Tài liệu An sinh xã hội tam nông - Một số vấn đề lý luận cơ bản: Xã hội học số 1 (93), 2006 23
An sinh xã hội tam nông -
một số vấn đề lý luận cơ bản
Tô Duy Hợp
1. Về khái niệm "hệ thống an sinh xã hội tam nông"
Cụm từ khóa "hệ thống an sinh xã hội tam nông" bao gồm 3 từ khóa hợp
thành, đó là "hệ thống", "an sinh xã hội" và "tam nông". Do đó, việc làm sáng tỏ khái
niệm hỗn hợp "hệ thống an sinh xã hội tam nông" phải đ−ợc tiến hành theo ph−ơng
thức tổng - tích hợp ý nghĩa của các từ khóa (biểu đạt khái niệm) hợp thành.
Khái niệm "tam nông" là khái niệm hỗn hợp, có hàm ý bao gồm 3 thành phần
nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nông dân là nhân vật xã hội hay tác nhân xã
hội cơ bản ở nông thôn. Nông nghiệp là dạng hoạt động kinh tế cơ bản của nông dân
ở nông thôn. Nông thôn là khu vực xã hội dựa trên mối quan hệ tác động qua lại giữa
giai tầng nông dân - nông nghiệp với các nhóm hoặc giai tầng phi nông dân - phi
nông nghiệp (nh− thợ thủ công, nghệ nhân, th−ơng nhân, công nhân,v.v...) ở nông
thôn1. Nh− vậy là, tuy hàm ý ...
12 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu An sinh xã hội tam nông - Một số vấn đề lý luận cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 1 (93), 2006 23
An sinh xã hội tam nông -
một số vấn đề lý luận cơ bản
Tô Duy Hợp
1. Về khái niệm "hệ thống an sinh xã hội tam nông"
Cụm từ khóa "hệ thống an sinh xã hội tam nông" bao gồm 3 từ khóa hợp
thành, đó là "hệ thống", "an sinh xã hội" và "tam nông". Do đó, việc làm sáng tỏ khái
niệm hỗn hợp "hệ thống an sinh xã hội tam nông" phải đ−ợc tiến hành theo ph−ơng
thức tổng - tích hợp ý nghĩa của các từ khóa (biểu đạt khái niệm) hợp thành.
Khái niệm "tam nông" là khái niệm hỗn hợp, có hàm ý bao gồm 3 thành phần
nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nông dân là nhân vật xã hội hay tác nhân xã
hội cơ bản ở nông thôn. Nông nghiệp là dạng hoạt động kinh tế cơ bản của nông dân
ở nông thôn. Nông thôn là khu vực xã hội dựa trên mối quan hệ tác động qua lại giữa
giai tầng nông dân - nông nghiệp với các nhóm hoặc giai tầng phi nông dân - phi
nông nghiệp (nh− thợ thủ công, nghệ nhân, th−ơng nhân, công nhân,v.v...) ở nông
thôn1. Nh− vậy là, tuy hàm ý của khái niệm "nông thôn" đã bao chứa "nông dân" và
"nông nghiệp" nh− là đặc tr−ng cơ bản; song nông thôn không quy giản về nông
nghiệp, nông dân. Mặt khác, nông dân và nông nghiệp có tính độc lập t−ơng đối so
với nông thôn. Tam nông là khái niệm tổng - tích hợp ba khái niệm nông dân, nông
nghiệp, nông thôn độc lập có tính t−ơng đối với nhau.
"Hệ thống" với t− cách là khái niệm khoa học cơ bản đ−ợc xác định trong lý
thuyết hệ thống tổng quát. ở đó, tuy còn nhiều tranh cãi về chi tiết, song định nghĩa
của L.V.Bertalanffy vẫn có giá trị cơ bản. Theo đó thì, hệ thống là tập hợp các phần
tử (hay yếu tố) có quan hệ qua lại với nhau và với môi tr−ờng2. Trong định nghĩa cơ
bản này, các khái niệm dùng để định nghĩa nh− "yếu tố", "môi tr−ờng" không đ−ợc
định nghĩa. Điều đó phù hợp với quy tắc định nghĩa của khoa học lôgích. Tuy nhiên,
để rõ hơn, ta có thể giải thích thêm rằng, 1/ yếu tố là bộ phận nhỏ nhất không phân
chia đ−ợc nữa của hệ thống và 2/ môi tr−ờng là tất cả những gì nằm ngoài hệ thống
1 Về khái niệm "tam nông" và Xã hội học tam nông, xem thêm: V.I.Staroverov, 2003. Xã hội học tam nông.
Moskva. Trong đó, tác giả đã triển khai quan niệm xã hội học tam nông là sự tổng - tích hợp của xã hội học
nông dân, xã hội học nông nghiệp và xã hội học nông thôn.
Lục Học Nghệ, 2003. Tam nông luận. Bắc Kinh. Tác phẩm nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Trung Quốc đ−ơng đại.
2 Xem, L.V.Bertalanffy, 1968. General System Theory. Foundations, Development, Applications. George
Braziller, New York. Xem thêm: Tô Duy Hợp. Lý thuyết hệ thống - nguyên lý và vận dụng. Tạp chí Triết
học, số 9/2001.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
An sinh xã hội tam nông - một số vấn đề lý luận cơ bản 24
hay chính xác hơn là không thuộc hệ thống. Nh− vậy là, cả yếu tố, hệ thống và môi
tr−ờng đều là những hiện t−ợng có tính t−ơng đối theo nghĩa chủ quan (do chủ thể
xác định) và cả theo nghĩa khách quan (do khách thể quy định).
Vận dụng vào Xã hội học ta sẽ có khái niệm "hệ thống xã hội" - đó là tập hợp
của những con ng−ời (với t− cách là yếu tố hợp thành xã hội) có quan hệ qua lại với
nhau (t−ơng quan và t−ơng tác với nhau) và với môi tr−ờng (bao gồm môi tr−ờng xã
hội và cả môi tr−ờng sinh thái, tự nhiên)3. Các quan hệ xã hội nói ở đây có thể là
quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ văn hóa,.v..v...
Định nghĩa khái niệm hệ thống nói chung và hệ thống xã hội nói riêng sẽ là
cơ sở lý luận cho việc phân tích hệ thống cụ thể, nh− hệ thống an sinh xã hội tam
nông. Nghĩa là sẽ phải làm rõ các thành tố, bộ phận hợp thành hệ thống an sinh xã
hội tam nông, làm rõ những "tiểu hệ thống" hợp thành "đại hệ thống" đó và làm rõ
quan hệ của chúng với môi tr−ờng, tức là với các hệ thống khác, nh− hệ thống kinh
tế, hệ thống chính trị, hệ thống văn hóa,.v..v...
Về khái niệm "an sinh xã hội", qua tìm hiểu tài liệu sẵn có ta thấy đang có
tình trạng rắc rối về chữ và nghĩa.
Trong sách: "An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực" (Nxb Lao động, Hà
Nội, 2005), tác giả Mạc Văn Tiến đã đ−a ra nhận xét rằng:
"An sinh xã hội là một vấn đề phức tạp, vì thế cho đến nay ch−a thể đ−a ra
một khái niệm chuẩn xác". (Mạc Văn Tiến, 2005: 13).
Cũng theo tác giả Mạc Văn Tiến thì: Thuật ngữ "an sinh xã hội" đ−ợc thế giới
dùng phổ biến nhất là Social security (tiếng Anh) hoặc Securité Sociale (tiếng Pháp).
An sinh xã hội bao quát một phạm vi rộng lớn và ảnh h−ởng đến rất nhiều ng−ời. An
sinh xã hội có thể ảnh h−ởng đến chúng ta ngay cả khi chúng ta ch−a sinh ra (ví dụ
trợ cấp thai sản cho những ng−ời mẹ) và có thể tiếp tục ngay cả khi chúng ta mất đi
(ví dụ trợ cấp tuất). Nó cũng ảnh h−ởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi ng−ời.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
"An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông
qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã
hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
thất nghiệp, th−ơng tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp
cho các gia đình đông con".
... an sinh xã hội có nội dung rất rộng, phản ánh sự ổn định về mặt kinh tế,
chính trị, xã hội của đời sống xã hội". (Mạc Văn Tiến, 2005: 12 - 13).
Rắc rối về chữ và nghĩa là cùng một từ trong tiếng Anh "security" đã đ−ợc
dịch ra 2 từ tiếng Việt là "an ninh" và "an sinh". Tùy tr−ờng hợp an sinh xã hội có
thể thay thế bằng an ninh xã hội, nh−ng trong tr−ờng hợp an ninh quốc phòng chẳng
hạn, khó có thể thay thế bằng an sinh quốc phòng?! Lại còn một từ nữa trong tiếng
3 Xem thêm, Tô Duy Hợp. Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học. Tạp chí Triết học, số 4/1996.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tô Duy Hợp 25
Anh, đó là từ "welfare", cũng đã đ−ợc dịch ra tiếng Việt thành 2 từ, đó là "phúc lợi"
và "an sinh". Vậy thì phúc lợi xã hội và an sinh xã hội thực sự chỉ là một hay là hai
hệ thống xã hội khác nhau? Cứ theo một số định nghĩa về "phúc lợi xã hội" thì có vẻ
nh− là thực chất chúng chỉ là một hệ thống mà thôi. Chẳng hạn, định nghĩa của B.R
Compton trong sách: "Introduction to Social Welfare and Social work" (1980).
Social Welfare (phúc lợi xã hội hay an sinh xã hội?) là một thiết chế, bao gồm
các chính sách và luật pháp, đ−ợc thực thi bởi các tổ chức tự nguyện hay của nhà
n−ớc; thông qua đó một mức độ tối thiểu đ−ợc xác định về dịch vụ, tiền và các quyền
lợi khác (y tế, giáo dục, nhà ở,...) đ−ợc phân phối cho cá nhân/ gia đình/ nhóm xã hội
mà họ không nhận đ−ợc từ gia đình hay thị tr−ờng, nhằm mục đích phòng ngừa,
giảm nhẹ hay đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội để cải tiến phúc lợi (hay
an sinh?) của cá nhân, nhóm và cộng đồng một cách trực tiếp.
Vậy thực chất an sinh xã hội là gì? Có thể nói, hàm ý cơ bản của an sinh xã
hội là sự bảo vệ (bảo đảm) của xã hội đối với những cá nhân hoặc/và nhóm xã hội
đặc biệt khó khăn hoặc gặp phải rủi ro bất khả kháng (nh− thiên tai, địch hoạ,...).
Sách của tập thể tác giả Lê Bạch D−ơng - Đặng Nguyên Anh - Khuất Thu Hồng - Lê
Hoài Trung - Robert Leroy Bach: "Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt
Nam. Social Protection for the Most Needy in Vietnam" (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2005)
đã đ−a ra quan niệm về "bảo trợ xã hội" là "sự giảm nhẹ tính dễ bị tổn th−ơng và
kiềm chế nguy cơ cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thu nhập thấp về những
nhu cầu cơ bản và các dịch vụ xã hội" (Lê Bạch D−ơng và các cộng sự, 2005: 22).
Quan niệm này về bảo trợ xã hội thể hiện cốt lõi của khái niệm an sinh xã hội, đã
đ−ợc tổng hợp từ nhiều cách định nghĩa khác nhau về bảo trợ xã hội.4
Tuy nhiên, hàm ý đầy đủ của an sinh xã hội là h−ớng tới phúc lợi xã hội toàn
dân, tức là một hệ thống an sinh không chỉ bao gồm sự bảo trợ cho bộ phận đặc biệt
khó khăn hoặc gặp rủi ro bất khả kháng; vì đó mới chỉ là phúc lợi tối thiểu nhằm
mục tiêu m−u sinh mà còn bao gồm cả sự bảo vệ toàn xã hội, hơn thế nữa, đó còn là
phúc lợi cao cấp của xã hội phát triển. Trong sách do Yang Tuan chủ biên: "Chính
sách xã hội ở Trung Quốc. Social Policy in China" (Social Policy Research Centre.
Institute of Sociology. Chinese Academy of Social Sciences, 2003) ta thấy rõ quan
niệm về hệ thống an sinh xã hội theo nghĩa có nhiều cấp độ, bao gồm: 1/ An sinh xã
hội cơ bản hay an sinh xã hội thiết yếu (Basic Social Security) và 2/ An sinh xã hội
phát triển (Social Security at development level). Tập hợp các đối t−ợng tham gia hệ
thống an sinh xã hội đ−ợc phân tách thành 5 nhóm, trong đó 4 nhóm đối t−ợng thuộc
diện dễ bị tổn th−ơng, đó là: 1/ Ng−ời cao tuổi (the Aged), 2/ Ng−ời thất nghiệp (the
Unemployed), 3/ Gia đình nghèo (poor Family), 4/ Ng−ời tàn tật (the Desabled) và 1
nhóm thứ 5 bao phủ toàn dân, đó là 5/ C− dân Residents). Một hệ thống an sinh xã
hội toàn diện và đa cấp độ chính là h−ớng tới phúc lợi toàn dân. Trong sách đó, ng−ời
4 Xem, Hộp 1 - Một số định nghĩa về bảo trợ xã hội, trong sách của Lê Bạch D−ơng - Đặng Nguyên Anh -
Khuất Thu Hồng - Lê Hoài Trang - Robert Leroy Bach: Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt
Nam. Trang 20.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
An sinh xã hội tam nông - một số vấn đề lý luận cơ bản 26
ta cho rằng toàn dân tham gia trực tiếp vào 3 thành tố trong 9 thành tố của cấp độ
an sinh xã hội thiết yếu, đó là: 2/ Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
(community health services), 3/ Hành nghề phổ thông (general practitioner), 9/ Các
dịch vụ phúc lợi cộng đồng (community welfare services)5, và vào cả 5 thành tố của
cấp độ an sinh xã hội phát triển, đó là: A/ Tiết kiệm cho tuổi già (Savings for the
Aged), B/ Các quỹ hỗ t−ơng (Mutual Funds), C/ Quỹ l−ơng h−u trí của các doanh
nghiệp (Retirement Pension of Enterprises), D/ Chăm sóc sức khoẻ tại bệnh viện
(Hospitalisation), E/ Bảo hiểm th−ơng mại (Commercial Insurance) và F/ Các dịch vụ
cộng đồng (Community services) (Yang Tuan, 2003: 18 - 19).
Sự phân biệt các cấp độ của hệ thống an sinh xã hội sẽ là cơ sở lý luận và
ph−ơng pháp luận cho việc phân tích hệ thống an sinh xã hội nói chung và phân tích
hệ thống an sinh xã hội tam nông nói riêng. Hai cấp độ an sinh xã hội thiết yếu và
cao cấp sẽ t−ơng ứng với 2 trình độ phát triển hệ thống an sinh xã hội tam nông ở
mọi n−ớc, trong đó Việt Nam không là ngoại lệ.
Cho đến nay, qua tài liệu sẵn có ta thấy có nhiều cách phân tích hệ thống an
sinh xã hội khác nhau. Trong đó đáng l−u ý là cách phân tích của hệ thống an sinh
xã hội của Jonathan Pincus. Trong báo cáo khoa học "H−ớng tới một khuôn khổ hợp
nhất cho an sinh xã hội ở Việt Nam" (Hội thảo khoa học: Hệ thống an sinh xã hội
Việt Nam, do UNDP, Bộ Lao động, Th−ơng binh và Xã hội, Viện Khoa học xã hội
Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội, 22/7/2005), Jonathan Pincus đã xác định 3 yếu tố
(elements) của hệ thống an sinh xã hội là:
1. Bảo hiểm xã hội (Social Insurance)
- Tr−ớc những rủi ro về thu nhập và mức sống
- Th−ờng là các ch−ơng trình phải đóng góp
2. Trợ giúp xã hội (Social Assistance) dựa vào xác định tiềm lực tài chính
cho ng−ời nghèo
3. Trợ cấp d−ới hình thức chuyển khoản cho từng nhóm ng−ời
(Categorical Transfers)
- Hỗ trợ cho những nhóm ng−ời cụ thể
- Trợ cấp con nhỏ (Anh quốc)
Trên cơ sở phân tích hệ thống an sinh xã hội nh− thế, J.Pincus đã nhận định
về những thành tố (components) hiện có và còn thiếu vắng trong hệ thống an sinh xã
hội Việt Nam thời kỳ đổi mới hiện nay.
5 9 thành tố của cấp độ an sinh xã hội thiết yếu, đó là: 1/ ch−ơng trình h−u trí (retirement program), 2/ các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (community Health Services); 3/ hành nghề phổ thông (general
practitioner); 4/ hệ thống bảo trợ m−u sinh tối thiểu (minimum livelihood protection system); 5/ nhà ở công
cộng (public housing); 6/ đền bù thất nghiệp (unemployment compensation); 7/ h−ớng dẫn việc làm
(employment instruction); 8/ dịch vụ việc làm cộng đồng (community employment services); 9/ dịch vụ
phúc lợi cộng đồng (community welfare services).
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tô Duy Hợp 27
Những thành tố hiện có bao gồm:
- Khu vực chính thức (Formal Sector): Trợ cấp h−u trí, bảo hiểm y tế, bồi
th−ờng cho ng−ời lao động (ốm đau và th−ơng tật), trợ cấp thai sản không trọn vẹn
- Khu vực không kê khai (Unenumerated Sector): Miễn học phí và phí
khám chữa bệnh theo ch−ơng trình xoá đói giảm nghèo.
- Trợ giúp xã hội (Social Assistance): Ch−ơng trình xoá đói giảm nghèo,
trợ giúp cho những vùng đói kém trong thời kỳ giáp hạt, quỹ bảo đảm xã hội dành
cho diện đối t−ợng cứu trợ th−ờng xuyên.
- Những nhóm đặc biệt (Special groups): Quỹ bảo đảm xã hội dành cho
cựu chiến binh và th−ơng binh.
- Cứu trợ xã hội (Social relief): Quỹ dự phòng cứu trợ thiên tai.
Những thành tố ch−a có
- Khu vực chính thức: Trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp cho ng−ời tàn tật
Trợ cấp thai sản trọn vẹn
- Khu vực không kê khai 6: Bảo hiểm y tế
Trợ cấp h−u trí
Trợ cấp thai sản
An ninh l−ơng thực (ví dụ cung cấp bữa ăn cho trẻ em ở tr−ờng học)
Trợ cấp tàn tật
H−ớng tới một hệ thống an sinh xã hội hợp nhất ở Việt Nam, theo J.Pincus, là
một chiến l−ợc gồm 2 thành phần: một là nâng cao năng lực những thành tố hiện có và
hai là bổ sung dần (sẽ phải sắp xếp trật tự −u tiên, không thể đồng loạt một lúc) những
thành tố ch−a có để cuối cùng đạt tới hệ thống an sinh xã hội hiện tại cho Việt Nam.
Cách phân tích hệ thống an sinh xã hội thành bộ ba thành phần cơ bản đã
đ−ợc Elisabeth J. Croll vận dụng trong bài viết: “Cải cách phúc lợi xã hội: các
khuynh h−ớng và những căng thẳng - Social Welffare Reform: Trends and Tensions”
đăng trên China Quarterly, number 159, September 1999. ở đó tác giả E.J.Croll đã
nhận định rằng, ở Trung Quốc:
Trong vòng năm m−ơi năm qua, gói phúc lợi (welfare package ⇒ shehuifuli)
thực chất là “an sinh xã hội” (social security ⇒ shehui baozhang), bao gồm 3 phạm
trù (categories) hợp thành rộng lớn, đó là bảo hiểm hoặc bảo trợ xã hội (social
insurance or protection), cung ứng hoặc dịch vụ xã hội (social provisioning or
services) và trợ giúp hoặc cứu trợ xã hội (social assistance or relief). Bảo hiểm xã hội
6 Khu vực không chính thức và không kê khai đ−ợc
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
An sinh xã hội tam nông - một số vấn đề lý luận cơ bản 28
(⇒ shehui baoxian) bao gồm sự bảo trợ cho những ng−ời về h−u và đ−ợc chăm sóc y
tế; trợ cấp thất nghiệp, thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc tàn tật; trợ cấp cho
những ng−ời đàn bà goá và trẻ mồ côi. Các dịch vụ xã hội (⇒ shehui fuwu), đó là
những sự hỗ trợ cho ng−ời già, tàn tật và bị bỏ rơi và những dịch vụ công cộng nh−
giáo dục, y tế, nhà ở. Cứu trợ xã hội (⇒ shehui juuji), đó là sự trợ giúp bằng tiền mặt
hay sự quan tâm chăm sóc đối với ng−ời cao tuổi, tàn tật, mất khả năng thu nhập
hay là sự chăm sóc của gia đình họ.
Một cách phân tích hệ thống an sinh xã hội thành bộ ba thành phần cơ bản
đã đ−ợc các tác giả Lê Bạch D−ơng, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài
Trung, Robert Leroy Bach (trong sách đã dẫn) thực hiện. Xem hình 1. Những hợp
phần cơ bản (key components) của bảo trợ xã hội (trang 24).
Các biện pháp
bảo vệ
Các biện pháp
phòng ngừa
Các biện pháp nâng
cao năng lực
Đây rõ ràng là sự phân tích hệ thống an sinh xã hội đa cấp độ. Các biện pháp
bảo vệ (protective measures), "bao gồm l−ới an toàn (safety net) theo nghĩa hẹp dành
cho những đối t−ợng bị tổn th−ơng thông qua các khoản quyên góp bằng tiền mặt,
hiện vật hoặc những sự hỗ trợ ngắn hạn khác. Các biện pháp này cũng nh− cứu trợ
trong cơn nguy kịch (thiên tai, bệnh gia súc, đau ốm trong gia đình)" (Lê Bạch D−ơng
và cộng sự, 2005: 23 - 24). Các biện pháp phòng ngừa (preventive measures) "bao
gồm các biện pháp trực tiếp để phòng ngừa sự bần cùng hóa. Thông th−ờng các biện
pháp phòng ngừa bao gồm hàng loạt các dịch vụ bảo hiểm xã hội và các dịch vụ
khác, giúp cho ng−ời dân khỏi rơi vào khủng hoảng và cần đến sự cứu trợ" (Lê Bạch
D−ơng và cộng sự, 2005: 23). Còn các biện pháp nhằm nâng cao năng lực
(promotional measures) "bao gồm chủ yếu những chính sách vĩ mô, chiến l−ợc phát
triển và các biện pháp thể chế hỗ trợ. Chúng giúp nâng cao vị thế xã hội và trao
quyền cho những ng−ời bị gạt ra ngoài lề và những nhóm bị thiệt thòi" (Lê Bạch
D−ơng và cộng sự, 2005: 23).
Ta có thể phân tích hệ thống an sinh xã hội nói chung và hệ thống an sinh xã
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tô Duy Hợp 29
hội tam nông nói riêng thành bộ đôi, bao gồm 2 tiểu hệ thống. ở phần trên, hệ thống
an sinh xã hội đ−ợc phân tách ra thành 2 cấp độ cơ bản: cấp độ an sinh xã hội tối thiểu
(cơ bản, thiết yếu) và cấp độ an sinh xã hội cao cấp (phát triển). Theo h−ớng này ta có
thể phân tích hệ thống an sinh xã hội thành hai tiểu hệ thống do 2 ph−ơng thức cơ bản
quyết định, một là tiểu hệ thống bảo hiểm xã hội (ở đây, bảo hiểm xã hội (social
insurance) là hình thức an sinh xã hội dựa trên nguyên tắc có đóng, có h−ởng, đ−ợc
hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các loại bảo hiểm nh− bảo hiểm y tế, bảo hiểm
nghề nghiệp, bảo hiểm thai sản, bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tử
vong, v.v), và hai là tiểu hệ thống không mang tính chất bảo hiểm xã hội. ở đây, tạm
sử dụng thuật ngữ hỗ trợ xã hội (social support) để đặt tên cho tiểu hệ thống này. Đó là
tiểu hệ thống hỗ trợ xã hội, tức là hình thức an sinh xã hội dựa trên nguyên tắc không
đóng vẫn đ−ợc h−ởng, bao gồm tất cả các hình thức hỗ trợ xã hội nh− trợ cấp xã hội,
trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội, v.v Sự phân tích hệ thống an sinh xã hội ra thành bộ
đôi kiểu nh− thế này là cơ sở lý luận và ph−ơng pháp luận để giải quyết vấn đề kiến
tạo hệ thống an sinh xã hội tam nông theo h−ớng hiện đại hóa.
Phân tích cơ cấu hợp thành hệ thống chỉ là một mặt của phân tích hệ thống.
Mặt khác, cần phải chú ý phân tích cơ cấu loại hình hệ thống. Sự phân tích loại hình
(mô hình) hệ thống an sinh xã hội sẽ cho thấy tình trạng đa dạng của các kiểu loại hệ
thống an sinh xã hội. Có một số cách phân loại liên quan tới bản chất hoặc tính quy
luật chuyển đổi của hệ thống an sinh xã hội, đó là:
• Hệ thống an sinh xã hội truyền thống khác nh− hệ thống an sinh xã hội
hiện đại.
• Hệ thống an sinh xã hội phi chính thức khác nh− hệ thống an sinh xã hội
chính thức.
• Hệ thống an sinh xã hội tam nông (tức là nông dân, nông nghiệp, nông
thôn) khác nh− hệ thống an sinh xã hội phi tam nông (tức là phi nông dân,
phi nông nghiệp, phi nông thôn). Hệ thống an sinh xã hội công nghiệp - đô
thị chính là hệ thống an sinh xã hội phi tam nông.
Tổng - tích hợp 3 khái niệm "hệ thống", "an sinh xã hội", "tam nông" ta sẽ có
khái niệm hỗn hợp là "Hệ thống an sinh xã hội tam nông". Hệ thống an sinh xã hội
tam nông sẽ đ−ợc quan niệm theo hai t− cách hệ thống. Thứ nhất, đó là một hệ thống
an sinh xã hội hợp thành hệ thống an sinh xã hội tổng thể và thứ hai, đó là một loại
hình hệ thống an sinh xã hội t−ơng đối độc lập. Nó tồn tại và vận động t−ơng đối độc
lập so với hệ thống an sinh xã hội phi tam nông, tức là hệ thống an sinh xã hội đô thị
- công nghiệp. Hệ thống an sinh xã hội quốc gia (hoặc quốc tế) đều bao gồm hai tiểu
hệ thống an sinh xã hội tam nông và an sinh xã hội đô thị - công nghiệp.
Theo tác giả Bùi Thế C−ờng7 thì trên thế giới ngày nay có 3 mô hình cơ bản
7 Xem, chẳng hạn, Bùi Thế C−ờng, 2005. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hệ thống an sinh xã hội
Việt Nam hiện nay. Bài viết trong khuôn khổ các chuyên đề của Viện Xã hội học đóng góp vào Đại hội
Đảng lần thứ X, phiên bản 12.05.05.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
An sinh xã hội tam nông - một số vấn đề lý luận cơ bản 30
của an sinh xã hội: các hệ thống bảo đảm toàn dân, các hệ thống bảo hiểm xã hội, các
hệ thống bảo đảm chọn lọc. Mô hình thứ nhất nhằm mục tiêu thực hiện bảo đảm xã
hội cho mọi công dân. Về khía cạnh tổ chức, nguyên tắc chủ yếu là xây dựng hệ thống
bảo hiểm xã hội thống nhất tập trung. Nhà n−ớc thực hiện tái phân phối mạnh,
nhằm thu hẹp bất bình đẳng về kinh tế và xã hội. Về khía cạnh tài chính, chi tiêu xã
hội chủ yếu lấy từ thuế.
Mô hình thứ hai lấy cốt lõi là các hệ thống bảo hiểm xã hội8 dựa trên đóng góp
của chủ doanh nghiệp và ng−ời lao động. Về mặt tổ chức, hệ thống bảo hiểm không
đ−ợc tổ chức thống nhất, mà theo các loại rủi ro và các nhóm nghề nghiệp. Mức độ tái
phân phối kém hơn mô hình trên.
Mô hình thứ ba chủ yếu dựa trên các hệ thống bảo hiểm tự nguyện do tổ chức
bảo hiểm t− nhân thực hiện. Trách nhiệm nhà n−ớc hạn chế trong việc đảm bảo
khuôn khổ cho các hoạt động bảo hiểm tự nguyện (t− nhân hoặc tập thể) và một số
ch−ơng trình nhà n−ớc hỗ trợ các nhóm dân c− cần giúp đỡ. Mục tiêu chủ yếu của mô
hình này có tính chất hai mặt: bảo đảm mức hoạt động tự do cao các lực l−ợng thị
tr−ờng, đồng thời chú trọng chính sách xã hội cho ng−ời nghèo và yếu thế. Mức độ tái
phân phối thấp, song ảnh h−ởng của tái phân phối lại nghiêng nhiều cho những
nhóm dân c− khó khăn.
Cũng theo tác giả Bùi Thế C−ờng trong tài liệu đã dẫn, thì ở Việt Nam hiện
nay có sự tồn tại song song hoặc có sự kết hợp, pha trộn ba kiểu hay ba mô hình an
sinh xã hội, đó là an sinh cổ truyền, an sinh xã hội của kinh tế xã hội chủ nghĩa kế
hoạch tập trung và an sinh xã hội của kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ
nghĩa. Mô hình thứ nhất có hai đặc tr−ng, trong đó đặc tr−ng chủ yếu là phúc lợi
làng xã: gia đình và gia đình mở rộng đóng vai trò đầu tiên, nh−ng dòng họ và các
thiết chế cộng đồng có vai trò rất quan trọng. Mô hình thứ hai có 3 đặc tr−ng, trong
đó đặc tr−ng chủ yếu là Bảo đảm xã hội toàn dân thông qua việc gắn ng−ời dân vào
hệ thống phúc lợi xã hội nhà n−ớc và tập thể. Đặc tr−ng thứ hai quan trọng là: phát
triển bảo hiểm xã hội cho ng−ời lao động trong khu vực nhà n−ớc và một hệ thống
bảo đảm xã hội cho khu vực tập thể, đặc biệt ở nông thôn. Mô hình thứ ba có 7 đặc
tr−ng, với đặc tr−ng chủ yếu là nhà n−ớc đóng vai trò nòng cốt, đồng thời thu hút và
phát huy sự tham gia của mọi thành phần, lĩnh vực và phúc lợi xã hội. Đặc tr−ng thứ
hai rất quan trọng là thừa nhận và nâng cao vai trò của khu vực t− nhân.
Sự phân tích hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam theo bộ 3 mô hình an sinh
xã hội nêu trên có hạt nhân hợp lý. Song hợp lý hơn ta có thể thấy ở sự phân tích hệ
thống an sinh xã hội ở Việt Nam theo bộ đôi: 1/ mô hình an sinh xã hội truyền thống
và 2/ mô hình an sinh xã hội hiện đại hóa. Khái niệm truyền thống bao hàm cổ
truyền, nh−ng không quy giản về cổ truyền. Vấn đề là ở chỗ, nếu cổ truyền hiểu theo
nghĩa văn hóa và văn minh bản địa, thì truyền thống là sự hỗn dung văn hóa và văn
minh bản địa với văn hóa và văn minh du nhập qua các đợt sóng tiếp biến văn hóa
8 Cách xác định này chứng tỏ tên gọi ở trên là không chính xác. Do đó, nên đặt tên gọi lại là: mô hình "các
hệ thống an sinh xã hội lấy hệ thống bảo hiểm xã hội làm cốt lõi".
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tô Duy Hợp 31
và văn minh trong giao l−u với các nền văn hóa và văn minh Trung Quốc, ấn Độ, và
các n−ớc khu vực Đông Nam á, Đông á tr−ớc và sau thời kỳ Pháp thuộc. Hai mô
hình thứ 2, thứ 3 thực chất là cùng một kiểu loại, đó là hệ thống an sinh xã hội hiện
đại hóa theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ bao cấp, định h−ớng xã hội chủ
nghĩa dựa vào kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp do Nhà n−ớc chỉ
huy; còn trong thời kỳ đổi mới ngày nay, định h−ớng xã hội chủ nghĩa dựa vào kinh
tế thị tr−ờng có sự quản lý của nhà n−ớc định h−ớng xã hội chủ nghĩa .
Sự phân biệt hai loại hình an sinh xã hội: 1/ Hệ thống an sinh xã hội truyền
thống, và 2/ Hệ thống an sinh xã hội hiện đại hóa có ý nghĩa lý luận và ph−ơng pháp
luận quan trọng trong việc xây dựng hệ quan điểm kiến tạo hệ thống an sinh xã hội
tam nông Việt Nam - Tầm nhìn 2020 và xa hơn nữa.
2. Hệ quan điểm kiến tạo hệ thống an sinh xã hội tam nông
Hệ quan điểm kiến tạo hệ thống an sinh xã hội tam nông nói chung và cho
Việt Nam nói riêng là phải nhất quán với lý thuyết và chiến l−ợc phát triển tam nông
bền vững. Theo đó, hệ thống an sinh xã hội tam nông phải đ−ợc kiến tạo là hệ thống
an sinh xã hội tam nông bền vững.
Khái niệm ''phát triển bền vững'' là một khái niệm mới và là một khái niệm
đang phát triển. Do đó, khó có sự nhất trí cao trong quan niệm của các nhà nghiên
cứu và các nhà hoạch định chính sách phát triển. Phát triển bền vững là nhu cầu,
mục tiêu, định h−ớng giá trị, thậm chí là lý t−ởng cuộc sống hơn là một thực tế. Bởi
vì, ngay cả ở mức nghĩa khiêm tốn của bền vững: còn chấp nhận đ−ợc, còn chịu đựng
đ−ợc thì yêu cầu bền vững liên, xuyên hệ thống kinh tế - xã hội - môi tr−ờng hay nói
cụ thể hơn: kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa - môi tr−ờng vẫn là một yêu cầu đòi
hỏi sự phấn đấu cao và liên tục, không có con đ−ờng nào khác là phải phân biệt −u
tiên; do đó, sự bền vững toàn diện, toàn thể chỉ là t−ơng đối. Chẳng hạn, nh− ở Việt
Nam hiện nay, tăng tr−ởng kinh tế bền vững phải là −u tiên hàng đầu, vì điểm xuất
phát của Việt Nam trong chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội là từ một nền kinh tế
kém phát triển. Do đó, phát triển xã hội và bảo vệ môi tr−ờng không thể bền vững
tuyệt đối đ−ợc, chỉ t−ơng đối, thậm chí là rất t−ơng đối.
Hệ thống an sinh xã hội là một hệ thống xã hội đặc biệt đ−ợc kiến tạo trên cơ
sở các hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị và hệ thống văn hóa. Do đó, kiến tạo hệ
thống an sinh xã hội bền vững phải dựa trên kiến tạo hệ thống kinh tế, hệ thống
chính trị, hệ thống văn hóa bền vững.
Từ lý thuyết và chiến l−ợc phát triển tam nông bền vững, ta có thể xác định
các nguyên tắc kiến tạo hệ thống an sinh xã hội tam nông bền vững nh− sau:
1. Nguyên tắc phù hợp, yêu cầu việc kiến tạo hệ thống an sinh xã hội tam
nông bền vững phải phù hợp với bản chất và quy luật biến đổi khu vực tam nông. Đó
là: phù hợp với bản chất hỗn hợp và quy luật chuyển đổi kép của khu vực tam nông.
Do khu vực tam nông có bản chất hỗn hợp nông - phi nông, cho nên hệ thống an sinh
xã hội tam nông cũng phải có tính chất hỗn hợp an sinh xã hội nông nghiệp - nông
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
An sinh xã hội tam nông - một số vấn đề lý luận cơ bản 32
dân - nông thôn với an sinh xã hội phi nông nghiệp - phi nông dân - phi nông thôn.
Và do khu vực tam nông có quy luật chuyển đổi kép: chuyển đổi từ khuôn mẫu xã hội
tam nông sang khuôn mẫu xã hội phi tam nông vừa nâng cao trình độ phát triển của
khuôn mẫu xã hội tam nông; cho nên hệ thống an sinh xã hội cũng phải đ−ợc kiến
tạo theo quy luật chuyển đổi kép, nghĩa là vừa chuyển đổi từ khuôn mẫu an sinh xã
hội tam nông sang khuôn mẫu an sinh xã hội phi tam nông, vừa nâng cao trình độ
phát triển của hệ thống an sinh xã hội tam nông.
2. Nguyên tắc kiến tạo hệ thống an sinh xã hội tam nông toàn diện, đa cấp độ.
Tính toàn diện yêu cầu kiến tạo đầy đủ các thành tố, các bộ phận hợp thành hệ thống
an sinh xã hội tam nông (với 2 hợp phần cơ bản là hỗ trợ xã hội và bảo hiểm xã hội).
Tính đa cấp độ yêu cầu kiến tạo đẩy đủ các cấp độ (thấp/cao; trung −ơng/địa
ph−ơng/cơ sở; đơn giản/phức hợp; đối phó/phòng ngừa/nâng cao năng lực; nhà
n−ớc/doanh nghiệp/cá nhân tự nguyện), đủ sức bao phủ các nhóm đối t−ợng có nhu
cầu cấp bách, các nhóm đối t−ợng tiềm năng và cả phúc lợi cao cấp.
3. Nguyên tắc kiến tạo hệ thống an sinh xã hội tam nông thống nhất trong đa
dạng. Hệ thống an sinh xã hội tam nông phải đ−ợc kiến tạo theo nghĩa hệ thống an
sinh xã hội thống nhất quốc gia (và cả quốc tế). Sự thống nhất quốc gia (và cả quốc
tế) vẫn dựa trên cơ sở phát huy vai trò kiểm soát và hỗ trợ của nhà n−ớc. Song nhà
n−ớc sẽ không là cơ sở duy nhất và càng không đ−ợc độc quyền để đảm bảo nguyên
tắc thống nhất trong đa dạng hệ thống an sinh xã hội. Các tổ chức xã hội dân sự, các
doanh nghiệp an sinh xã hội không chỉ là bổ sung cho hệ thống an sinh nhà n−ớc mà
còn là đối trọng có vai trò kiểm soát và hỗ trợ hệ thống an sinh xã hội nhà n−ớc
trong hệ thống an sinh xã hội tổng thể.
Tam vị nhất thể: 1/ Thị tr−ờng là bàn tay vô hình, 2/ Nhà n−ớc là bàn tay hữu
hình và 3/ Xã hội dân sự là bàn tay liên đới sẽ là cơ sở của nguyên tắc thống nhất
trong đa dạng hệ thống an sinh xã hội tam nông hiện đại hóa.
4. Nguyên tắc linh hoạt theo yêu cầu của phép biện chứng: dĩ bất biến, ứng
vạn biến. Dĩ bất biến là kiến tạo hệ thống an sinh xã hội tam nông bền vững, ứng vạn
biến là th−ờng xuyên điều chỉnh hoặc/và thay đổi các hình thức, các chế độ, cả các
thể chế sao cho phù hợp với yêu cầu của tiến trình phát triển khu vực tam nông, sao
cho có thể thích nghi kịp thời với những tình huống mới nảy sinh, không ai có thể
l−ờng tr−ớc đ−ợc.
3. Về phác thảo mô hình an sinh xã hội tam nông Việt Nam - tầm nhìn 2020
Một phác thảo hợp lý về mô hình hệ thống an sinh xã hội tam nông Việt Nam -
tầm nhìn 2020 và xa hơn nữa phải dựa trên cơ sở lý thuyết và chiến l−ợc phát triển hệ
thống an sinh xã hội tam nông bền vững cũng nh− sự đánh giá đúng đắn kết quả của 20
năm đổi mới vừa qua. Cả hai cơ sở này cho đến nay đều ch−a đ−ợc làm sáng tỏ đúng
mức, đặc biệt là chuyên đề về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp kiến tạo hệ thống an
sinh xã hội tam nông Việt Nam thời kỳ đổi mới. Do đó, phác thảo mô hình hệ thống an
sinh xã hội tam nông Việt Nam vẫn còn trừu t−ợng và còn thiếu sức thuyết phục.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tô Duy Hợp 33
Tuy vậy, một số đặc tr−ng cơ bản của mô hình hệ thống an sinh xã hội tam
nông Việt Nam - tầm nhìn 2020 và xa hơn nữa có thể sơ bộ đ−ợc xác lập. Đó là:
• Hệ thống an sinh xã hội tam nông Việt Nam - tầm nhìn 2020 sẽ là hệ
thống an sinh xã hội tam nông hiện đại hóa cao độ
• Đó sẽ là hệ thống an sinh xã hội tam nông toàn diện, đa cấp độ
• Đó sẽ là hệ thống an sinh xã hội tam nông chuyển đổi từ loại hình phi
chính thức và không chuyên nghiệp là chính sang loại hình chính thức hóa
và chuyên nghiệp hóa là chính
• Đó sẽ là hệ thống an sinh xã hội tam nông chuyển đổi từ mô hình an sinh dựa
trên hỗ trợ xã hội là chính sang mô hình dựa trên bảo hiểm xã hội là chính
• Đó sẽ là hệ thống an sinh xã hội chuyển đổi từ mô hình an sinh dựa trên
nguyên tắc nhà n−ớc và hợp tác xã bao cấp là chính sang mô hình an sinh
dựa trên nguyên tắc nhà n−ớc và nhân dân cùng làm, lấy tự nguyện của
ng−ời dân là chính.
Cần chú ý rằng những đặc tr−ng chuyển đổi mô hình hệ thống an sinh xã hội
tam nông nêu trên nhấn mạnh dòng chủ l−u của sự chuyển đổi. Với một cách nhìn
toàn diện, toàn thể hơn thì ta có thể thấy các đặc tr−ng kép bao gồm dòng chủ l−u và
các dòng bổ sung, thậm chí là đối lập với dòng chủ l−u. Chẳng hạn, lấy đặc tr−ng
chuyển đổi hệ thống an sinh xã hội tam nông từ mô hình dựa trên cơ sở hỗ trợ xã hội
là chính (thậm chí bao cấp là chính) sang hệ thống an sinh xã hội tam nông dựa trên
cơ sở bảo hiểm xã hội là chính ta sẽ thấy sự thống nhất trong đa dạng các mô thức bổ
sung, thậm chí đối lập hoặc đối trọng với nhau. Đó là:
Hình 1: Các mô thức của hệ thống an sinh xã hội trong chuyển đổi theo h−ớng hiện đại hóa
Hệ thống
an sinh xã hội
Hệ thống
an sinh xã hội
Hệ thống
an sinh xã hội
Hệ thống
an sinh xã hội
Hệ thống
an sinh xã hội
• • • • •
Chỉ dựa trên
Hỗ trợ xã hội
(1)
Hỗn hợp,
coi trọng
Hỗ trợ xã hội
(3)
Hỗn hợp cân bằng
Hỗ trợ xã hội và
Bảo hiểm xã hội
(5)
Hỗn hợp,
coi trọng
Bảo hiểm xã hội
(4)
Chỉ dựa trên
Bảo hiểm xã hội
(2)
Khung toàn đồ khinh - trọng các mô thức của hệ thống an sinh xã hội nói
chung, của hệ thống an sinh xã hội tam nông nói riêng giả định có sự phân biệt
hoặc/và không phân biệt, có điều chỉnh hoặc/và không điều chỉnh, có thay đổi hoặc/và
không thay đổi khinh - trọng trong quá trình chuyển đổi. Trong các mô thức an sinh xã
hội theo h−ớng hiện đại hóa có thể có 2 mô thức khinh - trọng thái quá, đó là hệ thống
an sinh xã hội chỉ dựa trên hỗ trợ xã hội (mô hình truyền thống) và hệ thống an sinh
xã hội chỉ dựa trên bảo hiểm xã hội (mô hình hiện đại hóa cực đoan). 2 mô thức khinh -
trọng thái quá này có lẽ không phải là thực tiễn phổ biến. Thực tiễn phổ biến thuộc về
2 mô thức phân biệt khinh - trọng có mức độ, đó là hệ thống an sinh xã hội hỗn hợp
giữa hỗ trợ xã hội và bảo hiểm xã hội, trọng hỗ trợ xã hội hơn là bảo hiểm xã hội (mô
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
An sinh xã hội tam nông - một số vấn đề lý luận cơ bản 34
hình thiên trọng truyền thống) và hệ thống an sinh xã hội hỗn hợp giữa bảo hiểm xã
hội và hỗ trợ xã hội, trọng bảo hiểm xã hội hơn là hỗ trợ xã hội (mô hình thiên trọng
hiện đại). Có thể sẽ có cả mô thức hỗn hợp cân bằng hỗ trợ xã hội và bảo hiểm xã hội.
Mô thức nào sẽ là khung mẫu chủ đạo trong chuyển đổi hệ thống an sinh xã
hội tam nông Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại? Đây là câu hỏi nghiên cứu lý
thuyết và cả thực nghiệm cần đ−ợc giải đáp bằng đề tài nghiên cứu chuyên biệt. Ta
có thể nêu ra giả thuyết nghiên cứu sau: Khung mẫu chủ đạo trong chuyển đổi hệ
thống an sinh xã hội tam nông Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại sẽ là hệ thống
an sinh xã hội hỗn hợp, coi trọng chế độ bảo hiểm xã hội, h−ớng tới phúc lợi toàn dân.
Đây cũng chính là khung mẫu chủ đạo trong quá trình chuyển đổi hệ thống an sinh
xã hội Việt Nam, bởi vì, trong tầm nhìn 2020, Việt Nam về cơ bản sẽ chuyển đổi từ
khung mẫu xã hội hỗn hợp trọng tam nông sang khung mẫu xã hội hỗn hợp trọng
phi tam nông, tức là coi trọng công nghiệp - đô thị hiện đại.
Tài liệu tham khảo
1. B.R Compton, 1980. Introduction to Social Welfare and Social work.
2. Bùi Thế C−ờng, 2005. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hệ thống an sinh xã hội
Việt Nam hiện nay. Bài viết trong khuôn khổ các chuyên đề của Viện Xã hội học đóng
góp vào Đại hội Đảng lần thứ X, phiên bản 12.05.05.
3. Elisabeth J. Croll, 1999. Cải cách phúc lợi xã hội: các khuynh h−ớng và những căng thẳng -
Social Welffare Reform: Trends and Tensions. China Quarterly, No 159, September 1999.
4. Jonathan Pincus, 2005. H−ớng tới một khuôn khổ hợp nhất cho an sinh xã hội ở Việt
Nam. Báo cáo trong Hội thảo khoa học: Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, do UNDP,
Bộ Lao động - Th−ơng binh và Xã hội, Viện Viện Khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức
tại Hà Nội, 22/7/2005.
5. L.V.Bertalanffy, 1968. General System Theory. Foundations, Development, Applications.
George Braziller, New York.
6. Lê Bạch D−ơng - Đặng Nguyên Anh - Khuất Thu Hồng - Lê Hoài Trung - Robert Lezoy
Bach, 2005. Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam. Social Protection for
the most Needy in Vietnam. Nxb Thế giới. Hà Nội.
7. Lục Học Nghệ, 2003. Tam nông luận. Bắc Kinh.
8. Mạc Văn Tiến, 2005. An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Nxb Lao động. Hà Nội.
9. Nguyễn Hải Hữu, 2005. Quan niệm về hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở Việt Nam. Báo cáo
trong Hội thảo khoa học: Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, do UNDP, Bộ Lao động -
Th−ơng binh và Xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội, 22/7/2005.
10. Tô Duy Hợp, 1996. Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong Xã hội học. Tạp chí Triết học, số 4/1996.
11. Tô Duy Hợp, 2001. Lý thuyết hệ thống - nguyên lý và vận dụng. Tạp chí Triết học, số 9/2001.
12. Từ điển Bách khoa Việt Nam. Tập 3/2003.
13. Trịnh Duy Luân (chủ biên), 2001. Báo cáo xã hội năm 2000. Viện Xã hội học.
14. V.I.Staroverov, 2003. Xã hội học tam nông. Moskva.
15. Yang Tuan chủ biên, 2003. Chính sách xã hội ở Trung Quốc. (Social Policy in China. Social
Policy Research Centre. Institute of Sociology. Chinese Academy of Social Sciences).
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so1_2006_toduyhop_3922.pdf