Tài liệu An toàn trong môi trường lao động: Chương 8 :
AN TOÀN LAO ĐỘNG
8.1. VỆ SINH CÔNG NGHIỆP:
– Vấn đề vệ sinh công nghiệp đối với một nhà máy sản xuất thì rất quan trọng. Quá trình sản xuất sinh ra nhiều nhiệt, bụi, kèm theo tiếng ồn và hơn nữa là mùi của các hóa chất rất khó chịu và độc hại.
– Do đó khi thiết nhà máy ta cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng sau:
8.1.1. Điều kiện khí hậu:
– Môi trường của nhà máy thường là nóng ẩm cộng thêm khí hậu nhiệt đới của nước ta thì dễ gây rối loạn cân bằng nhiệt làm cho con người trở nên chóng mệt mỏi, tạo điều kiện để vi sinh vật phát triển gây ra các bệnh ngoài da.
– Biện pháp phòng chống:
+ Tăng cường tự động hóa và cơ giới hóa các quá trình lao động nặng nhọc ở các nơi có nhiệt độ cao.
+ Dùng những vật liệu cách nhiệt bao bọc quanh các thiết bị phát nhiệt.
+ Trang bị dụng cụ, quần áo bảo hộ cho công nhân.
+ Trang bị hệ thống c...
6 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu An toàn trong môi trường lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 8 :
AN TOÀN LAO ĐỘNG
8.1. VỆ SINH CÔNG NGHIỆP:
– Vấn đề vệ sinh công nghiệp đối với một nhà máy sản xuất thì rất quan trọng. Quá trình sản xuất sinh ra nhiều nhiệt, bụi, kèm theo tiếng ồn và hơn nữa là mùi của các hóa chất rất khó chịu và độc hại.
– Do đó khi thiết nhà máy ta cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng sau:
8.1.1. Điều kiện khí hậu:
– Môi trường của nhà máy thường là nóng ẩm cộng thêm khí hậu nhiệt đới của nước ta thì dễ gây rối loạn cân bằng nhiệt làm cho con người trở nên chóng mệt mỏi, tạo điều kiện để vi sinh vật phát triển gây ra các bệnh ngoài da.
– Biện pháp phòng chống:
+ Tăng cường tự động hóa và cơ giới hóa các quá trình lao động nặng nhọc ở các nơi có nhiệt độ cao.
+ Dùng những vật liệu cách nhiệt bao bọc quanh các thiết bị phát nhiệt.
+ Trang bị dụng cụ, quần áo bảo hộ cho công nhân.
+ Trang bị hệ thống cấp đá cho công nhân. Khuyến khích công nhân uống nhiều nước
+ Tăng cường thông gió tự nhiên.
8.1.2. Ồn và chống ồn:
– Tiếng ồn trong sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của công nhân, làm giảm năng suất lao động, dễ bị tai nạn lao động, làm giảm khả năng nghe của tai. Trong nhà máy tiếng ồn chủ yếu gây ra ở các thiết bị
– Biện pháp phòng chống:
+ Lựu chọn các nguyên vật liệu xây dựng thích hợp.
+ Móng tường phải có cấu tạo đặc biệt.
+ Ngăn cách và sắp xếp hợp lý các bộ phận gây tiếng ồn.
+ Tạo ma sát ở những nơi có chấn động.
+ Sử dụng triệt để các bộ phận chống chấn động: lò xo hay cao su giảm chấn.
8.1.3 Thông gió – chiếu sáng:
– Việc thông gió rất cần cho nhà máy sản xuất vì gió giúp cải thiện môi trường không khí, tạo điều kiện làm việc tốt cho công nhân. Ta cần sử dụng kết hợp 2 phương pháp thông gió: thông gió tự nhiên và nhân tạo.
– Quá trình chiếu sáng đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt sản xuất hàng ngày. Nó có tác động rất lớn đến năng suất lao động, sức khỏe của công nhân. Đảm bảo điều kiện chiếu sáng tốt góp phần nâng cao sức khỏe cho công nhân, giúp công nhân thực hiện các thao tác chuẩn xác. Ta cần sử dụng kết hợp cả 2 nguồn sáng: nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo.
8.2 AN TOÀN LAO ĐỘNG:
Đối với một nhà máy công nghiệp thì vấn đề an toàn lao động được quan tâm và đầu tư rất nhiều, nó mang tính chất bắt buộc đối với công nhân của nhà máy. Vì nó giúp tránh được thiệt hại về người và của, tránh làm ảnh hưởng đến kế hoạh, tiến độ sản xuất, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của toàn nhà máy.
8.2.1An toàn thiết bị:
Mỗi máy móc thiết bị đều có nội quy an toàn riêng nhưng đều có chung quy tắc an toàn sau:
Công nhân cần nắm vững các quy trình công nghệ và phải biết xử lý các sự cố xảy ra.
Công nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động, phải mang đồ bảo hộ khi làm việc…
Phải giữ nơi làm việc sạch sẽ khô ráo.
Không được ăn khi đang làm việc, không hút thuốc hoặc sử dụng các vật dễ gây cháy nổ trong khu vực sản xuất.
Cấm vận hành máy móc thiết bị khi có người đang sửa chữa, khi trong người có men rượu hoặc không tỉnh táo.
Cấm đưa tay chân vào các bộ phận truyền động khi máy đang hoạt động.
Trước khi vận hành máy phải xem xét kiểm tra và đảm bảo máy ở trạng thái bình thường.
Máy móc phải được hoạt động đúng trình tự quy định, được điều khiển bởi những công nhân đã qua hướng dẫn sử dụng.
Khi có sự cố phải báo ngay với trưởng ca hay quản đốc.
Khi ngừng máy phải sắp xếp lại nơi làm việc và vệ sinh máy.
Phải tiến hành bảo dưỡng theo định kỳ.
8.2.2. An toàn điện:
Hầu hết các máy móc, phương tiện chiếu sáng trong nhà máy đều sử dụng nguồn năng lượng điện. Điện áp sử dụng trong công nghiệp có cường độ tương đối cao nên có thể gây chết người khi chạm đến nó.
Để đảm bảo an toàn cho công nhân trong nhà máy ta phải thực hiện các biện pháp sau:
Cách điện tốt cho các phần dẫn điện.
Sử dụng triệt để các bộ phận che chắn, bảo hiểm.
Hạn chế mức sử dụng điện.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trông coi các thiết bị điện trong khu vực sản xuất.
Không được tự ý vào phòng điện trung tâm.
Chỉ được sử dụng những máy móc đã được học và được giao sử dụng.
Điện sử dụng trong các phân xưởng được bảo vệ bằng dây mát, nếu dây bị hở dòng rò sẽ được đưa xuống đất.
Khi phát hiện nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tai nạn lao động phải báo ngay cho lãnh đạo phân xưởng để khắc phục, sửa chữa.
Nhà máy phải bố trí các công cụ sửa chữa điện, bố trí công nhân thường xuyên kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện, phải sử dụng các thiết bị đo lường nhưampe kế, volt kế để đo các chỉ số định mức qua máy, tránh trường hợp sử dụng quá tải.
Ngoài ra phải trang bị hệ thoống chống sét cho công trình của nhà máy, bnằg cách dùng cột thu lôi có độ lớn cao hơn các công trình cần được bảo vệ.
Khi xảy ra sự cố, ban bảo hộ lao động lập biên bản, tiến hành xác định nguyên nhân là khách quan hay chủ quan rồi tuỳ theo mức độ vi phạm mà có biện pháp xử lý thích hợp từ khiển trách, cắt tiên tiến đến đuổi việc.
8.2.3 An toàn phòng cháy chữa cháy:
An toàn phòng cháy chữa cháy được đặt lên hàng đầu. Nó liên quan đến tài sản tính mạng của công nhân viên và nhà máy. Mỗi cán bộ công nhân viên trước khi làm việc tại nhà máy đều phải trải qua lớp học về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy:
Nghiêm chỉnh chấp hành pháp lệnh, nội quy, quy định về công tác phòng cháy chữa cháy.
Khi bố trí mặt bằng nhà máy nên dặt vị trí của kho sao cho vừa hợp lý trong sản xuất vừa phân cách với nơi dễ cháy.
Tại các kho bãi phải có bảng nội quy phòng cháy, các dụng cụ cứu hỏa phải sẵn sàng và để đúng nơi qui định thuận lợi cho việc sử dụng.
Tại các phân xưởng sản xuất và kho phải bố trí các vòi nước cứu hỏa.
Phải có một đội ngũ riêng sẵn sàng phục vụ chữa cháy.
8.2.4 Về môi trường làm việc:
Tiến hành tốt công việc thông gió tự nhiên và nhân tạo nhằm cải thiện điều kiện lao động cho người công nhân.
Hạn chế để công nhân tiếp xúc với không khí nóng.
Cách ly tốt nhất có thể được các nguồn làm gia tăng nhiệt độ phân xưởng (như sơn phủ cách nhiệt, bọc lớp xốp cách nhiệt…)
Xây nhà xưởng với kích thước thích hợp để thông thoáng, giảm sự phản xạ của sóng âm, đặt các thiết bị giảm chấn bằng cao su bên dưới các thiết bị gây ồn và rung.
8.2.5. Về an toàn hóa chất.
– Phải tuân thủ nội quy an toàn lao động.
Phải tuyệt đối tuân thủ theo quy trình công nghệ pha chế cũng như quy trình công nghệ sản xuất.
Đối với hóa chất dạng khí hay dạng bay hơi phải bảo đảm môi trường thông thoáng. Ở môi trường có nồng độ khí độc cao phải trang bị thiết bị an toàn (mặt nạ phòng độc).
Đối với dung dịch: tránh không cho hóa chất tiếp xúc da, quần áo bằng cách sử dụng đồ bảo hộ lao động như thích hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong 8-thiet ke oan toan lao dong.doc