Tài liệu Ánh giá biểu hiện gen WT1 trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy trước và sau điều trị tấn công tại bệnh viện truyền máu huyết học TP. Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 214
ĐÁNH GIÁ BIỂU HIỆN GEN WT1 TRÊN BỆNH NHÂN
BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ TẤN CÔNG
TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Thị Thu Lý*, Cao Văn Động**, Nguyễn quốc Dũng**, Phan Cao Thanh Thảo**, Nguyễn Đình
Tuyến***, Phan Thị Xinh**,****, Vũ Quang Huy****,*****,******
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xây dựng quy trình kỹ thuật Real time – PCR định lượng gen WT1 trong bệnh bạch cầu cấp
dòng tủy. Áp dụng để đánh giá biểu hiện gen WT1 trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy (BN BCCDT) trước và
sau khi điều trị tấn công tại Bệnh viện Truyền máu huyết học thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 20 BN BCCDT tại Bệnh viện Truyền máu
Huyết học thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019. Sử dụng phương pháp tạo dòng trong T-
Vector để xây dựng đường chuẩn các gen WT1 và ABL. Phản ứng Real-t...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ánh giá biểu hiện gen WT1 trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy trước và sau điều trị tấn công tại bệnh viện truyền máu huyết học TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 214
ĐÁNH GIÁ BIỂU HIỆN GEN WT1 TRÊN BỆNH NHÂN
BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ TẤN CÔNG
TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Thị Thu Lý*, Cao Văn Động**, Nguyễn quốc Dũng**, Phan Cao Thanh Thảo**, Nguyễn Đình
Tuyến***, Phan Thị Xinh**,****, Vũ Quang Huy****,*****,******
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xây dựng quy trình kỹ thuật Real time – PCR định lượng gen WT1 trong bệnh bạch cầu cấp
dòng tủy. Áp dụng để đánh giá biểu hiện gen WT1 trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy (BN BCCDT) trước và
sau khi điều trị tấn công tại Bệnh viện Truyền máu huyết học thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 20 BN BCCDT tại Bệnh viện Truyền máu
Huyết học thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019. Sử dụng phương pháp tạo dòng trong T-
Vector để xây dựng đường chuẩn các gen WT1 và ABL. Phản ứng Real-time PCR được ứng dụng để định lượng
số bản sao gen WT1 ở bệnh nhân.
Kết quả: Xây dựng thành công đường chuẩn gen WT1 và gen ABL1, ứng dụng và thiết lập được điều kiện
tối ưu cho phản ứng Real-time PCR định lượng số bản sao gen WT1 với 1 cặp mồi và đoạn dò đặc hiệu. Có 19
trong số 20 bệnh nhân biểu hiện quá mức gen WT1 và 01 bệnh nhân không biểu hiện quá mức. Mười hai trong
số 19 bệnh nhân biểu hiện quá mức gen WT1 có đáp ứng ở mức sinh học phân tử sau quá trình điều trị ứng với
giảm ≥2-log tỉ số biểu hiện WT1/ABL1.
Kết luận: Phản ứng Real-time quantitative PCR được tối ưu hóa có thể sử dụng để đánh giá sự thay đổi
biểu hiện gen WT1 trước và sau quá trình điều trị tấn công ở BN BCCDT.
Từ khóa: bạch cầu cấp dòng tủy, biểu hiện gen
ABSTRACT
WILMS TUMOR EXPRESSION EVALUATION IN ACUTE MYELOID LEUKEMIA PATIENT AT PRE-
TREATMENT AND POST-TREATMENT IN BLOOD TRANSFUSION AND HEMATOLOGY
HOSPITAL HO CHI MINH CITY
Phan Thi Thu Ly, Cao Van Dong, Nguyen Quoc Dung, Phan Cao Thanh Thao, Nguyen Dinh Tuyen,
Phan Thi Xinh, Vu Quang Huy
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 214 - 219
Objectives: This study is conducted to implementing technical process of WT1 detection and applicating
technical process on WT1 expression evaluation in acute myeloid leukemia patients at pre-treatment and post-
treatment.
Methods: Twenty patients in Blood Transfusion and Hematology Hospital Ho Chi Minh city, who had
chronic myeloid leukemia, participated in the real-time quantitative PCR to estimating WT1 and ABL1
concentration change by designing primers and probes based on WT1 and ABL1 gene sequences and the
calibration curve was established to determine WT1 and ABL1 concentration.
*Khoa Xét nghiệm - Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam
**Bệnh viện truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh
***Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi ****Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
*****Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh ******Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng Y học
Tác giả liên lạc: CN Phan Thị Thu Lý ĐT: 0908471459 Email: phanlyxn@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 215
Results: Standard curve for WT1 and ABL realtime quantitative PCR are meeting quality criteriaion and
apllicated on optimal conditions for WT1 and ABL realtime quantitative PCR using specific probes and primers.
Twelve of 19 patients, who have WT1 overexpression, meet the molecular biology responses at post-treatment
corresponding to ≥ 2-log reduction. In which 1 of 20 patients did not overexpress WT1.
Conclussions: The real-time quantitative PCR after optimization can be used to evaluate WT1 expression in
acute myeloid leukemia patients at pre-treatment and post-treatment.
Keywords: acute myeloid leukaemia, gen expression
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (BCCDT) là
một trong những bệnh ung thư phổ biến trên
thế giới, đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào
dòng tủy chưa trưởng thành. Các bệnh nhân sẽ
được điều trị tấn công sau khi phát hiện bệnh.
Tuy nhiên, tỷ lệ tồn lưu tế bào ác tính cao sau
điều trị dẫn đến nguy cơ tái phát cao. Vì vậy,
việc tìm ra các dấu ấn cho phép dự đoán tái
phát, đáp ứng điều trị và hướng dẫn can thiệp
điều trị là rất cần thiết. Các dấu ấn được sử
dụng để theo dõi điều trị (hay theo dõi bệnh
tồn lưu tối thiểu _ MRD) trong BCCDT chủ yếu
là các bất thường di truyền thường gặp như
PML/RARA, AML1/ETO, CBFB/MYH11 hay
MLL/AF9. Song, đối với những BN không
mang các bất thường di truyền thường gặp cần
có một chỉ dấu sinh học khác để theo dõi hiệu
quả điều trị. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ
ra rằng mức độ biểu hiện gen WT1 thấp hay
cao đi kèm với mức độ lui bệnh hay tái phát
tương ứng(1,17). Do đó, WT1 là một yếu tố tiên
lượng quan trọng và là mục tiêu theo dõi điều
trị trong bệnh BCCDT. Gen WT1 là một gen ức
chế khối u, có biểu hiện quá mức trong bệnh
BCCDT, với tỷ lệ lên đến hơn 90% bệnh nhân(1).
Gen WT1 nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc
thể 11, ở người bình thường xuất hiện với tỷ lệ
rất thấp trong tủy xương và không tìm thấy ở
máu ngoại vi(1,17). Đây là gen liên quan đến sinh
bệnh học của bệnh bạch cầu khi ngăn chặn sự
phát triển và biệt hóa của tế bào bằng cách
ngăn chặn sự nhân đôi, nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng tiên lượng ở bệnh nhân ung thư
máu liên quan nghịch với biểu hiện của
WT1(3,11). Do đó, sự biểu hiện quá mức của WT1
trong bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có thể đại
diện cho một dấu ấn độc lập theo dõi MRD.
Với việc định lượng chính xác số bản sao của
gen, Real-time PCR là một giải pháp có độ
nhạy cao, chuyên biệt và đáng tin cậy. Do đó,
chúng tôi đã tiến hành xây dựng đường chuẩn,
thiết lập quy trình kỹ thuật, thiết kế đoạn mồi
và dò phù hợp trên gen WT1 và gen ABL để
đánh giá biểu hiện của gen WT1 trên bệnh
nhân BCCDT trước và sau khi điều trị tấn công
tại bệnh viện Truyền máu Huyết học Thành
Phố Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán BCCDT và điều
trị tấn công theo phác đồ 7 ngày Cytarabine và
3 ngày Daunorubicin tại bệnh viện Truyền máu
Huyết học thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả loạt ca.
Phương pháp tiến hành
Ly trích RNA, tổng hợp cDNA
Mẫu tủy xương hoặc máu ngoại biên của
20 BN BCCDT được lấy trong chống đông
EDTA tại thời điểm bệnh mới được chẩn đoán
và sau điều trị tấn công. Thực hiện tách chiết
RNA bằng Invitrap Spin Universal RNA Mini
Kit theo hướng dẫn của nhà sản xuất. cDNA
(complement DNA) được tổng hợp từ 1 µg
RNA với bộ hóa chất PrimeScript RT Master
Mix của TaKaRa. cDNA sau đó được pha loãng
về nồng độ 50 ng/ L, làm mẫu cho các phản
ứng tiếp theo.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 216
Xây dựng đường chuẩn bằng phương pháp tạo
dòng T-vector
Từ trình tự chuẩn mang mã số
NM_001198551.1 gen WT1 trong Genbank,
chúng tôi thiết kế cặp mồi khuếch đại đoạn gen
WT1 từ mẫu cDNA tại vị trí exon 7 đến exon 10
có kích thước 350 bp làm sản phẩm cho quy
trình tạo dòng T-Vectơ. Tương tự, chúng tôi
thiết kế 1 cặp mồi khuếch đại cho gen ABL
mang mã số NM_007313.2. Phản ứng PCR
được thực hiện với Phusion Hot Start II High-
Fidelity DNA Polymerase, tiến hành nối vòng
sử dụng T-vector từ bộ kit pGEM®-T Vector
Systems (Promega – Mỹ) với thể tích phản ứng
là 10 µL theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hỗn
hợp được ủ 16 – 18 giờ ở 4oC trước khi biến nạp
plasmid T-vector vào tế bào vi khuẩn E.coli khả
nạp (DH5α) bằng phương pháp sốc nhiệt. Vi
khuẩn sau biến nạp được nuôi trong môi
trường LB với thời gian 90 phút ở 37oC, lắc nhẹ.
Cấy dịch nuôi cấy trên đĩa LB agar có kháng
sinh ampicilin và chọn lọc khóm trắng/xanh
bằng Isopropyl β-D-1-thiogalactopyranoside
(IPTG)/X-gal. Ủ đĩa đã cấy ở 37oC qua đêm,
chọn khóm trắng để giải trình tự chuỗi DNA
bằng phương pháp Sanger khẳng định kết quả
tạo dòng, đồng thời nhân sinh khối, thu sản
phẩm tạo dòng. Ly trích DNA plasmid bằng
Wizard® Plus SV Minipreps DNA Purification
Systems Kit. Tiến hành đo mật độ quang để xác
định nồng độ và độ tinh sạch DNA. Số bản sao
gen WT1 và ABL trong mỗi đơn vị thể tích (ký
hiệu C0, đơn vị copies/L) được tính dựa trên
công thức:
Trong đó độ dài mạch bằng tổng độ dài
plasmid (3015 bp) và đoạn gen WT1 (350 bp).
Sau khi xác định được số bản sao DNA,
dãy nồng độ tuyến tính được thiết lập bằng
cách pha loãng để có các nồng độ mong muốn
lần lượt là C2=102, C3=103, C4=104, C5=105 (copies/L).
Thiết lập điều kiện Real-Time PCR
Dựa vào trình tự chuỗi của gen ABL mang
accession number NM_007313.2 và gen WT1
mang accession number NM_001198551.1
trong GenBank, thiết kế đoạn dò chuyên biệt
gắn huỳnh quang (Bảng 1).
Bảng 1: Các đoạn mồi và probe dùng trong nghiên
cứu(1)
Tên mồi Trình tự chuỗi (5’-3’)
Q.ABL-F GCC TCA GG GTC TGA GTG AAG
Q.ABL-R ACA CCA TTC CCC ATT GTG AT
Q.ABL-Probe FAM-GCG CTC TCG CTT TGA TTT CG-
TAMRA
Q.WT1-F CAG GCT GCA ATA AGA GAT ATT TTA
AGC T
Q.WT1-R GAA GTC ACA CTG GTA TGG TTT
CTC A
Q.WT1-probe FAM-CTT ACA GAT GCA CAG CAG
GAA GCA CAC TG-TAMRA
Phản ứng Real-Time PCR được thiết lập
với 2X PrimeTime® Gene Expression Master
Mix (Integrated DNA Technologies_Mỹ) theo
hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ bắt cặp
của mồi, probe được thử nghiệm theo gradient
nhiệt độ từ 58oC đến 65oC để tìm ra điều kiện
tối ưu nhất cho phản ứng. Chương trình cụ thể:
biến tính ban đầu ở 95oC trong 5 phút, 50 chu
kỳ tiếp theo với các bước biến tính 95oC trong
10 giây, tổng hợp 30 giây ở nhiệt độ thử
nghiệm từ 58oC – 65oC.
Đánh giá biểu hiện gen WT1 trên bệnh nhân
BCCDT trước và sau điều trị
Phản ứng Real-time quantitative PCR được
thực hiện với các mẫu cDNA của bệnh nhân
BCCDT được thu thập ở 2 thời điểm trước và
sau khi điều trị tấn công cùng các mẫu nồng độ
chuẩn. Biểu hiện gen WT1 được xác định thông
qua tỉ số biểu hiện trình bày ở dạng 100 x
WT1/ABL. Sự biểu hiện quá mức WT1 được xác
định trong nghiên cứu này là ≥50 bản sao
WT1/104ABL đối với mẫu máu ngoại biên và
≥250 bản sao WT1/10 4ABL đối với mẫu tủy(1).
Dữ liệu được nhập và phân tích trên phần
mềm Excel 2013. Sử dụng trung vị và phạm vi
từ cực tiểu đến cực đại để mô tả tỉ số biểu hiện
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 217
gen WT1. Tần số và tỉ lệ được sử dụng để mô tả
các trường hợp biểu hiện quá mức gen WT1.
KẾT QUẢ
Từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019, chúng
tôi đã ly trích RNA từ 40 mẫu máu hoặc tủy
của bệnh nhân (trước và sau điều trị tấn công)
và tổng hợp cDNA thành công. Tất cả các mẫu
đều cho kết quả định lượng bản sao gen ABL
trên 104 copies/L (Bảng 2).
Bảng 2: Bảng tổng hợp bản sao ABL phản ánh chất
lượng mẫu nghiên cứu
Thời điểm
lấy mẫu
Trung bình số bản
sao ABL (copies/uL)
Khoảng bản sao
ABL1 (copies/uL)
Chẩn đoán 240895 16200 - 908000
Sau tấn
công
248185 17600 - 941000
Plasmid mang các gen được tạo dòng sau
đó ly trích và giải trình tự để khẳng định tính
chính xác của gen mục tiêu, kiểm tra độ tinh
sạch. Kết quả cho thấy sản phẩm đạt độ tinh
sạch cao (Bảng 3). Chúng tôi pha loãng thành
công nồng độ bản sao các gen để có các nồng
độ mong muốn lần lượt là C2=102, C3=103,
C4=104, C5=105, C6=106 (copies/L).
Bảng 3: Kết quả đo mật độ quang các mẫu DNA
plasmid
Mẫu Abs@260 Abs@280
Abs
ratio
Nồng độ
(g/ml)
DNA –WT1 0,170
0,091
1,868 85,00
DNA –ABL 0,227 0,117 1,940 113,5
Bảng 4: Phương trình đường chuẩn
Khảo
nghiệm
Intercept Slope
PCR
efficiency
(%)
Standard
Deviation
R
2
WT1 40,682 -2,869 103 0,150 0,9978
ABL 37,997 -3,388 97 0,110 0,9995
Kết quả thử điều kiện phản ứng Real-time
quantitative PCR với các đường chuẩn là các
nồng độ tuyến tính đã pha cùng các điều kiện
nhiệt độ bắt cặp, tổng hợp chuỗi của mồi và
probe cho thấy nhiệt độ tối ưu cho bắt cặp,
tổng hợp chuỗi của mồi và probe là 60oC trong
30 giây. Các đường chuẩn đạt độ tuyến tính
cao với R2>0,99 ở tất cả các khảo nghiệm. Khảo
nghiệm cho giá trị slope dao động từ -2,896 đến
-3,388. Hệ số hiệu quả PCR được xác định nằm
trong khoảng 97% đến 103% (Bảng 4).
Đánh giá biểu hiện gen WT1 trên bệnh nhân
BCCDT trước và sau điều trị
Mẫu bệnh nhân BCCDT chọn vào nghiên
cứu gồm 19 trường hợp được lấy mẫu tủy
trước và sau điều trị; 1 trường hợp còn lại được
lấy mẫu máu trước điều trị và sau điều trị.
Trong tổng số 20 bệnh nhân, có 13 nam và 07
nữ, số bệnh nhân dưới 15 tuổi là 05. Trong khi
độ tuổi trung bình là 23,4 ở khoảng tuổi từ 02 –
45 tuổi. Kết quả phân tích biểu hiện gen WT1
được mô tả trong (Bảng5).
Bảng 5: Biểu hiện gen WT1 ở bệnh nhân BCCDT
Biểu hiện
gen WT1
Trung bình số
bản sao
WT1/10
4
ABL
(copies/uL)
Khoảng bản
sao
WT1/10
4
ABL
(copies/uL)
Biểu
hiện quá
mức
Số ca (tỷ
lệ %)
Chẩn đoán 30416,3 55,6 - 146055 19 (95%)
Sau tấn công 2970,3 1,6 – 52285,7 5 (%)
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
kỹ thuật RT-PCR khuếch đại đoạn gen WT1
vùng từ exon 7 đến exon 10 với Phusion Hot
Start II High-Fidelity DNA Polymerase là
enzyme xúc tác cho phản ứng. Đây là một
polymerase có độ trung thực cao và có khả
năng tạo ra sản phẩm PCR có đầu 3’A
overhangs thuận lợi cho ứng dụng tạo dòng
trong T-vector. Kết quả phân tích giải trình tự
trên mẫu khuẩn lạc cho thấy chúng tôi đã tạo
dòng gen WT1 thành công, làm tiền đề rất quan
trọng trong việc xây dựng và thiết lập phản
ứng Real-time PCR đường chuẩn định lượng
gen WT1.
Ghi nhận từ các thử nghiệm phản ứng
Real-time PCR, các thông số của các đường
chuẩn thu được cho thấy phản ứng có độ nhạy
và độ tin cậy cao với ngưỡng cut off của WT1 là
40,6 chu kỳ và ABL là 38 chu kỳ trong điều kiện
nhiệt độ bắt cặp mồi và khuếch đại là 60oC. Do
đó, chúng tôi chọn điều kiện tối ưu cho phản
ứng Real-time PCR đường chuẩn định lượng
gen WT1 như sau: biến tính ban đầu ở 95oC
trong 5 phút, 42 chu kỳ tiếp theo với các bước
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 218
biến tính 95oC trong 10 giây, tổng hợp 30 phút
ở nhiệt độ 60oC.
Gen WT1 là một gen ức chế khối u có liên
quan đến Wilms Tumor và các hội chứng liên
quan khác như WAGR và Denys-Drash(2).
Trong tủy xương bình thường, các tế bào tiền
tạo máu biểu hiện gen WT1 rất thấp và giới
hạn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy có
thể thấy sự tăng biểu hiện của WT1 trong
BCCDT, bạch cầu cấp dòng lympho, hội chứng
loạn sinh tủy và giai đoạn tiến triển của bạch
cầu mạn dòng tủy(5). Đặc biệt, phần lớn bệnh
nhân BCCDT biểu hiện giá trị rất cao của WT1
khi chẩn đoán, việc đánh giá biểu hiện WT1 là
một phương pháp hữu hiệu để theo dõi MRD
sau khi hóa trị hoặc ghép tủy xương hoặc trong
quá trình điều trị(1).
Gen WT1 được biểu hiện ở hơn 90% bệnh
nhân BCCDT trong cả mẫu máu ngoại biên và
mẫu tủy(1). Sự biểu hiện quá mức WT1 được sử
dụng như một dấu ấn định lượng MRD, đặc
biệt đối với những bệnh nhân không phát hiện
bất thường NST hoặc phân tử (khoảng
50%)(1,19).
Trong nghiên cứu này, kết quả phân tích
cho thấy tại thời điểm chẩn đoán (Bảng 6), có 19
trong số 20 bệnh nhân BCCDT biểu hiện quá
mức gen WT1, chiếm 95%. Có 01 bệnh nhân có
tỉ số biểu hiện thấp, bằng 0,6 và được xem như
không biểu hiện quá mức. Kết quả của chúng
tôi tương tự như các nghiên cứu khác. Trong
một nghiên cứu của Kwon M và các cộng sự
năm 2012 cho thấy, hơn 90% bệnh nhân
BCCDT có biểu hiện quá mức gen WT1. Kết
quả định lượng gen WT1 trước và sau khi ghép
của bệnh nhân cùng với kết quả chimerism đã
được so sánh với kết quả của tế bào dòng chảy
của nhóm tác giả đã chỉ ra rằng biểu hiện WT1
ở bệnh nhân BCCDT có liên quan đến bệnh tồn
lưu ác tính(16).
Bảng 6: Biểu hiện gen WT1 theo phân nhóm các tổ hợp gen thường gặp
Bất thường gen/ tổ
hợp gen
Số
mẫu
(n)
Số bản sao WT1/10
4
ABL (copies/uL)
trước điều trị
Trung bình (khoảng)
Số bản sao WT1/10
4
ABL (copies/uL)
sau điều trị
Trung bình (khoảng)
Đáp ứng sinh
học phân tử
(n)
AML1/ETO 4 32463,9 (14731,2 - 53484) 13130,9 (25,9 – 52285,7) 3
CBFB/MYH11 5 33145,6 (19690,6 - 69396,6) 104,7 (30 – 265,9) 4
PML/RARA 1 146055 232,4 1
MLL/AF9 1 10070,2 696,4 0
FLT3-ITD 4 33452,5 (10926 - 69396,6) 62,6 (1,6 – 99,3) 4
NPM1 1 17956,7 204,2 0
KHÁC 5 14849,4 (55,7 - 43956) 1013 (42 – 4154,5) 1
Tổng 20* 12*
*Trong đó có 01 BN mang đồng thời đột biến FLT3 và tổ hợp gen CBFB-MYH11
Phân nhóm kết quả định lượng gen WT1
(Bảng 6) cho thấy có 12 trong tổng số 20 bệnh
nhân có đáp ứng ở mức sinh học phân tử tương
đương với giảm trên 2-log biểu hiện gen WT1(1),
chiếm 60%. Kết quả này phù hợp với các kết quả
theo dõi điều trị dựa trên bất thường các tổ hợp
gen trên mỗi bệnh nhân. Cụ thể, trường hợp
bệnh nhân BCCDT thể tiền tủy bào, mang tổ hợp
gen PML/RARA có tiên lượng tốt và cho kết quả
MRD bằng tổ hợp gen âm tính tại thời điểm sau
điều trị tấn công. Trong khi đó, kết quả định
lượng gen WT1 tại thời điểm chẩn đoán cho thấy
bệnh nhân biểu hiện quá mức với 146055 bản
sao và tại thời điểm sau tấn công chúng tôi ghi
nhận là 232 bản sao. Như vậy, bệnh nhân này đã
giảm biểu hiện gen WT1 trên 2-log, được xem
như đạt đáp ứng ở mức sinh học phân tử. Trên
01 bệnh nhân khác mang tổ hợp gen MLL/AF9,
kết quả theo dõi điều trị bằng RT-PCR tổ hợp
gen MLL/AF9 cho thấy bệnh nhân không đạt lui
bệnh sau giai đoạn điều trị tấn công. Định lượng
số bản sao của bênh nhân này ghi nhận, tại thời
điểm chẩn đoán bệnh nhân biểu hiện quá mức
WT1 với 10070 bản sao và sau điều trị tấn công
số bản sao WT1 là 696 bản sao. Bệnh nhân này
chưa giảm đạt được đến mức 2-log số bản sao
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 219
WT1 lúc chẩn đoán (100,7 bản sao), do đó không
đạt lui bệnh ở mức phân tử. Điều này phù hợp
với kết quả theo dõi MRD bằng tổ hợp gen
MLL/AF9.
Trong mỗi phân nhóm theo bất thường các
tổ hợp gen, các bệnh nhân khác nhau có biểu
hiện gen WT1 khác nhau và đáp ứng điều trị
cũng khác nhau. Điều này có thể giải thích do
các bệnh nhân khác nhau, ở mỗi giai đoạn mức
độ tiến triển bệnh khác nhau do đó mức độ biểu
hiện mRNA của gen WT1 cũng khác nhau(8).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu xác định 95% bệnh nhân
BCCDT có biểu hiện quá mức gen WT1 tại thời
điểm chẩn đoán. Phản ứng real-time PCR đường
chuẩn được tối ưu hóa có thể đánh giá sự thay
đổi biểu hiện gen WT1 trước và sau quá trình
điều trị giúp theo dõi BTLTT ở bệnh nhân bạch
cầu cấp dòng tủy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ayatollahi H, Sadeghian M. H, Naderi M, et al (2017).
"Quantitative assessment of Wilms tumor 1 expression by real-
time quantitative polymerase chain reaction in patients with
acute myeloblastic leukemia". J Res Med Sci, 22:54.
2. Barragán E, Cervera J, Bolufer P, et al (2004). Prognostic
implications of Wilms’ tumor gene (WT1) expression in
patients with de novo acute myeloid leukemia. Haematologica,
89:926-33.
3. Bergmann L, Miething C, Maurer U, et al (1997). High levels of
Wilms’ tumor gene (WT1) mRNA in acute myeloid leukemias
are associated with a worse long-term outcome. Blood; 90:1217-25.
4. Brieger J, Weidmann E, Maurer U, et al (1995). The Wilms’
tumor gene is frequently expressed in acute myeloblastic
leukemias and may provide a marker for residual blast cells
detectable by PCR. Ann Oncol; 6:811-6.
5. Candoni A, Tiribelli M, Toffoletti E, et al (2009). Quantitative
assessment of WT1 gene expression after allogeneic stem cell
transplantation is a useful tool for monitoring minimal residual
disease in acute myeloid leukemia. Eur J Haematol; 82:61-8.
6. Cilloni D, Renneville A, Hermitte F, et al (2009). "Real-time
quantitative polymerase chain reaction detection of minimal
residual disease by standardized WT1 assay to enhance risk
stratification in acute myeloid leukemia: a European
LeukemiaNet study". J Clin Oncol, 27(31):5195-5201.
7. Cilloni D, Saglio G (2003). Usefulness of quantitative assessment
of Wilms tumor suppressor gene expression in chronic myeloid
leukemia patients undergoing imatinib therapy. Semin Hematol;
40(2):37-41.
8. Di Stasi A, Jimenez AM, Minagawa K, et al (2015). Review of the
results of WT1 peptide vaccination strategies for
myelodysplastic syndromes and acute myeloid leukemia from
nine different studies. Front Immunol; 6:36.
9. Dohner H, Estey EH, Amadori S, et al (2010). "Diagnosis and
management of acute myeloid leukemia in adults:
recommendations from an international expert panel, on behalf
of the European LeukemiaNet". Blood, 115(3):453-474.
10. Grimwade D, Hills RK, Moorman AV, et al (2010). "Refinement
of cytogenetic classification in acute myeloid leukemia:
determination of prognostic significance of rare recurring
chromosomal abnormalities among 5876 younger adult patients
treated in the United Kingdom Medical Research Council trials".
Blood, 116 (3):354-365.
11. Hirose M. (1999), the role of Wilms’ tumor genes. J Med Invest;
46:130-40.
12. Hokland P, Ommen HB, Mule MP, et al (2015). "Advancing the
Minimal Residual Disease Concept in Acute Myeloid
Leukemia". Semin Hematol, 52 (3):184-192.
13. Jacobsohn DA, Loken MR, Fei M, et al (2018). "Outcomes of
MeasurABL1e Residual Disease in Pediatric Acute Myeloid
Leukemia before and after Hematopoietic Stem Cell Transplant:
Validation of Difference from Normal Flow Cytometry with
Chimerism Studies and Wilms Tumor 1 Gene Expression”.
Blood Marrow Transplantt, 24(10):2040-2046.
14. Jiang Y, Liu L, Wang J, et al (2017). "The Wilms' tumor gene-1 is
a prognostic factor in myelodysplastic syndrome: A meta
analysis, 9(22):16205-16212.
15. Koizumi Y, Furuya D, Endo T, et al (2018). "Quantification of
Wilms' tumor 1 mRNA by digital polymerase chain reaction".
Int J Hematol, 107(2):230-234.
16. Kwon M, Martínez-Laperche C, Infante M, et al (2012).
Evaluation of minimal residual disease by real-time quantitative
PCR of Wilms’ tumor 1 expression in patients with acute
myelogenous leukemia after allogeneic stem cell
transplantation: Correlation with flow cytometry and
chimerism. Biol Blood Marrow Transplant; 18:1235-42.
17. Ostergaard M, Olesen LH, Hasle H, et al (2004). "WT1 gene
expression: an excellent tool for monitoring minimal residual
disease in 70% of acutemyeloid leukaemia patients - results
from a single-centre study". British Journal of Haematology,
125(5):590-600.
18. Petiti J, Rosso V, Lo Iacono M, et al (2018). "Prognostic
significance of The Wilms' Tumor-1 (WT1) rs16754
polymorphism in acute myeloid leukemia". Leuk Res, 67:6-11.
19. Polák J, Hájková H, Maalaufová-Soukupová J, et al (2012).
Estimation of molecular upper remission limit for
monitoring minimal residual disease in peripheral blood of
acute myeloid leukemia patients by WT1 expression. Exp
Ther Med; 3:129-33.
20. Rossi G, Minervini MM, Carella AM, et al (2016). Wilms'
Tumor Gene (WT1) Expression and Minimal Residual
Disease in Acute Myeloid Leukemia. In: van den Heuvel-
Eibrink MM. (Ed) Wilms Tumor. Codon Publications
Copyright: The Authors, Brisbane (AU).
Ngày nhận bài báo: 15/05/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_gia_bieu_hien_gen_wt1_tren_benh_nhan_bach_cau_cap_dong_t.pdf