm lƣợng canxi trong hạt ở các công thức bón kali cao hơn so với công thức nền 23,1% – 61,5%. Không có sự khác biệt về tác Ďộng của KCl và KNO3 Ďến sự tích lũy canxi trong hạt. Nhƣng so với K2SO4 thì KCl có sự khác biệt rõ rệt về tác Ďộng Ďến sự tích lũy canxi trong hạt. Tƣơng tự nhƣ vậy, giữa KNO3 và K2SO4 cũng có sự khác biệt về tác Ďộng Ďến sự tích lũy canxi trong hạt. Tác Ďộng tích cực của phân kali Ďến sự tích lũy nguyên tố khoáng trong hạt có thể giải thích là kali tham gia vào quá trình vận chuyển Ďiện tử Ďể tạo ra ATP. ATP là nhân tố kích hoạt bơm proton giúp cho quá trình hút khoáng của cây diễn ra mạnh mẽ, kết quả là lƣợng chất khoáng Ďƣợc tích lũy trong cây và trong hạt Ďƣợc tăng lên. Trong ba loại phân bón sử dụng trong thí nghiêm thì KCl có ảnh hƣởng mạnh nhất Ďến sự tích lũy photpho, kali và canxi trong hạt, làm tăng hàm lƣợng photpho 12,2%, kali 30,0% và canxi 61,5% so với nền. 3. Kết luận 1-Phân kali có tác Ďộng làm tăng số quả trên cây, tỉ lệ quả chắc và khối lƣợng hạt. Trong ba loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm, KCl làm tăng năng suất hạt mạnh nhất, tăng 53,9% so với nền. KNO3 và K2SO4 làm tăng năng suất hạt tƣơng ứng là 33,9% và 23,1% so với nền. 2- Bón KCl, hàm lƣợng protein trong hạt tăng 23,9%, lipit tăng 10,8% so với nền. Tác Ďộng của KCl Ďến hàm lƣợng gluxit trong hạt chỉ tƣơng Ďƣơng với KNO3. Ảnh hƣởng của K2SO4 và KNO3 Ďến hàm lƣợng protein trong hạt là nhƣ nhau. Bón K2SO4, hàm lƣợng lipit trong hạt không tăng so với công thức nền. 3- Dƣới tác Ďộng của phân kali hàm lƣợng photpho trong hạt tăng 7,3 - 12,2% so với nền. Sự khác nhau về tác Ďộng của KCl, K2SO4 và KNO3 Ďền sự tích lũy photpho trong hạt là không lớn. 4- KCl có tác Ďộng mạnh nhất Ďến sự tích lũy kali trong hạt, làm tăng lƣợng kali trong hạt 30,0% so với nền, sau Ďó là KNO3 (tăng 21,3% ) và cuối cùng là K2SO4 (tăng 13,3 % so với nền). 5- Dƣới tác Ďộng của KCl và KNO3, hàm lƣợng canxi trong hạt tăng tƣơng ứng là 61,5% và 53,8% so với nền. Tác Ďộng của K2SO4 Ďến sự tích lũy canxi trong hạt yếu hơn so với KCl và KNO3 (hàm lƣợng canxi trong hạt chỉ tăng 23,1% so với nền). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Thị Hà, 1996. Dinh dưỡng khoáng ở thực vật. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 53-59. [2] Viện Thổ nhƣỡng Nông hóa, Vụ Khoa học - Công nghệ và chất lƣợng sản phẩm, 2001. Những thông tin cơ bản các loại Ďất chính Việt Nam. Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 56-58. [3] Vũ Văn Hiển, Phạm Thị Thanh Hà, 2009. Suy giảm dinh dưỡng trong đất phù sa sông Hồng trồng lúa dưới tác động của chế độ phân bón khác nhau. Tạp chí Khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Vol. 54, No. 3, tr. 86-94. Vũ Văn Hiển và Nguyễn Thị Thu Trang 78 [4] Trần Thị Ân, Nguyễn Bá Thông, 2015. Xác định liều lượng phân kali thích hợp cho giống lúa Nếp Cái Hạt Cau gieo cấy ở một số huyện của tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, No. 3 + 4, tr. 43-48. [5] Nguyễn Văn Bộ, Trần Minh Tiến, Đào Trọng Hùng, Alexey Sherbakov, 2014. Vai trò của kali trong nâng cao phẩm chất nông sản. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, No. 8, tr. 3-10. [6] Lê Thị Thanh Hiền, Lê Vĩnh Thức, Trƣơng Thị Minh Tâm, Nguyễn Bảo Vệ, 2015. Ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến sinh trưởng và năng suất khoai lang tím (Impomoea batatas) trên đất phèn ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, No. 4, tr. 517-525. [7] Võ Minh Thứ, 2015. Ảnh hưởng của KCl đến năng suất và phẩm chất cây hành hương (Alium fistulosum L.). Tạp chí Khoa học và Phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, No. 4, tr. 502-508. [8] Viện Thổ nhƣỡng Nông hóa, 1998. Sổ tay phân tích đât, nước, phân bón, cây trồng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 564. [9] Gomez K.A., Gomez A.A.,1986. Statistical procedures for agricultural research. John Wiley and son, New York, p. 1680. ABSTRACT The influence of various types of potassium fertilizers on yield and quality of soybeans grown in Red River alluvial soil This article looks at the influence of various types of potassium fertilizers on the yield and quality of soybeans grown in Red River alluvial soil. It was found that with potassium fertilizers, the number of fruits per plant, the percentage of firm seed and weight of the soybeans increased. Of the three potassium fertilizers used in the study, KCl fertilizer was most effective with regards to grain yield, the yield 53.9% higher than that of the control. KNO3 and K2SO4 fertilizers increased the grain yield by 33.9% and 23.1%, respectively. With KCl fertilizer, the protein content increased by 23.9% and the lipid content increased 10.8% in comparison with the control. The effect of KCl and KNO3 on carbohydrate content was similar. Neither K2SO4 nor KNO3 influenced the protein content. With K2SO4, the lipid content was the same as that of the control. Under the influence of potassium fertilizers the phosphorus content increased 7.3 - 122% compared with that of the control. KCl, K2SO4 and KNO3 had no significant effect on phosphorus content. KCl had a considerable effect on grain potassium content, increasing the potassium content by 30.0% in comparison with that of control, while with KNO3 and K2SO4, the potassium content increased 21.3% and 13.3%, respectively. Under the influence of KCl and KNO3 the calcium content in grains increased 61.5% and 53.8%, respectively. The effect of K2SO4 on the calcium content of the grain was less than that of KCl and KNO3. Keyword: Potassium fertilizer, yield, quality, soybeans.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3930_vvhien_2752_2134499.pdf
Tài liệu liên quan