Tài liệu Ảnh hưởng của axít gibberellic (ga3) đến các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lạc (arachis hypogaea l.) ở Thừa Thiên Huế - Nguyễn Đình Thi: 131
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011
ẢNH HƯỞNG CỦA AXÍT GIBBERELLIC (GA3)
ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC
(Arachis hypogaea L.) Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Đình Thi, Lê Văn Tiếp
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Xử lý bổ sung GA3 đã ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất
nhiều đối tượng cây trồng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng GA3 cho cây lạc trồng trên đất
cát Thừa Thiên Huế cho đến nay vẫn chưa được quan tâm. Thí nghiệm này được tiến hành tại
Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ đã thu được một số kết quả mới: 1) Xử lý bổ sung GA3 ở
nồng độ 10 - 20 ppm làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và các yếu tố cấu thành năng
suất, năng suất lạc ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng; 2) Năng suất kinh tế lạc tăng
tới 10,25 – 15,77%; 3) Xử lý ngâm hạt giống trước khi gieo ở nồng độ 20 ppm có tác dụng tăng
sinh trưởng và năng suất kinh tế lạc cao hơn so với các nồng độ và thời kỳ xử lý khác.
...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của axít gibberellic (ga3) đến các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lạc (arachis hypogaea l.) ở Thừa Thiên Huế - Nguyễn Đình Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
131
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011
ẢNH HƯỞNG CỦA AXÍT GIBBERELLIC (GA3)
ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC
(Arachis hypogaea L.) Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Đình Thi, Lê Văn Tiếp
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Xử lý bổ sung GA3 đã ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất
nhiều đối tượng cây trồng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng GA3 cho cây lạc trồng trên đất
cát Thừa Thiên Huế cho đến nay vẫn chưa được quan tâm. Thí nghiệm này được tiến hành tại
Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ đã thu được một số kết quả mới: 1) Xử lý bổ sung GA3 ở
nồng độ 10 - 20 ppm làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và các yếu tố cấu thành năng
suất, năng suất lạc ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng; 2) Năng suất kinh tế lạc tăng
tới 10,25 – 15,77%; 3) Xử lý ngâm hạt giống trước khi gieo ở nồng độ 20 ppm có tác dụng tăng
sinh trưởng và năng suất kinh tế lạc cao hơn so với các nồng độ và thời kỳ xử lý khác.
Từ khoá: Lạc, GA3, sinh trưởng và năng suất quả.
1. Đặt vấn đề
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng phổ biến, là cây công nghiệp ngắn ngày,
cây lấy dầu đồng thời là cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, có tác dụng cải tạo đất, có
thể trồng trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau [1], [2].
Tỉnh Thừa Thiên Huế có rất nhiều tiềm năng để phát triển cây lạc. Tuy nhiên,
năng suất và sản lượng vẫn còn thấp dưới 20,0 tạ/ha năm 2007. Một trong những yếu tố
hạn chế chính là điều kiện tự nhiên khắc nhiệt làm cho sự sinh trưởng và tạo năng suất
của cây lạc gặp nhiều khó khăn, người sản xuất chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp
kỹ thuật mới đặc biệt là các chất điều hòa sinh trưởng [4], [6], [7].
Hiện nay, việc nghiên cứu ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trên đối tượng
cây lạc ở Thừa Thiên Huế còn rất ít [3]. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày
kết quả nghiên cứu mới về ảnh hưởng của việc xử lý GA3 ở các nồng độ và thời kỳ khác
nhau đến sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất lạc, góp phần hoàn thiện quy
trình trồng lạc năng suất cao ở Thừa Thiên Huế nói riêng và những vùng có điều kiện
đất đai, khí hậu tương tự.
132
2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Giống lạc: L14, đây là giống đang được sản xuất phổ biến ở miền Trung.
Hóa chất sử dụng: GA3 loại chứa 10 % hoạt chất của Công ty Nông dược Điện
Bàn [5].
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý GA3 với các nồng độ và thời kỳ khác nhau
đến sinh trưởng phát triển, năng suất lạc ở Thừa Thiên Huế.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Các nồng độ GA3 xử lý: 0 ppm (đ/c); 10 ppm; 20 ppm; 30 ppm; 40 ppm; 50 ppm.
Các thời kỳ xử lý: ngâm hạt; phun lên lá ở thời kỳ cây con (3 - 4 lá); ra hoa rộ và
sau tắt hoa 4 - 5 ngày.
Nội dung nghiên cứu gồm 4 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm được bố trí theo
phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại.
Chỉ tiêu nghiên cứu: chiều cao thân chính, chiều dài cành cấp 1, số lượng và
khối lượng quả trên cây, khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt, tích lũy chất khô,
năng suất kinh tế. Mỗi chỉ tiêu được xác định theo phương pháp tương ứng, đang được
sử dụng để nghiên cứu cây lạc.
Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình Excel và MSTATC.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Ảnh hưởng của GA3 đến chiều cao thân chính cây lạc
Trong các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng phát triển thì chiều cao thân chính là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh khái quát về khả năng sinh trưởng phát triển của cây lạc. Trong
điều kiện ở miền Trung và trên giống lạc L14, sự sinh trưởng chiều cao thân chính mạnh
hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây lạc trong điều kiện trồng trọt
cụ thể.
Bảng 1. Ảnh hưởng của GA3 đến chiều cao thân chính cây lạc
Nồng độ xử lý
(ppm)
Chiều cao thân chính khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (cm/cây)
Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa
0 (đ/c) 30,23 b 31,13 d 30,43 b 30,40 a
10 33,47 a 34,10 ab 31,90 a 30,73 a
133
20 33,43 a 34,57 a 31,90 a 31,83 a
30 32,93 a 33,43 bc 29,30 b 31,27 a
40 32,70 a 32,50 c 29,67 b 30,27 a
50 30,23 b 31,60 d 29,73 b 30,50 a
LSD0,05 1,494 1,035 1,196 1,598
Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Nhìn chung, xử lý GA3 ở các thời kỳ khác nhau đã
ảnh hưởng theo hướng tăng chiều cao thân chính ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối
chứng tại các nồng độ xử lý 10 – 30 ppm. Kết quả hoàn toàn phù hợp vì GA3 là chất
kích thích sinh trưởng có tác dụng giãn tế bào theo chiều dọc. Khi sử dụng GA3 ở nồng
độ cao lại có tác dụng kìm hãm chiều cao thân chính. Ở thời kỳ sau ra hoa, xử lý GA3 ít
có tác dụng tăng chiều cao thân chính lạc.
3.2. Ảnh hưởng của GA3 đến số cành và chiều dài cành cấp một của cây lạc
Cành cấp 1 có thể phát sinh từ đốt thứ 1 đến đốt thứ 6 trên thân chính, nhưng
thường chỉ từ đốt thứ 1 đến thứ 4 mới mang quả chắc, hơn 60 % số quả chắc trên cây
nằm trên cành cấp 1. Khi cây lạc có 2 đến 3 lá thật thì tại 2 nách lá mầm cành xuất hiện,
đây là cặp cành cấp 1 đầu tiên, cặp cành này có khả năng sinh trưởng tương đương với
thân chính và mang quả chắc nhiều nhất. Để cây lạc có thể cho năng suất kinh tế cao,
việc tác động tăng số cành trên cây là rất cần thiết.
Bảng 2. Ảnh hưởng của GA3 đến số cành cấp 1 của cây lạc
Nồng độ xử lý
(ppm)
Số cành cấp 1 khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (cành/cây)
Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa
0 (Đ/C) 4,13 d 4,26 bc 4,13 b 4,13 a
10 4,46 b 4,46 ab 4,06 b 4,20 a
20 4,66 a 4,73 a 4,53 a 4,13 a
30 4,66 a 4,46 ab 4,50 a 4,20 a
40 4,33 c 4,40 b 4,50 a 4,20 a
50 4,16 d 4,06 c 4,13 b 4,16 a
LSD0,05 0,131 0,271 0,154 0,124
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, ngâm hạt trước khi gieo và phun lên lá thời kỳ trước
ra hoa và ra hoa đã có tác dụng tăng số cành cấp 1, nồng độ xử lý từ 10 – 30 ppm đã
tăng số cành cấp 1 ở mức sai khác có ý nghĩa.
134
Bảng 3. Ảnh hưởng của GA3 đến chiều dài cành cấp 1 của cây lạc
Nồng độ xử lý
(ppm)
Chiều dài cành cấp 1 khi xử lý GA3 ở thgời kỳ ... (cm/cành)
Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa
0 (đ/c) 26,40 b 28,27 c 26,90 c 26,80 b
10 32,53 a 33,60 b 32,70 b 33,13 a
20 35,17 a 35,03 ab 31,53 b 34,20 a
30 34,37 a 36,30 a 34,73 a 33,20 a
40 34,07 a 34,03 a 31,57 b 34,20 a
50 28,10 b 29,27 c 27,27 c 27,43 b
LSD0,05 2,520 1,546 1,861 1,876
Chiều dài cành cấp 1 là chỉ tiêu quan trọng có liên quan chặt chẽ đến số quả và
khối lượng quả sau này vì nó vừa là cơ quan chính mang quả và mang lá để quang hợp.
Chiều dài cành cấp 1 dài hay ngắn quá đều không có lợi. Để lạc có thể cho năng suất
kinh tế cao, việc tác động làm tăng chiều dài cành cấp 1 ở mức phù hợp giúp cho cây
sinh trưởng phát triển tốt, tránh lốp đổ, góp phần làm tăng năng suất. Kết quả ở bảng 3
cho thấy, xử lý GA3 nồng độ 10 – 20 ppm có tác dụng tăng chiều dài cành rõ rệt.
3.3. Ảnh hưởng của GA3 đến sự tích lũy vật chất khô của cây lạc
Kết quả ở bảng 4 cho thấy: dùng GA3 xử lý hạt ở nồng độ 10 – 20 ppm đã giúp
cây tăng tích lũy chất khô ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng và các công thức
khác.
Bảng 4. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng khô ở thời kỳ thu hoạch của cây lạc
Nồng độ xử lý
(ppm)
Khối lượng chất khô khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (g/cây)
Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa
0 (đ/c) 7,83 d 8,87 ab 8,76 ab 8,64 b
10 9,26b c 8,23 b 10,59 a 9,02 ab
20 11,38 a 9,74 a 11,24 a 10,56 a
30 10,11 b 8,59 ab 10,07 ab 8,67 b
40 8,077 cd 8,03 b 9,49 ab 8,38 b
50 9,03 bcd 8,06 b 8,31 b 8,61 b
LSD0,05 1,227 1,187 3,665 1,598
135
Như vậy, cây lạc trồng ở Thừa Thiên Huế khi được xử lý GA3 ở nồng độ hợp lý
sẽ tăng cường quá trình tổng hợp và tích lũy vật chất khô. Đây là điều kiện quan trọng
để tăng sinh khối và năng suất lạc.
3.4. Ảnh hưởng của GA3 đến số quả và khối lượng quả chắc trên cây lạc
Số quả chắc trên cây lạc là chỉ tiêu quan trọng, phụ thuộc vào sự tác dộng của
nhiều yếu tố diễn ra từ khi lạc có 3 lá thật đến lúc thu hoạch. Khi lạc có 3 lá thật mầm
hoa đã hình thành và số hoa trên cây được quyết định ở thời kỳ này. Việc kết hợp biện
pháp kỹ thuật cùng với sử dụng hợp lý chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng tăng số
hoa hữu hiệu và số quả chắc.
Bảng 5. Ảnh hưởng của GA3 đến số quả chắc trên cây lạc
Nồng độ xử lý
(ppm)
Số quả chắc trên cây khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (quả)
Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa
0 (đ/c) 9,20 c 9,13 e 9,06 c 8,66 c
10 13,40 ab 14,53 ab 15,87 a 14,87 a
20 14,53 a 15,58 a 11,67 b 12,67 ab
30 13,13 ab 13,67 bc 10,60 bc 11,27 b
40 12,07 b 12,27 cd 10,33 bc 9,73 c
50 9,93 c 10,53 de 9,80 c 9,86 c
LSD0,05 1,511 1,792 2,192 2,25
Kết quả ở bảng 5 cho thấy, xử lý ở nồng độ từ 10 – 30 ppm đã tăng số quả chắc
ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Ở nồng độ xử lý 40 – 50 ppm, số quả chắc
có xu hướng giảm ở tất cả các thời kỳ. Xử lý GA3 ở thời kỳ số sau ra hoa vẫn có tác
dụng tăng số quả chắc chứng tỏ GA3 còn ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và tích
lũy vật chất về quả và hạt. Thời kỳ xử lý cho hiệu quả là ngâm hạt và phun lên lá trước
ra hoa.
Bảng 6. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng quả chắc trên cây lạc
Nồng độ xử lý
(ppm)
Khối lượng quả chắc khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (g/cây)
Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa
0 (đ/c) 12,04 d 12,32 b 12,60 c 12,01 c
10 13,01 ab 12,72 b 13,17 b 13,29 a
20 13,93 a 14,22 a 13,89 a 12,88 b
136
30 13,21 bc 12,56 b 13,71 ab 12,68 bc
40 12,48 c 12,64 b 13,04 bc 12,82 b
50 12,32 c 12,60 b 12,86 c 12,74 bc
LSD0,05 1,126 1,772 1,230 0,890
Khối lượng quả chắc trên cây là chỉ tiêu có tương quan chặt với năng suất kinh
tế. Kết quả bổ sung GA3 ở nồng độ 10 – 30 ppm đã tăng khối lượng quả trên cây. Kết
quả hoàn toàn phù hợp với vai trò sinh lý của GA3 là ảnh hưởng đến sự thụ tinh, đậu
quả và tăng quá trình vận chuyển vật chất khô về tích lũy trong quả lạc.
3.5. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt lạc
Khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt là những chỉ tiêu không chỉ đánh giá
khả năng tạo năng suất mà còn liên quan đến chất lượng thương phẩm của lạc.
Bảng 7. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng 100 quả lạc
Nồng độ xử lý
(ppm)
Khối lượng 100 quả khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (g)
Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa
0 (đ/c) 109,32 d 110,7 1d 108,01 b 110,71 a
10 117,01 ab 133,32 a 114,32 a 114,80 a
20 118,03 a 128,71 a 115,01 a 115,02 a
30 113,71 bc 123,73 b 110,72 b 118,71 a
40 112,02 cd 115,71 c 109,31 b 113,03 a
50 110,03 d 113,32 cd 109,73 b 111,80 a
LSD0,05 3,813 4,755 4,751 6,702
Kết quả ở bảng 7 cho thấy, xử lý GA3 ở nồng độ 10 – 20 ppm cho hạt trước khi
gieo và thời kỳ trước ra hoa đã tăng khối lượng 100 quả lạc ở mức sai khác có ý nghĩa
so với đối chứng. Phun GA3 ở thời kỳ ra hoa và sau ra hoa tăng khối lượng 100 quả
không đáng kể.
Bảng 8. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng 100 hạt lạc
Nồng độ xử lý
(ppm)
Khối lượng 100 hạt khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (g)
Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa
0 (đ/c) 43,67 d 44,43 b 41,37 D 41,87 b
10 47,02 c 44,87 b 46,07 a 42,13 b
137
20 51,07 a 48,63 a 43,50 bc 46,90 a
30 48,97 b 46,47 ab 44,20 b 42,97 b
40 45,30 d 45,10 b 42,47 d 42,83 b
50 44,73 d 44,67 b 42,07 cd 41,90 b
LSD0,05 1,600 2,534 1,566 2,189
Khối lượng 100 hạt ngoài phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống còn phụ
thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh. Xử lý GA3 nồng độ 20 ppm cho hạt trước khi
gieo và thời kỳ trước ra hoa cho khối lượng 100 hạt cao ở mức sai khác có ý nghĩa so
với đối chứng.
3.6. Ảnh hưởng của GA3 đến năng suất và hiệu quả kinh tế của lạc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ xử lý GA3 đến năng suất kinh tế
lạc, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 9.
Bảng 9. Ảnh hưởng của GA3 đến năng suất kinh tế
Nồng độ
xử lý
(ppm)
Năng suất kinh tế khi xử lý GA3 ở thời kỳ ...
Hạt Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa
tấn/ha
%
so đ/c
tấn/ha
%
so đ/c
tấn/ha
%
so đ/c
tấn/ha
%
so đ/c
0 (đ/c) 2,98 d 100,00 3,05 b 100,00 3,12 c 100,00 2,97 c 100,00
10 3,22 ab 108,05 3,15 b 103,28 3,26 b 104,49 3,29 a 110,77
20 3,45 a 115,77 3,52 a 115,41 3,44 a 110,26 3,19 b 107,41
30 3,27 bc 109,73 3,21 b 105,25 3,19 bc 102,24 3,14 b 105,72
40 3,09 c 103,69 3,18 b 104,26 3,18 bc 101,92 3,08 bc 103,70
50 3,07 c 103,02 3,12 b 102,30 3,19 bc 102,24 3,06 bc 103,03
LSD0,05 1,126 - 1,772 - 1,230 - 0,890 -
Kết quả bảng trên cho thấy, năng suất lạc tăng ở mức sai khác có ý nghĩa khi xử
lý bổ sung GA3 ở các nồng độ và thời kỳ sinh trưởng phát triển. Nồng độ xử lý phù hợp
nhất là 20 ppm và thời kỳ xử lý có tác dụng tăng năng suất kinh tế cao là ngâm hạt trước
khi gieo và phun lên lá thời kỳ cây con, năng suất tăng tới 15,41 - 15,77 % so với đối
chứng.
Từ năng suất thu được ở các công thức, bước đầu chúng tôi tính hiệu quả kinh tế
của việc xử lý GA3 cho lạc ở các nồng độ và thời kỳ khác nhau thông quả chỉ tiêu lãi
suất thu được và chỉ số VCR. Kết quả thu được ở bảng 10 cho thấy:
138
Bảng 10. Ảnh hưởng của GA3 đến hiệu quả kinh tế
Nồng
độ xử lý
(ppm)
Lãi thu được khi xử lý GA3 ở thời
kỳ... (1000 đồng/ha)
Chỉ số VCR (Value Cost Ratio)
khi xử lý GA3 ở thời kỳ ...
Hạt
Trước
ra hoa
Ra
hoa
Sau ra
hoa
Hạt
Trước
ra hoa
Ra
hoa
Sau ra
hoa
0 (đ/c) - - - - - - - -
10 4.132 1.411 2.131 5.371 21,93 3,63 5,48 13,82
20 8.230 7.983 5.283 3.483 35,78 16,72 11,07 7,30
30 4.948 2.314 694 2.494 18,22 4,09 1,23 4,41
40 1.667 1.685 425 1.325 5,32 2,57 0,65 2,02
50 1.265 517 517 877 3,57 0,70 0,70 1,18
Xử lý GA3 cho lãi tăng so với đối chứng ở tất cả các công thức. Trong đó nồng
độ GA3 10 – 20 ppm cho lãi cao nhất ở tất cả các thời kỳ xử lý, lãi tăng 1,411 – 8,230
triệu đồng/ha.
Chỉ số VCR là tỷ số giữa giá trị nông sản tăng và giá trị chi phí tăng khi sử dụng
1 biện pháp kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất. Theo các nhà kinh tế, VCR = 1 thì việc
đầu tư thua lỗ, VCR = 2 thì hòa vốn, VCR > 2 thì việc đầu tư bắt đầu có lãi và khi VCR
> 3 thì lãi mới thuyết phục được người sử dụng. Kết quả ở các bảng cho thấy, bổ sung
GA3 10 – 30 ppm cho lạc qua các thời kỳ đều có VCR > 3 (trừ xử lý GA3 30 ppm ở thời
kỳ ra hoa có VCR = 1,23). Nồng độ GA3 20 ppm xử lý hạt trước khi gieo đem lại hiệu
quả kinh tế cao nhất, lãi suất đạt 8,23 triệu và VCR đạt 35,78.
4. Kết luận
- Xử lý bổ sung GA3 đã có tác dụng tốt đến các chỉ tiêu sinh trưởng, yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất cây lạc ở Thừa Thiên Huế.
- Xử lý GA3 10 - 20 ppm làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng và các yếu tố cấu thành
năng suất ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng.
- Xử lý GA3 10 - 20 ppm đã tăng năng suất lạc 10,25 – 15,77 % so với đối chứng.
- Xử lý GA3 10 - 20 ppm đã cho lãi 1,411 – 8,230 triệu đồng/ha, chỉ số VCR đạt
tới 35,78.
- Xử lý GA3 nồng độ 20 ppm bằng cách ngâm hạt giống trước khi gieo có tác dụng
tốt nhất.
139
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Chinh, Kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội,
2005.
[2]. Trương Đích, Kỹ thuật trồng các giống lạc, đậu đỗ, rau quả và cây ăn củ mới, Nxb.
Nông nghiệp, Hà Nội, 2000.
[3]. Nguyễn Đình Thi, Nghiên cứu ảnh hưởng của các NTVL (B, Mo, Zn) và chất ĐHST (α-
NAA, CCC) đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất và phẩm chất lạc ở Thừa Thiên Huế,
Luận án Tiến sỹ Sinh học, Đại học Huế, 2009.
[4]. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng,
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1993.
[5]. Lê Văn Tri, Chất điều hòa sinh trưởng và năng suất cây trồng, Nxb. Nông nghiệp, Hà
Nội, 1998.
[6]. Lê Văn Tri, Giberellin chất kích thích sinh trưởng thực vật, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[7].
EFFECTS OF GIBBERELLIC ACID (GA3) ON GROWTH TRAITS
AND YIELD OF PEANUT (Arachis hypogaea L.)
IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Dinh Thi, Le Van Tiep
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
The use of GA3 has been successful in increasing many crops yield but there is no data
available on the use of GA3 for peanut in Thua Thien Hue province. Extensive studies were
conducted at Tu Ha Crops Research Center, Agronomy Faculty, Hue University of Agriculture
and Forestry, to evaluate the effect of using GA3 with difference concentrations and during
different stages in the growth and productivity of peanut. Experiments were conducted in RCBD
designed with three replications. The results showed that: 1) The application of GA3 at 10 - 20
ppm could significantly increase the growth traits and yield of peanut; 2) When comparing with
control, the pod-yield could increase up to 10,25 – 15,77% and 3) Soaking seeds in GA3 20 ppm
before sowing produced better pod-yield than in other stages.
Key words: peanut, GA3, growth traits and pod-yield.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67_14_5312_1553_2117906.pdf