Tài liệu Ðánh giá nhanh chất lượng môi trường nước qua côn trùng thủy sinh và chỉ số sinh học EPT ở suối Ta Lu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế - Hoàng Đình Trung: 193
TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 64, 2011
ðÁNH GIÁ NHANH CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC QUA CƠN TRÙNG
THỦY SINH VÀ CHỈ SỐ SINH HỌC EPT Ở SUỐI TA LU,
HUYỆN NAM ðƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hồng ðình Trung
Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế
TĨM TẮT
Trong nghiên cứu này, chúng tơi tiến hành sử dụng cơn trùng ở nước thuộc ba bộ là
Phù du (Ephemeroptera), bộ Cánh úp (Plecoptera) và bộ Cánh lơng (Trichoptera) làm chỉ thị
sinh học để đánh giá chất lượng nước mặt tại 05 điểm ở suối Ta Lu, huyện Nam ðơng thơng
qua hệ thống tính điểm chống chịu của các họ cơn trùng ở nước của Hilsenhoff (1988) và chỉ số
sinh học EPT (Schmiedt et al., 1998). Kết quả phân tích mẫu vật thu được đã xác định được 15
họ cơn trùng ở nước thuộc 03 bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lơng. Nghiên cứu cho thấy chất
lượng mơi trường nước mặt tại suối Ta Lu khá tốt, giá trị EPT dao động từ 2,28 đến 3,67. Chất
lượng nước mặt tại suối Ta Lu nằm trong giới hạn khá tốt đến tốt; cĩ thể cung cấp cho các mục
...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ðánh giá nhanh chất lượng môi trường nước qua côn trùng thủy sinh và chỉ số sinh học EPT ở suối Ta Lu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế - Hoàng Đình Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
193
TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 64, 2011
ðÁNH GIÁ NHANH CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC QUA CƠN TRÙNG
THỦY SINH VÀ CHỈ SỐ SINH HỌC EPT Ở SUỐI TA LU,
HUYỆN NAM ðƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hồng ðình Trung
Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế
TĨM TẮT
Trong nghiên cứu này, chúng tơi tiến hành sử dụng cơn trùng ở nước thuộc ba bộ là
Phù du (Ephemeroptera), bộ Cánh úp (Plecoptera) và bộ Cánh lơng (Trichoptera) làm chỉ thị
sinh học để đánh giá chất lượng nước mặt tại 05 điểm ở suối Ta Lu, huyện Nam ðơng thơng
qua hệ thống tính điểm chống chịu của các họ cơn trùng ở nước của Hilsenhoff (1988) và chỉ số
sinh học EPT (Schmiedt et al., 1998). Kết quả phân tích mẫu vật thu được đã xác định được 15
họ cơn trùng ở nước thuộc 03 bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lơng. Nghiên cứu cho thấy chất
lượng mơi trường nước mặt tại suối Ta Lu khá tốt, giá trị EPT dao động từ 2,28 đến 3,67. Chất
lượng nước mặt tại suối Ta Lu nằm trong giới hạn khá tốt đến tốt; cĩ thể cung cấp cho các mục
đích khác nhau: phục vụ cho sinh hoạt, cho các ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp và giải trí.
1. Mở đầu
Việc sử dụng phương pháp sinh học nhằm đánh giá chất lượng nước ngày nay đã
được nhiều nước trên Thế giới quan tâm và áp dụng. Trong cơng tác quản lý, giám sát
và quan trắc mơi trường nước hiện nay, đánh giá chất lượng nước thơng qua phương
pháp sinh học đã khắc phục được một số hạn chế của phương pháp hĩa học như địi hỏi
các thiết bị máy mĩc đắt tiền, hĩa chất. Ưu điểm của quan trắc sinh học sẽ cung cấp các
dẫn liệu về thời gian, tiện lợi trong sử dụng; đặc biệt là thân thiện với mơi trường. Ngồi
hệ thống tính điểm BMWPViet và chỉ số ASPT đã được Nguyễn Xuân Quýnh (2000),
ðặng Ngọc Thanh (2002) xây dựng và điều chỉnh để tính tốn cho phù hợp với đặc
điểm khu hệ ðộng vật khơng xương sống cũng như điều kiện mơi trường tự nhiên của
nước ta thì hiện nay, các nước trên Thế giới như Anh, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan,...
đang sử dụng phổ biến chỉ số EPT để đánh giá nhanh chất lượng nước tại các dịng chảy,
nơi thủy vực rộng và cĩ nhiều điểm quan trắc (Bode et al., 1995, 1997, 2002; Schmiedt
et al., McGonigle J., 2000). Chỉ số EPT dựa trên mức chống chịu với mức độ ơ nhiễm
thủy vực của các họ cơn trùng ở nước (Aquatic insect) và sự cĩ mặt hoặc vắng mặt của
các họ Cơn trùng ở nước thuộc bộ Phù du (Ephemeroptera), Cánh lơng (Ephemeroptera)
và Cánh úp (Plecoptera). Chúng là nhĩm động vật khơng xương sống quan trọng trong
các thủy vực nước chảy ở nội địa (khe, suối); đặc biệt nhiều lồi nhạy cảm với thay đổi
mơi trường sống và sự ơ nhiễm, do vậy chúng cịn được biết tới như là vật chỉ thị sinh
194
học tối ưu cho quan trắc chất lượng nước. Vì vậy, bài báo này nhằm hướng tới mục
đích: (1) áp dụng chỉ số sinh học EPT để đánh giá nhanh chất lượng nước tại các điểm
nghiên cứu của khu vực suối Ta Lu (Nam ðơng, Thừa Thiên Huế); (2) Xác định thành
phần khu hệ cơn trùng ở nước tại vùng nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu sẽ khơng chỉ
là dữ liệu bước đầu về đa dạng sinh học cơn trùng thủy sinh, mà cịn cung cấp những
thơng tin về chất lượng mơi trường nước ở suối Ta Lu, huyện Nam ðơng, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu mẫu Cơn trùng ngồi thực địa
Tiến hành khảo sát, thu mẫu cơn trùng ở nước trong 03 đợt vào năm 2010 (tháng
II, tháng IV và tháng VI năm 2010) tại 05 điểm theo các sinh cảnh đặc trưng, đại diện
cho khu vực suối nghiên cứu. Qua khảo sát thực tế cho thấy, các tác động nhân tạo đến
nguồn nước chính là hoạt động sinh hoạt của một số ít hộ dân tộc thiểu số Katu sống
ven suối và tình trạng khai thác lâm sản ngồi gỗ dọc hai bên bờ suối của cư dân vùng
đệm vườn Quốc gia Bạch Mã. Mẫu vật ngồi tự nhiên được thu thập theo phương pháp
điều tra cơn trùng nước của Edmunds et al., (1997) và McCafferty (1983). Cụ thể mẫu
định lượng được thu bằng vợt Surber (Surber net – 50 × 50 cm). Việc thu mẫu được
thực hiện cả nơi nước đứng cũng như nước chảy, ở ven bờ suối và thực vật thủy sinh
sống ở suối. Thời gian thu mẫu tại mỗi điểm là 20 phút. Mẫu vật sau khi thu ở thực địa
được bảo quản bằng cồn 800 hoặc formalin 4%. Tất cả mẫu vật sau khi phân tách thành
các taxon bậc họ và giống, ghi đầy đủ thơng tin mẫu đã định loại, được lưu giữ ở phịng
thí nghiệm Tài nguyên - Mơi trường, khoa Sinh học, trường ðại học Khoa học Huế.
2.2. Phương pháp phân tích mẫu vật và xử lý số liệu
Mẫu vật được định loại dựa trên các tài liệu về cơn trùng ở nước của các tác giả
Nguyễn Xuân Quýnh (2001, 2002), Nguyễn Văn Vịnh (2003, 2004); Patrick McCafferty W.
(1981); Ward, J. V. (1992); Michael Quigley (1993); Sangradub, N., and Boonsoong, B.
(2004); Cao Thị Kim Thu (Cao, 2002; Cao and Bae, 2003); Hồng ðức Huy (2005),...
Các chỉ tiêu như pH, hàm lượng oxy hồ tan (DO), được đo ngay sau khi lấy
mẫu tại hiện trường. Các chỉ tiêu cịn lại được phân tích tại phịng thí nghiệm. Nhu cầu
oxy sinh học (BOD5) được xác định bằng phương pháp cấy và pha lỗng. Nhu cầu oxy
hố học (COD) được xác định bằng phương pháp Kali Bicromat.
2.3. Phương pháp sử dụng chỉ số sinh học EPT
Việc phân tích các điểm số mơi trường và giá trị EPT được xây dựng theo hai
bước: (i) sự hiện diện của các cá thể cho phép đánh giá các đặc điểm về mơi trường
sống của chúng, tính tốn chỉ số sinh học và xác định chất lượng nước tại các điểm lựa
chọn; (ii) kiểm tra sự khác nhau về chất lượng nước trong cùng một khu vực hoặc giữa
các khu vực với nhau dựa vào các nhĩm đại diện. Các số liệu được phân tích dựa vào
195
mức độ phong phú của thành phần cơn trùng ở nước EPT (Ephemeroptera: E - Mayflies,
Plecoptera: P - Stoneflies and Trichoptera: T- Caddisflies). Số lượng cá thể thuộc các họ
cơn trùng Phù du (Ephemeroptera), Cánh úp (Plecoptera) và Cánh lơng (Trichoptera) là
những thơng số quan trọng cho độ phong phú EPT và chỉ số sinh học EPT. Mức độ
chống chịu, mẫn cảm với ơ nhiễm mơi trường nước khác nhau theo hệ thống tính điểm
chống chịu của các họ cơn trùng ở nước của Hilsenhoff (1988): từ 0 (nghĩa là rất nhạy
cảm) lên đến 10 (ít nhạy cảm với ơ nhiễm). Nghiên cứu của chúng tơi tập trung vào
những dữ liệu được thu thập cho chỉ số sinh học EPT (E - Ephemeroptera, P -
Plecoptera, T - Trichoptera) nhằm đánh giá chất lượng nước tại một số điểm thuộc suối
Ta Lu, ở huyện Nam ðơng, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mối liên hệ giữa chất lượng nước và chỉ số EPT – Biotic Index (Ephemeroptera: E -
Mayflies, Plecoptera: P - Stoneflies and Trichoptera: T - Caddisflies) dựa vào tài liệu bởi
Schmiedt et al., (1998). Theo đĩ, mức độ tăng của tác động sinh học đã làm giảm dần các
lồi nhạy cảm, dẫn đến làm giảm sự đa dạng về thành phần lồi. Kết quả này xảy ra do số
lượng giống, lồi cĩ sức chịu đựng kém chỉ sinh sống ở những vùng nước sạch, trong
khi đĩ các lồi chịu đựng tốt ngày càng xuất hiện nhiều ở vùng nước ơ nhiễm.
Bảng 1. Mối liên quan giữa chất lượng nước và chỉ số EPT (Schmidt et al. 1998)
EPT - Biotic Index 0 – 3,75 3,76 – 6,50 > 6,50
Chất lượng nước Khơng tác động Tác động vừa phải Tác động cao
[EPT Biotic Index = (TVxD) ÷ D].
TV: giá trị chịu đựng của họ, d: số lượng cá thể của mỗi họ và D là tổng số cá thể cĩ
trong mẫu.
3. Kết quả nghiên cứu
Qua kết quả của 03 đợt khảo sát tại 05 điểm ở suối Ta Lu, chúng tơi đã ghi nhận
được 15 họ cơn trùng ở nước thuộc ba bộ: Phù du (Ephemeroptera), Cánh úp (Plecoptera)
và Cánh lơng (Trichoptera). Trong đĩ bộ Phù du cĩ 7 họ (chiếm 46,67%), Cánh úp 5 họ
(chiếm 33,33%) và Cánh lơng 3 họ (chiếm 20%). Xét mối quan hệ giữa chất lượng nước
và chỉ số EPT, cho thấy chất lượng nước suối Ta Lu hầu hết ở tình trạng khơng bị tác
động, giữa các điểm khảo sát cĩ chỉ số sinh học EPT khác nhau, dao động trong khoảng
2,28 – 3,67. Tính đa dạng về thành phần số lượng cơn trùng ở nước theo các điểm nghiên
cứu cĩ sự khác nhau, điểm M1 thu được số lượng phong phú nhất (81 cá thể), trong khi đĩ
tại điểm M2 lại thấp nhất (37 cá thể), điểm M5 cĩ 46 cá thể, hai điểm M3 và M4 cùng cĩ 46
cá thể.
Qua các kết quả phân tích chất lượng nước trong 03 đợt khảo sát bằng phương
pháp hĩa học, lấy kết quả trung bình cho thấy chất lượng nước tại các điểm nghiên cứu
của suối Ta Lu khá tốt. ða số các thơng số mơi trường nước đều nằm trong giới hạn cho
phép về cấp nước sinh hoạt (Cột A1, A2: QCVN 08: 2008/BTNMT).
196
Bảng 2. Chỉ số sinh học EPT theo các điểm thu mẫu ở suối Ta Lu
Bộ Tên họ TV
Số lượng TV *D
M1 M2 M3 M4 M5 M1 M2 M3 M4 M5
Ephemeroptera
(Mayflies)
Baetidae 4 3 1 6 7 6 12 4 24 28 24
Caenidae 7 15 9 5 3 4 105 63 35 21 28
Ephemeridae 4 2 1 2 - 5 8 4 8 - 20
Potamanthidae 4 2 3 1 2 3 8 12 4 8 12
Heptageniidae 4 7 4 2 2 4 28 16 8 8 16
Ephemerellidae 1 3 3 10 9 5 3 3 10 9 5
Leptophlebiidae 2 3 1 - 1 3 6 2 - 2 6
Plecoptera
(Stoneflies)
Leuctridae 0 5 - - 2 5 - - - - -
Perlidae 1 3 - 4 5 11 3 - 4 5 -
Perlodidea 2 2 - 1 3 4 4 - 2 6 8
Chloroperlidae 1 3 2 1 - 2 3 2 1 - 2
Nemouridae 2 4 1 3 1 1 8 2 6 2 2
Trichoptera
(Caddisflies)
Hydropsychidae 4 21 4 5 7 6 84 16 20 28 24
Hydroptilidae 4 5 3 3 2 5 20 12 12 8 20
Rhyacophilidae 0 3 5 3 2 9 - - - - -
Tổng số cá thể 81 37 46 46 73
Tổng điểm chống chịu các họ 292 136 134 125 167
Chỉ số EPT 3,60 3,67 2,91 2,71 2,28
Bảng 3. Chất lượng nước suối Ta Lu tại các điểm nghiên cứu bằng phân tích hĩa học
Các thơng
số mơi
trường
ðiểm
M1
ðiểm
M2
ðiểm
M3
ðiểm
M4
ðiểm
M5
QCVN 08: 2008/BTNMT
A1 A2 B1 B2
pH 6,50 6,60 6,50 6,50 6,50 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9
DO (mg/l) 8,10 8,40 9,73 9,30 9,32 ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2
BOD5
(mg/l)
4,30 2,82 2,42 2,60 1,62 4 6 15 25
COD
(mg/l)
30 30 20 10 10 10 15 30 50
Ghi chú:
*A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như
loại A2, B1 và B2.
197
*A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng cơng nghệ xử lý phù
hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.
*B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác cĩ yêu cầu
chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
* B2 - Giao thơng thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
Nhìn chung, càng lên cao chất lượng nước càng tốt, tại các điểm thu mẫu cĩ độ
cao lớn > 400m (M4, M5) chất lượng nước khá tốt. Ở các điểm này do địa hình dốc,
nước chảy mạnh cuốn trơi các chất bẩn xuống hạ lưu, các thơng số mơi trường nước
như pH, DO, BOD5, COD phần lớn đều nằm trong giới hạn cho phép về cấp nước sinh
hoạt (Cột A1: QCVN 08: 2008/BTNMT). Tại các điểm thu mẫu cĩ độ cao ≤ 200 m (M1,
M2, M3), giá trị COD đều vượt quá giới hạn của cấp nước sinh hoạt, là điểm hứng các
các chất hữu cơ (chủ yếu là xác thực vật) từ phía thượng nguồn trơi xuống làm cho chất
lượng nước tại các điểm này kém hơn các điểm phía thượng nguồn. Một nguyên nhân
khác làm cho chất lượng nước vùng này kém hơn phía thượng nguồn chính là do sự tác
động của con người, ở xung quanh điểm nghiên cứu (M1, M2) cĩ một vài hộ gia đình dân
tộc thiểu số Katu sinh sống, các hoạt động của con người như đi lại, tắm rửa, giặt giũ
quần áo, làm cho chất lượng nước giảm đi đáng kể. Nguồn nước này cĩ thể cấp cho
sinh hoạt sau khi được xử lý bằng phương pháp thích hợp.
4. Kết luận
4.1. Sử dụng Cơn trùng ở nước để đánh giá chất lượng nước suối Ta Lu, huyện
Nam ðơng, tỉnh Thừa Thiên Huế theo các điểm nghiên cứu thơng qua chỉ số sinh học
EPT cho thấy chất lượng nước tại các điểm nghiên cứu đều nằm ở mức khơng bị tác
động. Phần lớn các thơng số chất lượng nước ở suối Ta Lu đều cĩ thể dùng để cấp nước
cho sinh hoạt, cho các ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp và giải trí.
4.2. Khi đối chiếu với kết quả phân tích mơi trường nước bằng phương pháp hĩa
học, việc xác định chất lượng mơi trường nước bằng phương pháp sinh học cho kết quả
gần tương đương với phân tích bằng phương pháp hĩa học. ðiều này chứng tỏ việc sử
dụng phương pháp chỉ thị sinh học cĩ mức độ chính xác khá cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên & Mơi trường, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
(QCVN08: 2008/BTNMT), 2008.
[2]. Võ Văn Phú, Hồng ðình Trung, Lê Mai Hồng Thy, Sử dụng động vật khơng xương
sống cỡ lớn để đánh giá chất lượng mơi trường ở một số điểm trên sơng Bồ, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Tạp chí Khoa học ðại học Huế, số 57, 2010.
[3]. Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steve Tilling, ðịnh loại các nhĩm động vật khơng
xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam, Nxb ðại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
198
[4]. Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steve Tilling và Mai ðình Yên, Giám sát sinh học
mơi trường nước ngọt bằng động vật khơng xương sống cỡ lớn, Nxb ðại học Quốc gia
Hà Nội, 2002.
[5]. ðặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, ðịnh loại động vật khơng xương
sống nước ngọt Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1980.
[6]. Hồng ðình Trung, Lê Trọng Sơn, Mai Phú Quý, ðặng Ngọc Quốc Hưng, Sử dụng
động vật khơng xương sống cỡ lớn để đánh giá nhanh chất lượng nước vùng ven vườn
Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (81),
2010.
[7]. Huy, H. D, Systematics of the Trichoptera (Insecta) in Viet Nam, Seoul Women's
University, Seoul, 2005.
[8]. Hellawell, J. A. M., Biological indicators of freshwater pollution and environmental
management, Ellesmere Applied Science Pulishers, London, 1986
[9]. McCafferty, W. P., Provonsha, A. W., Aquatic Entomology, Boston: Jones & Bartlett
Publishers, 2003.
[10]. Michael Quigley, Key to the Invertebrate animals of streams and rivers, 1993.
[11]. Pauw N. De., H. A. Hawkes, Biological monitoring of river water quality, River
Water Quality Monitoring and Control, Aston University Press, (1993), 87-111.
[12]. Quynh, N. X; Yen, M. D, Clive Pinder and Steve Tilling, Biological Surveillance of
freshwater, Using macroinvertebrate, A practical manual and Identification key for use in
Vietnam, Darwin initiative, field studies council, U. K., (2000), 103.
[13]. Sangradub, N., and Boonsoong, B, Identification of Freshwater Invertebrates of the
Mekong River and Tributaries, Thailand: Mekong River Commission, 2004.
[14]. Thu, C. T. K. Systematics of the Plecoptera (Insecta) in Vietnam. Seoul Women's
University, Seoul, 2002.
[15]. Vinh, N. V., Systematics of the Ephemeroptera (Insecta) of Vietnam, Ph.D Thesis. Seoul
Women's University, Korea, 2003.
[16]. Vinh, N. V., Bae, Y. J., A new Ethyplociid Burrowing Mayfly (Ephemeroptera:
Euthyplociinae, Polymitarcyidae) from Vietnam, Korean J. Biol. Sci., (2003), 279 – 282.
199
EVALUATION ON QUALITY OF WATER IN TALU STREAM OF NAM
DONG DISTRICT, THUA THIEN-HUE PROVINCE BY OBSERVING
AQUATIC INSECTS AND USING EPT BIOINDICATORS
Hoang Dinh Trung
College of Sciences, Hue University
SUMMARY
In this study, we observed the aquatic insects in the three oders of Mayfly
(Ephemeroptera), the Stonefly (Plecoptera) and the Caddisfly (Trichoptera) as bioindicators to
assess surface water quality at 05 points in the Ta Lu stream, Nam Dong district using a scoring
system of the tolerance value aquatic insects of Hilsenhoff (1988) and EPT biological indicators
(Schmiedt et al., 1998). The results of the analysis of specimens show that 15 families belonging
to 3 oders of insects have been identified. Data analysis also shows that the biotic indices (EPT)
ranging from 2,28 to 3,67. The quality of surface water ranges from fresh water to relatively
fresh water which can be used for living, industry branches, agriculture and entertainment.
When comparing with results of water environmental analysis by chemical method, it has been found
that water environmental quality determined by biological methods give similar results to those
determined by chemical methods.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 64_19_8358_884_2117845.pdf