Tài liệu Ẩn dụ ý niệm “Thời gian là con người” trong thơ Lưu Quang Vũ: 42
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 42 - 47
ẨN DỤ Ý NIỆM “THỜI GIAN LÀ CON NGƯỜI”
TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ
Trần Thị Lan Anh
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ CON NGƯỜI là một trong những ẩn dụ phổ quát đã được các
nhà ngôn ngữ học tri nhận đề cập đến trong các nghiên cứu của mình. Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu tìm
hiểu cách thời gian được ý niệm hóa như con người như thế nào trong thơ Lưu Quang Vũ, từ đó hiểu rõ hơn về
con người nhà thơ, cũng như quá trình tư duy của tác giả.
Từ khóa: Ẩn dụ ý niệm, ý niệm, ý niệm hóa, thời gian, con người.
1. Dẫn nhập
Ẩn dụ được hình thành từ hệ thống ý niệm, con người thường thông qua lối tư duy ẩn
dụ để hiểu và giải thích những kinh nghiệm thường ngày và các sự vật, hiện tượng của thế
giới khách quan. Theo lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận thì khái niệm “Ẩn dụ ý niệm”
được hiểu là “một sự chuyển di (tranfer) hay một sự ánh xạ (mapping) cấu trúc và các quan hệ
nội tạ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ẩn dụ ý niệm “Thời gian là con người” trong thơ Lưu Quang Vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 42 - 47
ẨN DỤ Ý NIỆM “THỜI GIAN LÀ CON NGƯỜI”
TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ
Trần Thị Lan Anh
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ CON NGƯỜI là một trong những ẩn dụ phổ quát đã được các
nhà ngôn ngữ học tri nhận đề cập đến trong các nghiên cứu của mình. Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu tìm
hiểu cách thời gian được ý niệm hóa như con người như thế nào trong thơ Lưu Quang Vũ, từ đó hiểu rõ hơn về
con người nhà thơ, cũng như quá trình tư duy của tác giả.
Từ khóa: Ẩn dụ ý niệm, ý niệm, ý niệm hóa, thời gian, con người.
1. Dẫn nhập
Ẩn dụ được hình thành từ hệ thống ý niệm, con người thường thông qua lối tư duy ẩn
dụ để hiểu và giải thích những kinh nghiệm thường ngày và các sự vật, hiện tượng của thế
giới khách quan. Theo lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận thì khái niệm “Ẩn dụ ý niệm”
được hiểu là “một sự chuyển di (tranfer) hay một sự ánh xạ (mapping) cấu trúc và các quan hệ
nội tại của một lĩnh vực hay mô hình tri nhận nguồn sang một lĩnh vực hay mô hình tri nhận
đích” [6]. Cả hai miền nguồn và đích đều là những ý niệm. Những ý niệm thuộc miền đích
thường trừu tượng hơn và được cụ thể hóa (hay được hiểu) thông qua những ý niệm ít trừu
tượng hơn thuộc miền nguồn.
Thời gian là một khái niệm trừu tượng, vô hình, khó định lượng, nhưng lại luôn luôn
tồn tại trong đời sống con người. Khái niệm thời gian thường được diễn đạt bằng hình thức ẩn
dụ, tức là mượn các khái niệm của những phạm trù khác để phóng chiếu đến phạm trù chỉ thời
gian, nhằm đạt được sự hiểu biết về thời gian. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận
cũng cho rằng: thời gian là một khái niệm trừu tượng không thể tồn tại độc lập ngoài sự vận
động của sự vật khách quan, đặc trưng của thời gian về bản chất là ẩn dụ và nếu không có sự
hỗ trợ của ẩn dụ thì rất khó để diễn đạt khái niệm về thời gian.
Lưu Quang Vũ được biết tới như một nhà viết kịch xuất sắc nhất trong đời sống sân
khấu thập kỷ 70-80 của thế kỷ XX. Bên cạnh những vở kịch, gia tài khác mà Lưu Quang Vũ
để lại là những bài thơ rất có giá trị. Trong thơ Lưu Quang Vũ, cảm thức về thời gian luôn
hiện lên một cách rõ nét, ám ảnh. Nghiên cứu những ẩn dụ về thời gian trong thơ ông là một
cách để hiểu thơ ông, cũng như những suy tư về con người, cuộc sống và tình yêu trong tâm
hồn người nghệ sĩ tài hoa.
2. Ẩn dụ ý niệm thời gian là con người trong thơ Lưu Quang Vũ
Mục đích quan trọng bậc nhất của ẩn dụ ý niệm là đưa những ý niệm trừu tượng trở
nên xác định và thông dụng thông qua những từ ngữ vẫn thường được dùng cho những ý niệm
cụ thể. Một trong những ý niệm cụ thể nhất chính là ý niệm về “con người”. Trong thơ Lưu
Quang Vũ, ý niệm “thời gian” thường được ông xem như những “con người” có tính cách,
Ngày nhận bài: 03/5/2018. Ngày nhận đăng: 19/7/2018
Liên lạc: Trần Thị Lan Anh; email: lananhtbu2014@gmail.com
43
trạng thái, hoạt động, cấu tạo,tồn tại độc lập và khách quan như mình. Đây là cơ sở hình
thành ẩn dụ thời gian là con người.
Điểm đáng chú ý trong những khảo sát của chúng tôi ở những biểu thức ngôn ngữ
chứa ẩn dụ về phạm trù thời gian trong thơ Lưu Quang Vũ chính là các ẩn dụ hình ảnh (image
metaphor). G. Lakoff và M. Tunner cho rằng cơ chế của ẩn dụ hình ảnh là sự ánh xạ của một
cấu trúc ở lĩnh vực này vào một lĩnh vực khác. Cả hai lĩnh vực này đều là những hình ảnh tinh
thần (mental images), sự ánh xạ của loại này là loại ánh xạ hình ảnh một chiều (one - shot
image mapping) và như vậy, ẩn dụ hình ảnh bao hàm sự ánh xạ về những hình ảnh có thể trông
thấy được hơn là sự ánh xạ về ý niệm [4]. Theo Z. Kovecses, ẩn dụ hình ảnh là những ẩn dụ ý
niệm không khai thác những sơ đồ hình ảnh nhưng lại giàu hình ảnh. Chẳng hạn:
(1) Tóc của đêm dài, mắt của trời xanh
người yêu như lửa và như lụa
(Mắt của trời xanh)
Nhìn một cách khái quát, cũng như một số tác giả khác, trong thơ Lưu Quang Vũ, việc
biểu thị thời gian (ngoài danh từ “thời gian”) có thể gồm nhiều từ loại khác nhau. Tuy nhiên,
theo kết quả khảo sát, các danh từ, cụm danh từ chỉ thời gian chiếm số lượng lớn hơn cả. Đó
là các danh từ, cụm danh từ chỉ thời điểm (tức là những từ ngữ dùng để định vị thời gian) và
các từ ngữ chỉ thời đoạn (tức là những từ ngữ dùng để định lượng thời gian) như: phút, giờ,
ngày, tháng, năm, mùa, tương lai, dĩ vãng, đêm, xuân, hạ, thu, đông, bình minh, hoàng hôn,
chiều, tốiKhảo sát 129 bài thơ trong tuyển tập “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” của
Lưu Quang Vũ, chúng tôi thống kê được 55 biểu thức ngôn ngữ chứa ẩn dụ thời gian là con
người. Những thuộc tính vật chất của miền nguồn con người được ánh xạ sang miền đích thời
gian làm cho thời gian cũng được tri nhận một cách sống động, cụ thể, hiện hữu như con
người thực: có hình dáng, có tính cách, hoạt động, trạng thái và các quan hệ xã hội, sự đánh
giá, cách hành xử (vầng trán mùa hè, mắt tối, con mắt xanh của đêm, mặt nạ mùa thu, những
tháng năm bồng bế nhau ảo não, máu hoàng hôn, tóc của đêm dài,tháng ngày mệt mỏi). Có
thể hình dung mô hình ánh xạ các thuộc tính tương ứng của miền nguồn con người sang miền
đích thời gian trong trong thơ Lưu Quang Vũ qua bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Các thuộc tính tương ứng giữa hai miền Nguồn - Đích trong ẩn dụ ý niệm thời
gian là con người
ẨN DỤ Ý NIỆM: THỜI GIAN LÀ CON NGƯỜI
Miền
đích
THỜI
GIAN
Các thuộc tính được ánh xạ ở miền nguồn
CON NGƯỜI
Số lượng Tỉ lệ
1 Bộ phận cơ thể (mặt, trái tim, mắt, vầng trán, nước
mắt, máu, chân, tóc)
14 25,4%
2 Hành động, trạng thái, tính cách, quan hệ (mỏi mệt,
ngủ, lo âu, nhợt nhạt, chết, xua, đuổi, thức, nhớ,
trăng trối, già, nhăn nheo, ngóng trông, hi vọng,
bồng bế)
25 45,5%
3 Con người nói chung 16 29,1%
Tổng: 55 100%
44
Thời gian là một phạm trù triết học. Con người và vạn vật không thể tồn tại ngoài quy
luật của thời gian. Bởi vậy, nhìn sự vật, sự việc qua lăng kính thời gian chính là một cách để
cảm thụ thế giới và con người. Trong thơ, Lưu Quang Vũ đề cập đến vấn đề thời gian ở nhiều
khía cạnh khác nhau, nhưng hầu như, tất cả đều hướng tới mối quan hệ gắn bó giữa thời gian
và con người. Thông qua những đặc trưng của con người để nhìn nhận và hiểu về thời gian là
loại ẩn dụ ý niệm không còn mới mẻ, song với cách tư duy của Lưu Quang Vũ, nó lại đem
đến những cảm nhận khác biệt. Trong thơ, Lưu Quang Vũ dùng những bộ phận cơ thể người
như: tóc, mắt, vầng trán, nước mắt, để phóng chiếu sang phạm trù thời gian, làm cho thời
gian được hiểu, được cảm nhận như những con người thực hiện hữu, sống động:
(2) Tóc của đêm dài, mắt của trời xanh
người yêu như lửa và như lụa
bản nhạc ngày xưa, con tàu xứ lạ
Nắng cuối mùa đông, hoa chớm thu
(Mắt của trời xanh)
(3) Dành cho em, vầng trán của mùa hè
(Dành cho em)
(4) Những ngôi sao là nước mắt của đêm
(Dù cỏ lãng quên)
(5) Con mắt xanh của đêm và của suối
Em nghĩ gì chẳng nói
Phút giao thừa sắp sang
(Hai bài thơ Xuân)
Lưu Quang Vũ luôn mang trong mình những ám ảnh về thời gian, dù là trong quá khứ,
hiện tại hay tương lai. Sinh thời, Lưu Quang Vũ vẫn viết thơ như viết nhật kí và ở nhật kí -
thơ của ông có những trang thật đặc biệt, gắn với “những năm đau xót và hi vọng” của cá
nhân, của đất nước và của cuộc đời. Thơ của ông thực sự là cuộc phơi mở triền miên và tận
cùng về hiện thực đời sống, nhất là hiện thực chiến tranh và thế giới nội tâm của con người.
Thời gian và con người do vậy mà hoà quyện, gắn bó không thể tách rời. Thời gian do vậy
cũng trở thành những “con người” được đặc tả một cách cụ thể, chân thực:
(6) Thời gian như bà điên ngoài chợ sắt
Tóc trắng ôm hoa te tái mỉm cười
(Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa)
Trong “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”, những tháng năm buồn bã và đau khổ
của đất nước hiện lên rõ nét qua con mắt của người nghệ sĩ. Lưu Quang Vũ nhìn chiến tranh
bằng cái nhìn thật sâu, thật đau và cũng thật nhân văn. Thời gian cuộc chiến được cảm nhận
như những con người mang đầy thương tích, ốm yếu, đau khổ, già nua, nhợt nhạt, buồn rầu,
ảo não:
(7) Những năm khó khăn
Những năm già trước tuổi
Những năm thương Hà Nội trăm lần hơn
(Viết lại một bài thơ Hà Nội)
45
(8) Sương ướt đầm hai vai
Bình minh vàng nhợt nhạt
(Viết cho em từ cửa biển)
(9) Tôi thấm đầy nước mắt của trời khuya
Những đêm thức nghẹn ngào nghe đất gọi
Vây quanh mình bao gương mặt thân quen
(Đất nước đàn bầu)
(10) Những tháng năm bồng bế nhau ảo não
(Hoa cẩm chướng trong mưa)
Thậm chí thời gian còn được xem như những con người đã chết:
(11) Em ơi ngày mai xa cách
Hãy nghĩ về anh như những ngày đã chết
(Viết cho em từ cửa biển)
(12) Xao xác lá vàng
Những mặt nạ mùa thu
Đã chết
(Những chiếc lá rơi)
Lúc cuộc chiến tranh đang hồi khốc liệt nhất, Lưu Quang Vũ cũng bàng hoàng nhận ra
một sự thật cay đắng rằng: hóa ra tất cả những gì anh từng được nghe, từng được đọc, từng
nghĩ về chiến tranh, đều là ảo tưởng và nhầm lẫn. Bộ mặt thực, kinh hãi của chiến tranh
hiện lên trong thơ Lưu Quang Vũ đầy ám ảnh. Thời gian khi đó cũng được nhìn dưới một lăng
kính đặc biệt:
(13) Bao giấc mộng gió đuổi vào dĩ vãng
Chỉ thổi bùng nỗi nhớ về em
Bao lưỡi lê đỏ sẫm máu hoàng hôn
(Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên III)
Những “giấc mộng”, ảo mộng đẹp đẽ giống như những con người không có chỗ đứng
ở hiện tại, bị xua đuổi trở về với dĩ vãng xa xôi. Còn tương lai thì sao? Tương lai được dự
cảm như những con người ngơ ngác, lạc lõng, mơ hồ và cũng đầy thương tích đau đớn:
(14) Mặt tương lai đẫm máu bơ phờ
Mặt tương lai nặng trĩu âu lo
Phút bàng hoàng thấp thoáng bóng tương lai
(Những đám mây ban sớm)
Trong thơ, cái nhìn của Lưu Quang Vũ về chiến tranh là một cái nhìn trực diện, chân
thực và sâu sắc. Nhà thơ nhận thức được rằng, chiến tranh đã làm tan vỡ tất cả những giá trị
tốt đẹp nhất, chiến tranh làm hình hài Tổ quốc và con người méo mó đi:
(15) Không thể chắp bình minh
Bằng xương thịt những mặt người vỡ nát
(Khâm Thiên)
46
(16) Đất quê hoang tàn
Chân lầm lạc tháng năm khủng khiếp
(Tìm về)
Những danh từ được sử dụng để nói về thời gian chiến tranh thường gắn với các tính
từ hay động từ chỉ trạng thái, cảm xúc hay đặc tính của con người như: năm tháng nặng buồn,
phút bàng hoàng, ngày mỏi mệt, đêm tội lỗi, giờ ngóng trôngSự khốc liệt của chiến tranh đã
tước đoạt niềm tin của con người trong cuộc sống. Khoảng thời gian đẹp đẽ của quá khứ như
những con người đã chết, hoặc đã bỏ đi mất không quay trở lại:
(17)nhưng mãi chẳng bao giờ sống dậy
những tháng năm đã mất
(Những đứa trẻ buồn)
(18) Mọi người đều có tội
Trước tuổi thơ đã chết của em
(Những tuổi thơ)
Hầu hết, những ẩn dụ ý niệm về thời gian trong thơ Lưu Quang Vũ đều nặng trĩu nỗi
buồn, suy tư, trăn trở, tiếc nuối và những dự cảm không lành. Tuy vậy, nhà thơ vẫn không
hoàn toàn mất đi niềm tin về một tương lai tươi sáng. Ở đó, thời gian chính là những con
người với niềm hi vọng, với những khát khao hân hoan chào đón:
(19) Tháng Giêng tới, mầm cây non bật dậy
Tiếng hát của mùa xuân bất phục
Hi vọng của thời gian
(Hai bài thơ Xuân)
(20) Anh lại có sự tươi bền của đất
Nói với thời gian bằng sắc cỏ xanh rờn
(Nửa đêm nỗi nhớ)
3. Kết luận
Việc phân tích, luận giải ẩn dụ ý niệm thời gian là con người trong tuyển tập “Gió và
tình yêu thổi trên đất nước tôi” của Lưu Quang Vũ đã phần nào cho thấy, nhờ vào sự liên
tưởng và tưởng tượng dựa trên những nét tương đồng giữa cái hữu hình (con người) với cái
vô hình (thời gian) mà ẩn dụ ý niệm về thời gian có khả năng làm cho cái vô hình ấy trở nên
hữu hình qua phương tiện ngôn ngữ. Từ phạm trù thời gian và nhờ cấu trúc ẩn dụ ý niệm, độc
giả cũng được tiếp cận gần hơn với con người nhà thơ, hiểu rõ hơn về những góc khuất sâu
kín trong tâm hồn nhà thơ (nhất là những ám ảnh về thời gian), để từ đó thêm đồng cảm, chia
sẻ và yêu quý hơn người thi sĩ tài hoa Lưu Quang Vũ.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
[1] Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận - ghi chép và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội.
[2] Trần Văn Cơ (2011), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ điển, tường giải và đối chiếu, Nxb
Phương Đông.
[3] Hữu Đạt (2011), Tri nhận không gian, thời gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt,
Nxb Từ điển bách khoa.
[4] Lý Toàn Thắng (2009), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn
tiếng Việt, (tái bản, có sửa chữa và bổ sung), Nxb Phương Đông.
B. Tiếng Anh
[5] Johnson, M. (1987), The Body in the Mind. The Bodily Basis of Meaning, Imagination,
and Reason. Chicago: UoC Press.
[6] Lakoff, G & Johnson, M (1980), Metaphors we live by, Chicago, London.
[7] Lakoff, G (1987), Women, Fire and Dangerous Things, What Categories Reveal About
the Mind, Chicago: University of Chicago Press.
[8] Lưu Quang Vũ (tuyển thơ) (2010), Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Nxb Hội nhà văn.
CONCEPTUAL METAPHOR “TIME IS HUMAN BEING” IN POETRY
BY LUU QUANG VU
Tran Thi Lan Anh
Tay Bac University
Abstract: Conceptual metaphor TIME ISHUMAN BEING is one universal metaphor that has been
mentioned by linguists in their studies. In this article, we examine how time is conceived as human in Luu Quang
Vu's poetry, thereby better understanding the poet's human, as well as his thinking process.
Key words: Conceptual metaphor, concept, conceptualizing, time, person.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_tran_thi_lan_anh_6262_2167616.pdf