Tài liệu Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến lượng bốc thoát hơi tiềm năng - Đinh Thị Hiền: 48 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 02 - 2016
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN LƯỢNG BỐC THOÁT HƠI TIỀM NĂNG
Đinh Thị Hiền và Ngô Trọng Thuận
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Bốc thoát hơi đóng vai trò quan trọng trong tính toán cân bằng nước lưu vực và nhu cầunước của cây trồng. Tuy nhiên, đánh giá mức độ thay đổi của bốc thoát hơi nước làmột vấn đề rất phức tạp. Để đơn giản, việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
(BĐKH) đến bốc thoát hơi và nhu cầu nước được tiến hành thông qua lượng bốc thoát hơi tiềm
năng ET0.
Trên cơ sở sử dụng công thức tính ET0 do Thornthwaite đề xuất vào năm 1948, số liệu nhiệt độ
trung bình trong thời kì nền và mức thay đổi nhiệt độ theo kịch bản biến đổi khí hậu B2 tại trạm Tuyên
Quang, đã xác định được mức độ thay đổi của ET0 và nhu cầu nước cho cây lúa trên diện tích sản
xuất của tỉnh Tuyên Quang đến 2020, 2030 và 2050.
Từ khóa: Bốc thoát hơi tiềm năng, nhu cầu nước cây trồng.
Người đọc phả...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến lượng bốc thoát hơi tiềm năng - Đinh Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 02 - 2016
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN LƯỢNG BỐC THOÁT HƠI TIỀM NĂNG
Đinh Thị Hiền và Ngô Trọng Thuận
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Bốc thoát hơi đóng vai trò quan trọng trong tính toán cân bằng nước lưu vực và nhu cầunước của cây trồng. Tuy nhiên, đánh giá mức độ thay đổi của bốc thoát hơi nước làmột vấn đề rất phức tạp. Để đơn giản, việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
(BĐKH) đến bốc thoát hơi và nhu cầu nước được tiến hành thông qua lượng bốc thoát hơi tiềm
năng ET0.
Trên cơ sở sử dụng công thức tính ET0 do Thornthwaite đề xuất vào năm 1948, số liệu nhiệt độ
trung bình trong thời kì nền và mức thay đổi nhiệt độ theo kịch bản biến đổi khí hậu B2 tại trạm Tuyên
Quang, đã xác định được mức độ thay đổi của ET0 và nhu cầu nước cho cây lúa trên diện tích sản
xuất của tỉnh Tuyên Quang đến 2020, 2030 và 2050.
Từ khóa: Bốc thoát hơi tiềm năng, nhu cầu nước cây trồng.
Người đọc phản biện: TS. Ngô Tiền Giang
1. Mở đầu
BĐKH được thể hiện bởi sự thay đổi của các
yếu tố khí tượng và hiện tại được đánh giá cụ thể
đối với lượng mưa và nhiệt độ không khí. Nhiệt
độ tăng làm gia tăng lượng bốc thoát hơi trên lưu
vực sông, ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng nước
lưu vực, gia tăng nhu cầu nước cho cây trồng.
Tuy nhiên, đánh giá sự thay đổi của bốc thoát hơi
là một vấn đề rất phức tạp, vì vậy, việc đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên
nước cũng như nhu cầu nước được tiến hành
thông qua lượng bốc hơi tiềm năng ET0.
Bốc thoát hơi bao gồm hai quá trình riêng rẽ,
bao gồm nước bốc hơi từ mặt thoáng và quá
trình thoát hơi từ cây trồng. Hai quá trình này
diễn ra phụ thuộc vào thảm phủ.
Bốc hơi chính là quá trình trong đó nước ở
thể lỏng chuyển thành hơi và được mang đi khỏi
bề mặt bốc hơi. Nước có thể bốc hơi từ các hình
thể rất đa dạng của bề mặt như ao, hồ, sông ngòi,
đất đai, mặt đường, thực vật ẩm ướt. Để chuyển
hóa nước từ thể lỏng sang thể hơi, phải tiêu hao
một năng lượng nhất định. Năng lượng này được
lấy từ bức xạ mặt trời trực tiếp và nhiệt độ không
khí ở xung quanh. Khi quá trình bốc hơi diễn ra,
không khí xung quanh dần dần trở nên bão hòa,
và vì thế, quá trình bốc hơi cũng sẽ dần chậm lại,
thậm chí có thể chấm dứt, nếu như không khí ẩm
ướt không được chuyển dịch vào bầu khí quyển.
Sự thay thế của không khí ẩm ướt bằng không
khí khô hơn phụ thuộc rất lớn vào tốc độ gió. Vì
thế, để đánh giá quá trình bốc hơi, cần phải xem
xét đến yếu tố bức xạ mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm
không khí, tốc độ gió. Đây chính là các yếu tố
khí tượng, có ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi.
Nếu như quá trình bốc hơi diễn ra trên mặt
đất thì cũng phải xét đến mức độ che phủ của tán
lá cây và lượng nước có sẵn ở tầng đất mặt.
Lượng nước mưa rơi, nước do tưới định kì và
lượng nước ở tầng nông được dẫn lên tầng đất
mặt là những nguồn cấp ẩm cho tầng đất mặt.
Khi tầng đất có đủ khả năng cấp nước cho quá
trình bay hơi thì lượng bốc hơi từ mặt đất được
xác định chỉ bằng các điều kiện khí tượng. Khi
tầng đất mặt thiếu nước, lượng bốc hơi giảm đi
rất nhanh, thậm chí có thể chấm dứt trong phạm
vi một vài ngày.
Hiện tượng thoát hơi nước bao gồm quá trình
bay hơi nước chứa trong các mô ở lá cây và quá
trình đưa hơi nước vào bầu khí quyển. Cây cối
mất nước chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá
cây. Nước ở trong đất cùng với một số chất dinh
dưỡng được rễ cây hút rồi vận chuyển trong thân
cây. Quá trình hóa hơi nước diễn ra ngay trong lá
cây, mà cụ thể là ở khí khổng. Hầu hết nước
trong cây bị mất đi do quá trình thoát hơi, và chỉ
49TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 02 - 2016
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
một phần rất nhỏ được cây sử dụng.
Tương tự như bốc hơi, hiện tượng thoát hơi
phụ thuộc vào sự cung cấp năng lượng, građiăng
áp suất hơi nước và gió. Vì vậy, các nhân tố ảnh
hưởng chính đến thoát hơi nước là bức xạ, nhiệt
độ và độ ẩm không khí, tốc độ gió. Ngoài ra,
lượng nước có sẵn trong đất và khả năng dẫn nước
trong đất đến rễ cây cũng là những nhân tố có ảnh
hưởng đến thoát hơi nước. Và cuối cùng, lượng
thoát hơi nước còn chịu tác động bởi đặc tính của
cây cối, vấn đề môi trường và tình hình canh tác
thực tế. Các loại cây trồng khác nhau có mức thoát
hơi nước khác nhau. Ngay một loại cây nhất định,
trong từng giai đoạn sinh trưởng và hình thức
quản lí cũng có mức thoát hơi khác nhau.
Bốc thoát hơi tiềm năng (hay cũng được gọi
là bốc thoát hơi tham chiếu [3, 4]) là “lượng
nước tối đa có thể bốc thoát hơi từ một thảm cỏ
dày,sinh trưởng phát triển đồng đều, cao 10 - 12
cm, trong điều kiện nước cung cấp không bị hạn
chế” hay còn gọi là bề mặt tiêu chuẩn”, được kí
hiệu là ET0 (evapotranspiration).
Vì ET0 chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí
hậu nên người ta cũng xem ET0 như là một thông
số khí hậu, được xác định từ các thông số khí
hậu [1]. ET0 biểu thị cho nhu cầu nước tối đa của
cây trồng [8].
2. Phương pháp tính ET0 và số liệu sử dụng
Hiện có nhiều công thức được sử dụng để tính
v. Có thể nói đến một số công thức thông dụng
nhất như:
- Công thức Penman - Monteith sử dụng cho
bước thời gian tính toán ngày [5]:
(1)
Trong đó: v là bốc thoát hơi trong điều kiện
tiêu chuẩn (mm/ngày); Rn là trực xạ tại bề mặt
có cây trồng; G là mật độ dòng nhiệt trong đất;
T là nhiệt độ không khí trung bình ngày tại độ
cao 2 m (0C); U2 là tốc độ gió tại độ cao 2 m
(m/s); es là áp suất hơi nước bão hòa; ea là áp
suất hơi nước thực tế; (es - ea) là độ hụt bão hòa;
Δ là độ dốc đường cong áp suất hơi; là hằng
số thực nghiệm; es được tính theo công thức:
với e0() là hàm hơi nước bão hòa, tmax và tmin
là nhiệt độ không khí lớn nhất và nhỏ nhất [3, 4].
- Công thức Thornthwaite được đề xuất vào
năm 1948 [2], có dạng như sau:
(2)
Trong đó: ET0 là bốc thoát hơi (mm/tháng);
ti là nhiệt độ trung bình tháng i (0C); I là chỉ số
nhiệt cho 12 tháng trong năm, được xác định
theo công thức:
Trong đó: i là các tháng trong một năm;
- Công thức Blaney-Criddle được đề xuất
năm 1950 như sau:
ET0 = p.(0,46 .ttb + 8) (3)
Trong đó: ET0 là tính bằng mm/ngày; ttb là
nhiệt độ trung bình tháng (0C), tính theo công thức:
p là tỉ lệ của số giờ nắng lớn nhất có thể trung
bình tháng trong năm [4].
- Công thức Hargreaves được đề xuất năm
1985 có dạng:
(4)
Trong đó: ttb, tmax, tmin lần lượt là nhiệt độ
không khí trung bình ngày, nhiệt độ không khí
cao nhất và thấp nhất trong ngày; Ra là bức xạ ở
đỉnh khí quyển.
- Công thức Hamon được đề xuất năm 1987
có dạng:
(5)
Với Rt là số giờ nắng trung bình trong ngày.
- Công thức dựa vào trực xạ Rn:
ET0 = 0,489 + 0,289.Rn + 0,023.ttb (6)
Trong quá trình tính toán, đánh giá, đã sử
dụng số liệu nhiệt độ trung bình các tháng trong
ൌ
ͲǡͶͲͺοሺܴ െ ܩሻ ߛ
ͻͲͲ
ܶ ʹ͵ܷଶሺ݁௦ െ ݁ሻ
ο ߛሺͳ Ͳǡ͵Ͷܷଶሻ
ߛ
݁௦ ൌ
ͳ
ʹ
ൈ ሾ݁ሺݐ௫ሻ ݁ሺݐሻሿ
ൌ ͳ ൬
ͳͲݐ
ܫ
൰
ൌ൬
ݐ
ͷ
൰
ଵǡହଵସଵଶ
ୀଵ
ܽ ൌ ǡͷǤ ͳͲିǤ ܫଷ െ ǡͳǤ ͳͲିହǤ ܫଶ ͳǡͺǤ ͳͲିଶǤ ܫ ͲǡͶͻ
ttb =
ଵ
ଶ
ሺݐ௫ ݐሻ
ൌ ͲǡͲͲʹ͵ሺݐ௧ ͳǡͺሻ൫ඥݐ௫ െ ݐ൯ܴ
ܧ ܶ ൌ
ʹǡͳǤܴ௧ଶǤ ݁௦
ݐ௧ ʹ͵ǡʹ
50 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 02 - 2016
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
thời kì nền (đến 2000) tại trạm Tuyên Quang, đại
diện cho vùng núi phía Bắc Việt Nam và thông
tin thay đổi nhiệt độ các mùa xuân, hè, thu, đông
đến năm 2020, 2030 và 2050 trong kịch bản B2,
Kịch bản BĐKH và nước biển dâng [6].
2. Kết quả
Nhiệt độ trung bình tháng trong thời kì nền tại
trạm Tuyên Quang được trình bày trong bảng 1.
Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa đông
(tháng 12 - 2), xuân (tháng 3 - 5), hè (tháng 6 -
8) và thu (tháng 9 - 11) trong kịch bản B2 tại
trạm Tuyên Quang như bảng 2 [6].
Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tháng tại Tuyên Quang- Thời kì nền
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
T(0C) 16,1 17,2 20,3 24,1 27,3 28,5 28,5 28,0 27,0 24,4 20,8 17,5
Bảng 2. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) các mùa tại Tuyên Quang
Năm 2020 2030 2050
Ĉông 0,6 0,8 1,5
Xuân 0,5 0,7 1,4
Hè 0,4 0,7 1,2
Thu 0,5 0,8 1,5
- Giả thiết mức tăng nhiệt độ trung bình tháng
tương tự như mức tăng nhiệt độ trung bình mùa
sẽ dự tính được nhiệt độ trung bình các tháng
trong năm 2020, 2030 và 2050 (bảng 3).
- Căn cứ công thức (2), xác định được ET0
trong điều kiện bề mặt chuẩn cho thời kì nền và
các năm 2020, 2030 và 2050 (bảng 4).
- Căn cứ công thức (2), xác định được ET0
trong điều kiện bề mặt chuẩn cho thời kì nền và
các năm 2020, 2030 và 2050 (bảng 4).
- Công thức (2), được xác định trong điều kiện
mỗi tháng có 30 ngày và trong mỗi ngày có 12
giờ nắng. Thực tế, số ngày trong các tháng thay
đổi từ 28 đến 31; thời gian nắng trong ngày cũng
thay đổi theo mùa và vị trí trạm, tức là theo vĩ độ
địa lí. Vì vậy, các giá trị ET0 trong bảng 4 phải
được hiệu chỉnh bởi một hệ số C, thay đổi theo
tháng và vĩ độ. Giá trị của hệ số C trong từng
tháng trong năm đã được xác định theo vĩ độ và
được cho trong một bảng tra sẵn [2]. Bảng 5 và
hình 1 thể hiện giá trị ET0 từng tháng, đã được
hiệu chỉnh theo vĩ độ của trạm Tuyên Quang.
Bảng 3. Nhiệt độ trung bình các tháng (dự tính) trong các năm tại Tuyên Quang
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2020
2030
2050
16,7
16,9
17,6
17,8
18,0
18,7
20,8
21,0
21,7
24,6
24,8
25,5
27,8
28,0
28,7
28,9
29,2
29,7
28,9
29,2
29,7
28,4
28,7
29,2
27,5
27,8
28,5
24,9
25,2
25,9
21,3
21,6
22,3
18,1
18,3
19,0
Bảng 4. ET0 từng tháng các năm tại trạm Tuyên Quang (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NӅn
2020
2030
2050
32,8
34,4
34,6
36,3
39,6
41,6
41,9
44,2
63,7
66,3
67,1
71,5
104,0
109,4
111,4
120,4
148,6
157,6
161,3
176,4
168,0
176,9
183,4
197,0
168,0
176,9
183,4
197,0
159,7
167,9
174,0
186,5
144,0
152,5
157,8
172,4
107,8
113,0
117,0
126,6
68,3
71,2
73,1
78,1
41,6
43,8
44,1
46,5
Bảng 5. Giá trị ET0 đã hiệu chỉnh tại trạm Tuyên Quang (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
HӋ sӕ C
NӅn
2020
2030
2050
0,95
31,2
32,7
32,9
34,5
0,90
35,6
37,4
37,7
39,8
1,03
65,6
68,3
69,1
73,6
1,05
109,2
114,9
117,0
126,4
1,13
167,9
178,0
182,3
199,3
1,11
186,5
196,4
203,6
218,7
1,14
191,5
201,7
209,0
224,6
1,11
177,3
186,4
193,1
207,0
1,02
146,9
155,6
161,0
175,8
1,00
107,8
113,0
117,0
126,6
0,93
63,5
66,2
68,0
72,6
0,94
39,1
41,2
41,4
43,7
1322,1
1391,8
1432,1
1542,6
51TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 02 - 2016
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
Từ bảng 5 và hình 1 có thể rút ra nhận xét sau:
- Vào thời kì mùa xuân, ET0 trong tháng 5
tăng rõ rệt so với tháng 4 do nhiệt độ trong tháng
5 tăng cao;
- Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa thu
giảm nhanh, vì thế ET0 trong các tháng mùa thu
cũng giảm nhanh;
- Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa
đông giảm thấp và đạt mức thấp nhất trong năm
vào tháng 1, ET0 cũng có giá trị cực tiểu;
- Do BĐKH, ET0 liên tục tăng. So với thời kì
nền, ET0 vào năm 2020, 2030 và 2050 tăng lần
lượt là 69,7; 40,3 và 110,5.
Để xác định ETc cho một cây trồng cụ thể,
cần phải hiệu chỉnh giá trị ET0 trong bảng 5 bằng
1 hệ số kc, thay đổi theo từng thời kì sinh trưởng.
Đối với cây lúa nước, ở Bắc Bộ nước ta, theo [7],
trị số kc như bảng 6.
Sử dụng giá trị kc trung bình, xác định được
ETc cho cây lúa nước trong các tháng như trong
bảng 7.
0.0
200.0
400.0
600.0
800.0
1000.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
ETo (mm)
Tháng
2050
2030
2020
Hình 1. Phân phối ET0 trong năm tại trạm Tuyên Quang
Bảng 6. Trị số kc cho cây lúa nước ở Bắc Bộ
Thӡi kì Gieo hҥt Phát triӇn KӃt hҥt Thu hoҥch Trung bình
kc 1,1÷1,15 1,1÷1,5 1,1÷1,3 0,95÷1,05 1,19
Bảng 7. Giá trị ETc cho cây lúa nước ở Bắc Bộ (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
NӅn
2020
2030
2050
37,1
38,9
39,2
41,0
42,4
44,5
44,9
47,4
78,1
81,3
82,2
87,6
130,0
136,7
139,2
150,4
199,8
212,0
216,9
237,2
221,9
233,7
242,3
260,2
227,9
240,0
248,7
267,3
211,0
221,8
229,8
246,3
174,8
185,2
191,6
209,2
128,3
134,5
139,2
150,6
75,6
78,8
80,9
86,4
46,5
49,0
49,3
52,0
1573,4
1656,4
1704,2
1835,6
- Để tính toán nhu cầu nước, chọn cây lúa nước
là một cây trồng chính ở Tuyên Quang. Theo nghị
quyết 08/NQ-CP, ngày 09/01/2013 về quy hoạch
sử dụng đất đến 2020 và 5 năm 2011-2015, diện
tích sản xuất lúa nước ở Tuyên Quang là 25.845
ha. Diện tích này được giả thiết là ổn định đến năm
2050. Trong năm có 2 vụ lúa chính là lúa xuân và
lúa mùa. Mỗi vụ lúa xuân và mùa lại gồm 3 nhóm:
sớm, chính vụ và muộn. Để đơn giản, chỉ xét đến
nhóm lúa chính vụ. Thời vụ của hai nhóm lúa xuân
và mùa chính vụ như trong bảng 8.
Tổng nhu cầu nước trong vụ lúa xuân (từ
tháng 1 - 6) và lúa mùa (từ tháng 6 - 11) được
thể hiện trong bảng 9.
Bảng 8. Thời vụ của hai nhóm lúa chính vụ
Lúa Gieo Cҩy Thu hoҥch Thӡi gian vө
Xuân
Mùa
5 ÿӃn 20/1
1 ÿӃn 10/6
20 ÿӃn 25/2
10 ÿӃn 20/6
1 ÿӃn 15/6
25/10 ÿӃn 10/11
1 ÿӃn 6
6 ÿӃn 11
Bảng 9. Tổng nhu cầu nước trong vụ xuân và mùa trong các thời kì tại Tuyên Quang
Vө
Xuân Mùa
mm m3 Mӭc tăng % mm m3 Mӭc tăng %
NӅn
2020
2030
2050
709,3
747,1
764,7
823,8
183.318,6
193.088,0
197.636,7
212.911,1
5,3
7,8
16,1
1.039,5
1.094,0
1.132,5
1.220,0
268.658,8
282.744,3
292.694,6
315.309,0
5,2
9,0
17,4
52 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 02 - 2016
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
Như vậy, nhu cầu nước cho lúa mùa cao hơn
so với lúa xuân vì nhiệt độ trong vụ mùa cao hơn
so với vụ xuân. Tuy nhiên, do trong thời gian vụ
mùa có lượng mưa cao hơn nhiều so với thời
gian vụ xuân, vì vậy, nhu cầu nước tuới thực tế
cho lúa mùa không nhiều. Nếu trong thời kì vụ
xuân xuất hiện khô, hạn thì lượng nước tưới thực
tế sẽ có thể rất cao. So với thời kì nền, nhu cầu
nước cho vụ lúa xuân đến năm 2020, 2030 và
2050 tăng lần lượt là 5,3; 7,8 và 15,9%, trong khi
nhu cầu nước cho vụ lúa mùa tăng lần lượt là 5,2;
9, 7 và 17,4%.
3. Kết luận
Thông quá tính toán ET0 theo công thức do
Thornthwaite đề xuất và ETc cho các thời kì nền,
2020, 2030 và 2050, có thế thấy rằng, nhu cầu
nước của cây lúa ở Tuyên Quang tăng rõ rệt do
sự gia tăng nhiệt độ vì sự biến đổi khí hậu. Nhu
cầu nước tăng đòi hỏi gia tăng lượng nước tưới,
bảo đảm sự phát triển bình thường của cây lúa.
Do đó, cần phải tiến hành các biện pháp bảo vệ
tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm nước trong
điều kiện biến đổi khí hậu để có đủ nước tưới
cho cây lúa nói riêng và các cây trồng khác nói
chung, đặc biệt trong giai đoạn mùa khô.
Tài liệu tham khảo
1. Richard G.Allen, Luis S. Pereira, Dirk Raes và Martin Smith: Crop Evapotranspiration, FAO
Irrigation and Drainage Paper, No. 56.1990.
2. C. W. Thornthwaite: An Approach toward a Rational Classification of Climate, Geographical
Review, Vol.38, No.1, (Jan., 1048).
3. O.Alkaeed, C. Flores, K. Jinno và A. Tsuitsumi: Comparison of several Reference Evapotran-
spiration Methods for Itoshima Peninsula Area, Fukuoka, Japan, Memoirs of the Faculty of Engi-
neering Kyushu University, Vol.66, No.1, March 2006.
4. M. M. Maina, M. S. M. Amin, W. Aimrun và T. S. Asha: Evaluation of Different ETo Calcu-
lation Methods: A Case Study in Kano State, Nigeria, Philipp. Agric. Scientist, Vol.95, No.4, De-
cember 2012.
5. E. Karlsson, L. Pomade: Methods of estimating potential and actual evaporation, Department
of Water Resources Engineering Sacramento, California, 30. Jan. 2014.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Nhà
xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2012.
7. Lê Anh Tuấn: Giáo trình hệ thống tưới tiêu – Chương 3: Nhu cầu nước của cây trồng.
www.leanhtuan.com.
8. Đoàn Doãn Tuấn và nnk: Nhu cầu nước, chế độ tưới thích hợp cho lúa được canh tác theo
phương pháp truyền thống và cải tiến ở Đồng bằng Bắc Bộ, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
www.vawr.org.vn.
INFLUENCE OF CLIMATE CHANGE ON POTENTIAL
EVAPOTRANSPIRATION
Dinh Thi Hien and Ngo Trong Thuan
Viet Nam Institute of Meteolorogy, Hydrology and Climate Change
Evaporation plays an important role for calculating basin water balance and crop water de-
mand. However, it is very complicated to assess the change of evapotranspiration (ET). To simplify,
the impact of climate change on ET and water demand is carried out throught potential evapotran-
spiration ET0.
Based on the application of the formula proposed by Thornthwaite in 1948, mean temperature in
the base line period and change rate on the scenario B2 at Tuyen Quang station, the variation of ET0
and water demand in rice cultivable land Tuyen Quang province to 2020, 2030 and 2050 were cal-
culated.
Key words: Evapotranspiration, crop water demand.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8_6043_2123070.pdf