Tài liệu Ðánh giá hiệu quả của phác đồ 4 thuốc có Bismuth và tác động của kiểu gen Cyp2c19 trong tiệt trừ Helicobacter Pylori đã thất bại điều trị trước đó: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 98
ÐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ 4 THUỐC CÓ BISMUTH
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỂU GEN CYP2C19 TRONG TIỆT TRỪ
HELICOBACTER PYLORI ĐÃ THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ TRƯỚC ĐÓ
Hồ Tấn Phát*, Trần Nhựt Thị Ánh Phượng*, Tống Phương Hoa***, Bùi Hữu Hoàng**,
Vũ Thị Kim Thanh*, Mã Phước Nguyên*, Trần Thị Diễm Trang*, Nguyễn Văn Ái*,
Nguyễn Huyền Châu*, Trần Thị Kim Ngân*,Lê Thị Ngọc Hân****, Nguyễn Thị Hồng Điệp*****
TÓM TẮT
Ðặt vấn đề: Nhiễm Helicobacter pylori là nguyên nhân quan trọng của loét dạ dày tá tràng và ung thý dạ
dày. Tiệt trừ Helicobacter pylori vẫn còn là thử thách với các nhà lâm sàng vì xuất độ gia tăng của những chủng
Helicobater pylori đề kháng với các kháng sinh thường dùng. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu
đánh giá hiệu quả của phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong điều trị Helicobacter pylori đã thất bại với các phác đồ
trýớc đó, khảo sát tác dụng ph...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ðánh giá hiệu quả của phác đồ 4 thuốc có Bismuth và tác động của kiểu gen Cyp2c19 trong tiệt trừ Helicobacter Pylori đã thất bại điều trị trước đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 98
ÐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ 4 THUỐC CÓ BISMUTH
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỂU GEN CYP2C19 TRONG TIỆT TRỪ
HELICOBACTER PYLORI ĐÃ THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ TRƯỚC ĐÓ
Hồ Tấn Phát*, Trần Nhựt Thị Ánh Phượng*, Tống Phương Hoa***, Bùi Hữu Hoàng**,
Vũ Thị Kim Thanh*, Mã Phước Nguyên*, Trần Thị Diễm Trang*, Nguyễn Văn Ái*,
Nguyễn Huyền Châu*, Trần Thị Kim Ngân*,Lê Thị Ngọc Hân****, Nguyễn Thị Hồng Điệp*****
TÓM TẮT
Ðặt vấn đề: Nhiễm Helicobacter pylori là nguyên nhân quan trọng của loét dạ dày tá tràng và ung thý dạ
dày. Tiệt trừ Helicobacter pylori vẫn còn là thử thách với các nhà lâm sàng vì xuất độ gia tăng của những chủng
Helicobater pylori đề kháng với các kháng sinh thường dùng. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu
đánh giá hiệu quả của phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong điều trị Helicobacter pylori đã thất bại với các phác đồ
trýớc đó, khảo sát tác dụng phụ của phác đồ và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, phân tích sự phân bố và tác
động của kiểu gen CYP2C19 đến hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori.
Ðối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến cứu được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 12/2016 đến tháng 5/2017, gồm 97 bệnh nhân đã thất bại tiệt trừ Helicobacter pylori trước đó. Bệnh nhân
được điều trị với phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong 14 ngày. Thử nghiệm urease nhanh hoặc thử nghiệm hơi thở
được sử dụng để đánh giá kết quả điều trị. Ghi nhận tỷ lệ điều trị thành công, sự tuân trị, tác dụng phụ của phác
đồ và kiểu gen CYP2C19.
Kết quả: 92 bệnh nhân được điều trị khỏi Helicobacter pylori (tỷ lệ thành công là 95,8%). Tác dụng phụ của
phác đồ gặp ở 77,3% trýờng hợp (75/97), trong đó tác dụng phụ nhẹ là thường gặp nhất (55,7%). Tuân trị tốt
chiếm tỷ lệ 93,8% (91/97). Về kiểu gen CYP2C19, tỷ lệ PM, IM và EM tương ứng là 9,3%, 41, 7% và 47%.
Trong số 4 bệnh nhân thất bại với phác đồ 4 thuốc có Bismuth, 2 bệnh nhân là EM và 2 bệnh nhân là IM, không
có trường hợp PM nào được ghi nhận.
Kết luận: Cho đến ngày nay, phác đồ 4 thuốc có Bismuth vẫn còn hiệu quả trong tiệt trừ Helicobacter pylori
đã thất bại điều trị trước đó. Ngoài ra, người ta cũng đã ghi nhận có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tiệt trừ
Helicobacter pylori ở các kiểu gen CYP2C19 khác nhau. Vì thế, nên xác định kiểu gen CYP2C19 trước khi bắt
đầu điều trị nhiễm Helicobacter pylori.
Từ khóa: Tiệt trừ Hp, thất bại điều trị trước đó, phác đồ 4 thuốc có Bismuth, kiểu gen CYP2C19.
ABSTRACT
INVESTIGATING THE EFFICACY OF BISMUTH QUADRUPLE THERAPY AND CYP2C19
POLYMORPHISM’S INFLUENCE ON ERADICATION OF HELICOBACTER PYLORI AFTER
PREVIOUS TREATMENT FAILURE
Ho Tan Phat, Tran Nhut Thi Anh Phuong, Tong Phuong Hoa, Bui Huu Hoang,Vu Thi Kim Thanh,
Ma Phuoc Nguyen, Tran Thi Diem Trang, Nguyen Van Ai, Nguyen Huyen Chau, Tran Thi Kim Ngan,
Le Thi Ngoc Han, Nguyen Thi Hong Diep
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 98 – 104
*Khoa Nội Tiêu hóa BV Chợ Rẫy, **Ðại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, ***BV Đa khoa tỉnh Ðak Lak
**** Khoa Điều trị theo yêu cầu (trại 6), bệnh viện Chợ Rẫy, ***** Phòng Kỹ năng lâm sàng BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Trần Nhựt Thị Ánh Phượng, ÐT: 0913814214, Email: anhphuongtran2002@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 99
Background: Helicobacter pylori infection is an important cause of peptic ulcer diseases and gastric cancer.
Treatment of Helicobacter pylori infection remains a challenge for the medical community because of the
increasing prevalence of bacterial strains that are resistant to the most commonly used antimicrobials. Our aims
are to access the efficacy of Bismuth quadruple therapy in treatment of Helicobacter pylori resistant to primary
eradication, investigate side effects of the regimen as well as patient’s compliance, analyze distribution of
CYP2C19 polymorphism and its influence on the Helicobacter pylori eradication rate.
Methods: From December 2016 to May 2017, a prospective cross-sectional study was performed at Cho ray
hospital. 97 patients who experienced previous treatment failure in Helicobacter pylori eradication were included.
Bismuth quadruple therapy was given for 14 days. A rapid urease test or urease breath test was accepted to
confirm cure of Helicobacter pylori infection after treatment. The eradication rate, drug compliance, side effects,
and CYP2C19 genotypes of each patient were evaluated.
Results: Cure of Helicobacter pylori was achieved in 92 patients (eradication rate was 95.8%). The number
of patients having side effects was 77.3% (75/97) in which minor side effects were most frequent (55.7%). The
good compliance was 93.8% (91/97). For analysis of CYP2C19 genotypes, the proportion of PM, IM, EM were
9.3%, 41.7% and 49%, respectively. Among 4 patients who failed to Bismuth quadruple therapy, there were 2
patients with EM and 2 others with IM, no one with PM was recognized.
Conclusions: Nowadays, Bismuth quadruple therapy is still effective in curing Helicobacter pylori infection
resistant to primary eradication. Besides, it is noticed that there was a significant difference in the Helicobacter
pylori eradication rates among various CYP2C19 genotypes. Therefore, it should be performed examination of
CYP2C19 genotypes before starting Helicobacter pylori eradication.
Keywords: Hp eradication, previous treatment failure, Bismuth quadruple therapy, CYP2C19 genotypes.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Helicobacter pylori (Hp) là nguyên nhân phổ
biến nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng, và là
yếu tố nguy cơ số một gây ung thư dạ dày. Do
đó tiệt trừ Helicobacter pylori đóng vai trò quan
trọng, nhằm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, nâng
cao chất lượng cuộc sống, giảm gánh nặng cho
gia đình và xã hội(11).
Tuy nhiên, các phác đồ tiệt trừ Helicobacter
pylori 3 thuốc cổ điển hiện nay có tỷ lệ thành
công thấp(3), theo nghiên cứu của Nguyễn Thúy
Vinh và cộng sự năm 2004 tại Hà Nội là 55%(7),
Bùi Hữu Hoàng và cộng sự năm 2010 tại
TP.HCM là 62,5%(1). Nhiều đồng thuận trong
nước và thế giới trong đó có đồng thuận
Maastricht V(9) và Hội Khoa học Tiêu hóa Việt
Nam đã khuyến cáo phác đồ 4 thuốc có Bismuth
là một trong các phác đồ có hiệu quả ở những
bệnh nhân nhiễm Helicobacter pylori đã thất bại
điều trị với những phác ðồ 3 thuốc trýớc đó.
Phác đồ này đã được nghiên cứu và áp dụng
nhiều nơi trên thế giới cho kết quả tiệt trừ cao.
Tuy nhiên, ở nước ta còn ít nghiên cứu về hiệu
quả của phác đồ 4 thuốc có Bismuth và tác động
của kiểu gen CYP2C19 trong tiệt trừ
Helicobacter pylori đã thất bại điều trị trước đó,
vì thế chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này
nhằm 3 mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả tiệt trừ Helicobacter
pylori của phác đồ 4 thuốc có Bismuth ở bệnh
nhân viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm Hp đã
thất bại điều trị với các phác đồ trước đó.
2. Đánh giá các tác dụng phụ của thuốc và
mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân với phác
đồ điều trị.
3. Khảo sát phân bố của kiểu gen CYP2C19
và đánh giá tác động của kiểu gen CYP2C19 đến
hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori.
ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Trên 18 tuổi.
Đã thất bại điều trị tiệt trừ H. pylori không
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 100
quá hai lần trong vòng 6 tháng gần đây nhưng
chưa được điều trị bằng phác đồ 4 thuốc có
Bismuth, được xác định còn Hp dựa vào ít nhất
1 trong 2 thử nghiệm: test urease nhanh dương
tính, thử nghiệm hơi thở dương tính.
Không sử dụng kháng sinh, thuốc kháng tiết
acid, thuốc chứa Bismuth trong vòng 1 tháng
trước khi tham gia nghiên cứu.
Đồng ý tham gia nghiên cứu và tuân thủ điều trị.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với một trong
các thuốc của phác đồ điều trị (Tetracycline,
Metronidazole, Bismuth).
Bệnh nhân có thai, cho con bú.
Bệnh nhân đang mắc bệnh khác hoặc đang
điều trị bệnh khác kèm theo.
Phương pháp thu thập số liệu
Chọn bệnh nhân đưa vào nghiên cứu
Tiến hành điều trị bằng phác đồ 4 thuốc có Bismuth
Esomeprazole (Nexium 20 mg) 1 viên x 2
lần/ngày, uống trước ăn 30 phút x 14 ngày.
Bismuth (Trymo 120 mg) 1 viên x 4 lần/ngày,
uống trước ăn 30 phút x 14 ngày.
Metronidazole (Metronidazole 250 mg) 1
viên x 4 lần/ngày, uống sau ăn x 14 ngày.
Tetracycline (Tetracycline 500 mg) 1 viên x
4 lần/ ngày, uống sau ăn x 14 ngày.
Ghi nhận tác dụng phụ của thuốc và mức độ tuân thủ
của bệnh nhân với phác đồ điều trị
Ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân hoàn thành điều
trị, và ghi nhận các tác dụng phụ của thuốc.
Tất cả bệnh nhân đều được cung cấp thông
tin và tư vấn trong suốt thời gian điều trị qua
điện thoại và được hẹn tái khám sau 2 tuần để
đánh giá các tác dụng phụ và mức độ tuân thủ
của bệnh nhân với phác đồ điều trị.
Các tác dụng phụ của thuốc là những triệu
chứng xuất hiện trong quá trình sử dụng thuốc,
giảm hoặc hết khi ngưng sử dụng thuốc, bao
gồm: mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu
chảy, táo bón, chán ăn, đau bụng, nổi ban, tiêu
phân đen, vị kim loại, triệu chứng khác. Các tác
dụng phụ được đánh giá theo các mức độ:
Không: không có triệu chứng khó chịu nào.
Nhẹ: có < 3 triệu chứng, xuất hiện < 3
lần/tuần, không ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Trung bình: có 3 triệu chứng, xuất hiện ≥ 3
lần/ tuần, bắt đầu ảnh hưởng ít đến sinh hoạt và
công việc nhưng vẫn hoàn thành điều trị.
Nặng: có ≥ 4 triệu chứng, xuất hiện liên tục
ảnh hưởng đến sinh hoạt, hạn chế khả năng làm
việc, hoặc bệnh nhân không thể tiếp tục điều trị
vì các ảnh hưởng này.
Đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân
với phác đồ điều trị:
Tốt: sử dụng thuốc đúng theo các hướng dẫn
trong toa thuốc.
Trung bình: không uống thuốc 1 - 2 cữ/tuần,
hoặc uống không đúng thời gian, hoặc bỏ thuốc
1 - 2 ngày vì tác dụng phụ của thuốc.
Kém: sử dụng thuốc tùy tiện, không đủ liều,
không đủ thời gian, tự ý ngưng thuốc vì không
chịu đựng được tác dụng phụ của thuốc.
Thu thập, đánh giá kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori
Ghi nhận kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori
sau khi ngưng hoàn toàn điều trị sau 4 tuần dựa
vào thử nghiệm hơi thở hoặc test urease nhanh.
Ghi nhận đặc điểm kiểu gen CYP2C19 ở
các bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang tiến cứu, cỡ mẫu ít nhất 62 bệnh
nhân, được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 12/2016 đến tháng 05/2017.
Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0
Các biến định tính được trình bày dưới dạng
tỷ lệ phần trăm.
Các biến định lượng có phân phối chuẩn
được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch
chuẩn. Biến định lượng không có phân phối
chuẩn được trình bày dưới dạng trung vị
(khoảng tứ vị).
Kiểm định mối tương quan giữa các biến
định tính bằng phép kiểm Chi bình phương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 101
Kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm là biến
định lượng có phân phối chuẩn bằng phép kiểm
t. Kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm là biến
định lượng không có phân phối chuẩn bằng
phép kiểm Mann-Whitney U.
Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê
khi p < 0,05, với khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu:
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu.
Giới tính Tổng
Nam Nữ
Số bệnh nhân 31 66 97
Tỷ lệ % 38 62 100
Tuổi 39 ± 14 46 ± 13 44 ± 13
Nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam, và có tuổi trung
bình cao hơn nam.
Tác dụng phụ
Mức độ tác dụng phụ
Bảng 2: Mức độ tác dụng phụ
Không Nhẹ Trung bình Nặng Tổng
Số bệnh nhân 22 54 18 3 97
Tỷ lệ % 22,7 55,7 18,5 3,1 100
Tác dụng phụ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất, tác
dụng phụ nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Các tác dụng phụ thường gặp
Bảng 3: Các tác dụng phụ thường gặp
Tác dụng phụ Tỷ lệ % Tác dụng phụ Tỷ lệ %
Buồn nôn, nôn 36 Đau bụng 8
Tiêu phân đen 33 Vị kim loại 8
Mệt mỏi 32 Triệu chứng tiêu hóa
khác (đắng miệng,
mót đại tiện)
5
Chán ăn 14
Đau đầu 9 Táo bón 4
Tiêu chảy 9 Nổi ban 2
Buồn nôn, nôn là tác dụng phụ thường gặp
nhất, kế đó là tiêu phân đen, mệt mỏi. Nổi ban là
tác dụng phụ ít gặp nhất.
Liên quan tác dụng phụ và giới tính
Tỷ lệ nữ giới bị tác dụng phụ bởi thuốc
nhiều hơn nam giới, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p = 0,03. Mức độ tác dụng phụ của
thuốc trên nữ giới nặng hơn nam giới, tuy
nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống
kê (p = 0,09) trong phạm vi nghiên cứu này.
Bảng 4: Liên quan tác dụng phụ và giới tính.
Giới tính P
Nữ Nam
Tác dụng phụ của
thuốc (N=97)
Có 55 (83,3) 20 (64,5) 0,03
Không 11 (16,7) 11 (35,5)
Mức độ tác dụng
phụ (N=97)
Không 11 (16,7) 11 (35,5) 0,09
Nhẹ 38 (57,6) 16 (51,6)
Trung bình 14 (21,2) 4 (12,9)
Nặng 3 (4,5) 0
Mức độ tuân thủ điều trị
Bảng 5: Mức độ tuân thủ điều trị
Mức độ tuân thủ điều trị Tổng
cộng Tốt Trung bình Kém
Số bệnh nhân 91 4 2 97
Tỷ lệ % 93,8 4,1 2,1 100
Mức độ tuân thủ điều trị tốt chiếm tỷ lệ cao
nhất. Mức độ tuân thủ kém chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Phân bố kiểu gen CYP2C19
Bảng 6: Phân bố kiểu gen CYP2C19
Kiểu gen P
PM IM EM
Số bệnh nhân (N= 96) 9 (9,3) 40 (41,7) 47 (49)
Nam (N = 31) 4 (12,9) 15 (48,4) 12 (38,7) 0,35
Nữ (N = 65) 5 (7,7) 25 (38,5) 35 (53,8)
Kiểu gen EM chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là
kiểu gen IM, kiểu gen PM chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Không có sự khác biệt về phân bố kiểu gen
CYP2C19 ở nam và nữ.
Kết quả điều trị và các yếu tố liên quan đến kết
quả điều trị
Bảng 7: Kết quả điều trị và các yếu tố liên quan
đền kết quả điều trị
Biến số (N = 96)
Hiệu quả điều trị
P Hết
Hp
N = 92 Còn
Hp
N =4
95,8% 4,2%
CYP2C19 EM 45 (48,9) 2 (50) 0,66
IM 38 (41,3) 2 (50)
PM 9 (9,8) 0
Tuân thủ điều
trị
Tốt 87 (94,6) 4 (100) 0,8
Trung bình 4 (4,3) 0
Kém 1 (1,1) 0
Tác dụng phụ
của thuốc
Có 72 (78,3) 2 (50) 0,22
Không 20 (21,7) 2 (50)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 102
Đa số trường hợp điều trị khỏi. Có 4 bệnh
nhân còn Hp và tất các bệnh nhân này đều
được đánh giá tuân thủ điều trị tốt, tuy nhiên
sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê trong
phạm vi nghiên cứu này. 4 bệnh nhân này
không ai có kiểu gen CYP2C19-PM.
BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
Giới tính
Phần lớn báo cáo trên thế giới cho thấy
không có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ nhiễm
Hp giữa nam và nữ ở người lớn và cả trẻ em(5).
Trong nghiên cứu của S. Miehlke(6), tỷ lệ
nữ/nam là 23/20. Jun Wong Chung(4), nam chiếm
tỷ lệ cao hơn nữ (59,2% so với 40,8%).
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thiện
Trung(12), tỷ lệ nữ/ nam là 2,4/ 1. Nguyễn Thúy
Vinh(7) nghiên cứu gồm 25 nữ và 51 nam. TT
Bình(13) nghiên cứu gồm 56 nữ và 47 nam.
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 97 bệnh nhân
trong đó có 66 nữ, 31 nam. Tỷ lệ nữ/nam
khoảng 2,1/1.
Tuổi
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy
không có sự liên quan đáng kể giữa nhiễm Hp và
tuổi ở người lớn(5). Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm Hp
gia tăng theo tuổi, và thường gặp ở lứa tuổi 30
với tỷ lệ hơn 70%(13).
Trong nghiên cứu của Miehlke(6), tuổi
trung vị của bệnh nhân là 51 (24 - 75). Jun
Wong Chung(4), bệnh nhân có tuổi trung bình là
54,8 ± 11,1.
Trần Thiện Trung(12), bệnh nhân có độ tuổi từ
15 - 61, tuổi trung bình là 41 ± 14. Nguyễn Thúy
Vinh(7), bệnh nhân tuổi từ 20 - 78, trung bình
52,9 ± 12,4. TT Bình(13), nam có độ tuổi từ 19 - 83,
tuổi trung bình là 47,3 ± 13,7, nữ có độ tuổi từ 14
- 66, tuổi trung bình là 42,3 ± 9,6.
Cũng như các nghiên cứu khác, bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi đa phần là
ở tuổi trung niên, độ tuổi của bệnh nhân từ 18 -
81, tuổi trung bình là 44 ± 13, trong đó tuổi của
nữ từ 21 - 71, tuổi trung bình là 46 ± 13, còn nam
có độ tuổi từ 18 - 81, tuổi trung bình là 39 ± 14.
Tác dụng phụ của phác đồ và sự tuân thủ điều
trị của bệnh nhân
Tác dụng phụ của phác đồ
Katelaris PH et al, Perri F et al(10) ghi nhận tác
dụng phụ nhẹ xảy ra ở khoảng 1/2 số bệnh nhân
trong 1 tuần điều trị. Jun Wong Chung et al(4) tác
dụng phụ thường gặp là buồn nôn (46,5%), nhức
đầu (48,5%), mệt mỏi (48,5%), vị kim loại
(38,6%), và tiêu chảy (34,7%), nổi ban ở da
(23,8%), tác dụng phụ nặng xảy ra 21,8%
(22/101). Miehlke et al.(6), các tác dụng phụ
thường gặp nhất là nhức đầu, buồn nôn, nôn,
vác dụng phụ tự giới hạn sau khi hoàn tất điều trị.
Trần Thiện Trung(12), 17/25 bệnh nhân có tác
dụng phụ, trong đó có 14 trường hợp nhẹ và 3
trường hợp trung bình. Tác dụng phụ thường
gặp là buồn nôn (11/17), nhức đầu (9/17), chán
ăn (6/17), khó ngủ 3/17), chóng mặt (2/17), và nổi
rash (1/17). Các tác dụng phụ phần lớn không
ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị. Nguyễn
Thúy Vinh(7), 53,3% (24/45) trường hợp không có
tác dụng phụ và 46,7% (21/45) trường hợp có tác
dụng phụ bao gồm: buồn nôn (9/21), mệt mỏi
(6/21), chán ăn (2/21), đau đầu (2/21), nổi mẩn đỏ
(1/21), tiêu chảy (1/21).
Nghiên cứu của chúng tôi không có tác dụng
phụ là 22,7% (22/97) và có tác dụng phụ 77,3%
(75/97). Tác dụng phụ nhẹ tỷ lệ cao nhất 55,7%
(54/97), tác dụng phụ trung bình chiếm 18,5%
(18/97), tác dụng phụ nặng chiếm 3,1% (3/97).
Tác dụng phụ gồm: nôn, buồn nôn 37,1% (36/97),
tiêu phân đen 34% (33/97), mệt mỏi 33% (32/97),
chán ăn 14,4% (14/97), tiêu chảy 9,3% (9/97), đau
đầu 9,3% (9/97), đau bụng 8,2% (8/97), vị kim
loại 8,2% (8/97), các triệu chứng tiêu hóa khác
(đắng miệng, mót đại tiện) 5,2% (5/97), táo bón
4,1% (4/97), nổi ban 2,1% (2/97). Nữ bị tác dụng
phụ nhiều hơn nam (83,3% so với 64,5%).
Sự tuân thủ điều trị
Jun Wong Chung(4) ghi nhận tác dụng phụ
nặng xảy ra 21,8% (22/101), trong đó 9 bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 103
nhân phải ngừng điều trị vì không thể dung nạp
được tác dụng phụ của phác đồ. Tỷ lệ tuân thủ
điều trị là 79,2% (80/101).Theo Miehlke(6) các tác
dụng phụ thường tự giới hạn sau khi kết thúc
điều trị, có 3/42 bệnh nhân (7,1%) không hoàn
thành điều trị do tác dụng phụ của phác đồ.
Trần Thiện Trung và cộng sự(12) ghi nhận tác
dụng phụ phần lớn không ảnh hưởng nhiều đến
kết quả điều trị. Có 2/26 bệnh nhân không tuân
thủ điều trị. Theo Nguyễn Thúy Vinh(7) thì sự
tuân trị của phác đồ là 84,4% (38/45).
Nghiên cứu của chúng tôi có 91/97 (93,8%)
bệnh nhân tuân thủ tốt với phác đồ điều trị,
4/97 (4,1%) tuân trị mức độ trung bình, và có
2/97 (2,1%) tuân trị kém. Đa số bệnh nhân
hoàn thành điều trị, 1 trường hợp bị tác dụng
phụ nặng do dị ứng thuốc nên không thể tiếp
tục điều trị được.
Kết quả điều trị
Yêu cầu của phác đồ điều trị là phải đạt
được hiệu quả tiệt trừ Hp trên 80%.
Tỷ lệ tiệt trừ thành công HP trong nghiên
cứu của Jun Wong Chung(4) là 96,2%. Miehlke(6)
là 92,1%.
Điều trị thành công theo Trần Thiện Trung
(12) là 95,7%, Nguyễn Thúy Vinh(7) là 86,7%.
Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thất bại là
4,2% (4/96), thành công là 95,8%, (92/96) đạt yêu
cầu của phác đồ tiệt trừ Hp.
Phân bố kiểu gen CYP2C19 và ảnh hưởng của
kiểu gen CYP2C19 đến tiệt trừ Hp
Kiểu gen của CYP2C19 được phân thành 3
nhóm: chuyển hóa nhanh (EM), chuyển hóa
trung gian (IM), và chuyển hóa chậm (PM). EM
được kèm với tăng hoạt tính men, làm tăng tỷ lệ
PPI được chuyển hóa. Hp không thể được tiêu
diệt ở EM do pH dạ dày không đủ cao và hoạt
tính sinh học của kháng sinh ở nồng độ thấp(8).
Tỷ lệ các kiểu gen CYP2C19 khác nhau ở các
chủng tộc khác nhau. Khoảng 2 - 6% người da
trắng và 1% người Mỹ gốc Phi có PM, nhưng có
đến hơn 14% người châu Á mang PM. Xuất độ
EM vào khoảng 70% ở người da trắng nhưng chỉ
30 - 40% ở người châu Á(2).
Yamada S(14) nghiên cứu trên 121 người
Trung Quốc, 96 người Nhật Bản, 121 người Thái
Lan và 90 người Việt Nam đã ghi nhận phân bố
kiểu gen CYP2C19 như sau: ở người Trung Quốc
tỷ lệ EM là 26,4%, IM 49,6%, PM 24%, ở người
Nhật Bản tỷ lệ EM là 36,5%, IM 45,8%, PM
17,7%, ở người Thái Lan tỷ lệ EM là 37,2%, IM
47,1%, PM 15,7%, ở người Việt Nam tỷ lệ EM là
40%, IM 40%, EM 20%. Không có sự khác biệt
đáng kể (p > 0,05) về phân bố kiểu gen CYP2C19
ở 4 quốc gia này.
Nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi
có tỷ lệ PM là 9,3% (9/96), IM là 41,7% (40/96), và
EM là 49% (47/96). Tỷ lệ PM trong nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn và tỷ lệ EM của chúng tôi
hơi cao hơn so với tỷ lệ PM, EM được ghi nhận ở
người châu Á và ở Việt Nam theo nghiên cứu
của Yamada S. Điều này có lẽ do mẫu nghiên
cứu của Yamada S. và của các nghiên cứu khác
là những người dân bình thường, trong khi mẫu
nghiên cứu của chúng tôi chỉ gồm những bệnh
nhân đã thất bại tiệt trừ Hp trước đó. Tỷ lệ PM
thấp, EM cao ở mẫu nghiên cứu của chúng tôi
gợi ý do PM chuyển hóa PPI chậm nên góp phần
hữu ích trong thành công của điều trị tiệt trừ Hp
trước đó, còn EM do chuyển hóa PPI nhanh nên
làm cho hiệu quả điều trị tiệt trừ Hp kém hơn.
Điều này cũng được thấy ở nhóm bệnh nhân
thất bại điều trị với phác đồ 4 thuốc có Bismuth
trong nghiên cứu của chúng tôi gồm 2 trường
hợp IM và 2 trường hợp EM, đặc biệt là không
có trường hợp PM nào được ghi nhận.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phác
đồ 4 thuốc có Bismuth có hiệu quả tiệt trừ Hp
cao (95,8%), tác dụng phụ đa phần chỉ ở mức
độ nhẹ và đa số bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt
(93,8%). Kiểu gen CYP2C19 ở nhóm bệnh nhân
nghiên cứu thường gặp là EM (49%) và IM
(41,7%), đặc biệt không có kiểu gen PM ở
nhóm bệnh nhân thất bại điều trị. Kiểu gen
CYP2C19 có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 104
vì vậy nên xác định kiểu gen CYP2C19 trước
điều trị vì có thể giúp tối ưu hóa liều lượng
PPI để đạt được kết quả điều trị tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hữu Hoàng và cs (2011), “Hiệu quả của phác đồ nối tiếp
trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét
dạ dày tá tràng”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1): 303 - 307.
2. Chao-Hung Kuo, Chien-Yu Lu, Hsiang-Yao Shih et al (2014),
“CYP2C19 polymorphism inflences Helicobacter pylori
eradication”, World J Gastroenterol, 20(43): 16029-16036.
3. Đinh Cao Minh, Bùi Hữu Hoàng (2014), “Đánh giá đề kháng
kháng sinh của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ
dày tá tràng đã điều trị tiệt trừ thất bại”, Tạp chí Khoa học Tiêu
Hóa Việt Nam, IX (37): 2358-2366.
4. Jun Wong Chung, et al (2011), “Second-line Helicobacter pylori
eradication: A Randomized Comparison of 1-week or 2-week
Bismuth - containing Quadruple therapy”, Helicobacter, 16: 286 - 294.
5. Leonardo H. Eusebi, Rocco M. Zagari, Franco Bazzoli (2014),
“Epidemiology of Helicobacter pylori infection”, Helicobacter, 19
(suppl. 1): 1-5.
6. Miehlke Stephan, Kirsch Christian, et al. (2003), “A prospective,
Randomized Study of Quadruple Therapy and High-Dose Dual
Therapy for Treatment of Helicobacter Pylori Resistant to Both
Metronidazole and Clarithromycin”, Helicobacter 8(4): 310 - 319.
7. Nguyễn Thúy Vinh (2011), “ Nghiên cứu hiệu quả điều trị diệt
Helicobacter pylori lần hai của phác đồ EAC và EBMT”, Y học
Thực hành, 760(4): 23 - 26.
8. Ormeci A., Emrence Z., Baran B. et al, (2016), “Can Helicobacter
pylori be eradicated with high-dose proton pump inhibitor in
extensive metabolizers with the CYP2C19 genotypic
polymorphism?”, European Review for Medical and
Pharmacological Sciences, 20: 1795-1797.
9. P Malfertheiner, F Megraud, C A O’Morain, et al. (2016),
“Management of Helicobacter pylori infection—the Maastricht
V/Florence Consensus Report”, Gut 66:6 - 30.
10. Perri F, Festa V, Merla A, et al. (2003), “Randomized study of
different ‘second-line’ therapies for Helicobacter pylori infection
after failure of ‘standard Maastricht tripple therapy’, Aliment
Pharmacol Ther, 18: 815-20.
11. Quách Trọng Đức, Lê Minh Huy, Nguyễn Thúy Oanh, Nguyễn
Sào Trung (2012), “Xác định bệnh nhân nguy cơ cao bị ung thư
dạ dày trên nội soi: Ai cần sinh thiết hệ thống và nên sinh thiết ở
vị trí nào ?”, Tạp chí khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 7(29):1875 - 1882.
12. Trần Thiện Trung, Quách Trọng Đức và cs (2009), “Hiệu quả
của phác đồ EAL và EBMT trong tiệt trừ Helicobacter pylori sau
điều trị thất bại lần đầu”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 13(1): 11 - 17.
13. TT Binh, et al (2013), “The incidence of primary antibiotic
resistance of Helicobacter pylori in Vietnam”, J Clin
Gastroenterol, 47(3): 233 - 238.
14. Yamada S., Onda M., Kato S., et al. (2001), “Genetic differences
in CYP2C19 single nucleotide polymorphisms among four
Asian populations”, J Gastroenterol, 36: 669 - 672.
Ngày nhận bài báo: 10/05/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_gia_hieu_qua_cua_phac_do_4_thuoc_co_bismuth_va_tac_dong.pdf