8 dạng NLTT bien Việt Nam-2018, (The all VN Marine Renewable energy)

Tài liệu 8 dạng NLTT bien Việt Nam-2018, (The all VN Marine Renewable energy): See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/328254137 8 dạng NLTT bien Việt Nam-2018, (The all VN Marine Renewable energy) Preprint · October 2018 CITATIONS 0 READS 153 1 author: Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Ocean Desertification in the future Vietnam sea View project Đánh giá thiệt hại kinh tế lũ lụt, BĐKH cho vùng ven biển View project Du Van Toan Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam 91 PUBLICATIONS   73 CITATIONS    SEE PROFILE All content following this page was uploaded by Du Van Toan on 12 October 2018. The user has requested enhancement of the downloaded file. Năng lượng tái tạo trên biển và định hướng phát triển tại Việt Nam TS Dư Văn Toán Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tóm tắt. Bài viết giới thiệu khái quát về tiềm năng và hiện trạng khai thác sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trên đại dương thế giới....

pdf14 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 8 dạng NLTT bien Việt Nam-2018, (The all VN Marine Renewable energy), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/328254137 8 dạng NLTT bien Việt Nam-2018, (The all VN Marine Renewable energy) Preprint · October 2018 CITATIONS 0 READS 153 1 author: Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Ocean Desertification in the future Vietnam sea View project Đánh giá thiệt hại kinh tế lũ lụt, BĐKH cho vùng ven biển View project Du Van Toan Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam 91 PUBLICATIONS   73 CITATIONS    SEE PROFILE All content following this page was uploaded by Du Van Toan on 12 October 2018. The user has requested enhancement of the downloaded file. Năng lượng tái tạo trên biển và định hướng phát triển tại Việt Nam TS Dư Văn Toán Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tóm tắt. Bài viết giới thiệu khái quát về tiềm năng và hiện trạng khai thác sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trên đại dương thế giới. Đây cũng là một xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế biển xanh, một nhiệm vụ khoa học công nghệ được ưu tiên và mang tính chiến lược lâu dài đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam có tiềm năng rất lớn về 8 nguồn năng lượng tái tạo trên biển như gió, solar, sóng, dòng chảy, thủy triều, gradient nhiệt, gradient muối, sinh khối, tuy nhiên chúng ta chưa có đánh giá đầy đủ tiềm năng sơ cấp của từng dạng tài nguyên NLTT biển, cũng như chưa có phân vùng và quy hoạch không gian NLTT phục vụ khai thác. Bài viết đánh giá sơ bộ về tiềm năng NLTT trên biển Việt Nam và cơ chế chính sách hiện có phục vụ định hướng xây dựng 1 chiến lược quốc gia phát triển năng lượng biển tái tạo của Việt Nam. I. Đặt vấn đề. Ngành công nghiệp điện thế giới hiện nay chủ yếu dựa trên công nghệ nhiệt điện và thủy điện, đã mang đến cho nhân loại nền văn minh điện, nhưng cũng đã bộc lộ mặt trái của nó đối với môi trường trái đất. Với việc đốt cháy nhiên liệu gốc hóa thạch (than đá, dầu nặng, ), các nhà máy nhiệt điện đã trở thành nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất gây ra BĐKH trên toàn cầu. Công nghệ điện hạt nhân không an toàn và gây ra những hiểm họa phóng xạ như Checnobưn (1986), Fukushima (2011) và để lại tác hại lâu dài cho kinh tế xã hội và môi trường trên toàn cầu. Thế kỷ 21 với chiến lược phát triển bền vững trên toàn cầu, đặc biệt là thời kỳ “phát triển kinh tế xanh” đã bắt đầu chứng kiến những công nghệ mới để sản xuất điện "sạch hơn", trong đó có sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vô tận trong môi trường thiên nhiên hay luôn phát sinh cùng đời sống con người. Đồng thời thế kỷ 21 là thế kỷ tiến ra đại dương khai thác tài nguyên phục vụ con người. Khai thác các nguồn tài nguyên mới của biển cùng với sự tiến bô công nghệ sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo biển có trong tự nhiên: gió; sóng biển, dòng chảy, thủy triều; solar (bức xạ mặt trời); gradient nhiệt biển (OTEC), gradient muối, sinh khối tảo biển. Trong đó đã thương mại hóa ở quy mô lớn là những trạm điện gió (đặt trên đất liền, hải đảo hoặc trên biển), trạm điện mặt trời, trạm điện thủy triều và sóng biển, OTEC. Nhà máy điện thủy triều đầu tiên Rance (Pháp) bắt đầu từ năm 1967 với công suất 240 MW, Sihwa (Hàn Quốc), 2011 với 254 MW. Các dự án điện gió biển (offshore wind) hiện nay đã đạt gần 100 GW và đang phát triển rất nhanh. Hiện nay sự gia tăng phát triển kinh tế của Việt Nam nhu cầu điện tiêu thụ hiện nay là 300 TWh/năm và sẽ gia tăng 15-20% năm, trong khi đó giá dầu, than, khí đốt tăng cao, việc đa dạng hóa nguồn năng lượng cấp điện, trong đó nguồn NLTT trên biển là cần thiết. II. Hiện trạng phân bố năng lượng tái tạo biển Đây là dạng năng lượng mà nguồn nhiên liệu của nó liên tục được tái sinh từ những quá trình tự nhiên. Mặt trời là một nguồn cung cấp sức nóng, ánh sáng, gió, thủy triềugần như vô tận cho trái đất chúng ta. II.1 Năng lượng Bức xạ Mặt Trời Các tấm pin mặt trời được lắp đặt ở ngoài trời để có thể hứng được ánh nắng tốt nhất từ mặt trời nên được thiết kế với những tính năng và chất liệu đặc biệt, có thể chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, nhiệt độ Đây là nguồn năng lượng vô cùng tận và gần như hoàn toàn miễn phí cũng như không sản sinh ra chất thải hủy họai môi trường. Các công trình trên biển, hải đảo có thể ứng dụng được NLMT hiệu quả. Hình 1. Mật độ năng lượng solar toàn cầu Đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất và ứng dụng các thiết bị sử dụng và ứng dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời là các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Đức, một số nước thuộc khối EU, Israel và Trung Quốc, Ấn Độ. Tính đến hết năm 2017 toàn thế giới đã lắp đặt hơn 402 GWp, và số liệu trên các vùng biển, hải đảo chưa có thống kê riêng. II.2 Năng lượng Gió (offshore wind) Sự chuyển động của không khí dưới sự chênh lệch áp suất khí quyển tạo ra gió; nên đây cũng là một nguồn năng lượng, nguồn điện vô cùng tận so với đời sống con người. Hình 2. Phân bố mật độ NL gió trung bình toàn cầu tầng 90 m Với ưu điểm là nguồn năng lượng gió không bao giờ cạn và hoàn toàn miễn phí, những máy quay gió cũng như những cánh đồng máy quay gió đã ra đời. Loại hình này cũng không tạo ra chất thải ô nhiễm môi trường và gần như rất thích hợp cho những khu vực xa đô thị, nơi mà lưới điện quốc gia khó có thể vươn tới. Tuy nhiên, giống như năng lượng mặt trời, loại hình năng lượng này cũng đòi hỏi vốn đầu tư khá cao và lệ thuộc vào tự nhiên. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lọai hình năng lượng này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia như Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha, và đang là tiềm năng kinh doanh đầy triển vọng. Hiện tại những nghiên cứu ứng dụng tổng hợp và công nghệ điện gió nối lưới điện chính cũng như dự trữ năng lượng gió dưới một dạng khác đang được tiến hành nhiều nơi, kể cả Việt Nam. Tiềm năng điện gió biển toàn cầu theo đánh giá năm 2018 là công suất là 329 600 TWh. Tính đến hết năm 2017 thì tổng công suất điện gió biển là 19 GW đã lắp đặt trên toàn cầu cùng với 494 GW gió trên đất liền thì tổng công suất điện gió là 513 GW đã được lắp đặt đáp ứng gần 10% nhu cầu tiêu dung điện toàn cầu. Năng lượng gió biển hiện nay đang ở giai đoạn phát triển tiên tiến nhất, và các dấu hiệu rất hứa hẹn. Các chuyên gia ước tính rằng năng lượng gió ngoài khơi có thể cung cấp trong tương lai khoảng 5000 TWh điện một năm trên toàn thế giới - xấp xỉ 1/3 lượng điện tiêu thụ hàng năm hiện tại của thế giới vào khoảng 15.500 TWh. Các trang trại điện gió ngày càng có công suất lắp đặt lớn hơn với các tuabin hiện đại đạt 10 MW đến 12 MW, và đi ra vùng biển sâu hơn đến độ sâu hàng chục hay hàng trăm m. Tại các quốc gia có biển đã hình thành Chiến lược khung phát triển điện gió biển, tạo cơ sở khoa học và pháp lý phát triển điện gió biển. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, chi phí điện gió trên đất liền đã giảm đi rất đáng kể. Tính từ năm 1980 cho đến nay, chi phí cho điện gió biển giảm khoảng 80%, tại những vị trí thuận lợi, giá điện gió biển đạt mức 7 cent/kWh. Theo đánh giá của Hiệp hội năng lượng gió thế giới, thì năng lượng gió biển sẽ trở thành nguồn năng lượng có thị trường toàn cầu và nhanh chóng trở thành các nguồn năng lượng chính ở nhiều nước trên thế giới. II.3 Năng Lượng Thủy Triều Năng lượng thủy triều ứng dụng dòng thủy triều lên xuống để quay cánh quạt chạy máy phát điện. Đây cũng là một dạng năng lượng có nguồn nhiên liệu vô tận và miễn phí. Loại mô hình này không sản sinh ra chất thải gây hại môi trường và không đòi hỏi sự bảo trì cao. Khác với mô hình năng lượng mặt trời và năng lượng gió, năng lượng thủy triều khá ổn định vì thủy triều trong ngày có thể được dự báo chính xác. Nhược điểm của lọai năng lượng này là đòi hỏi một lượng đầu tư lớn cho thiết bị và xây dựng và đồng thời làm thay đổi điều kiện tự nhiên của một diện tích rất rộng. Ngoài ra mô hình này chỉ hoạt động được trong thời gian ngắn trong ngày khi có thủy triều lên xuống và cũng rất ít nơi trên thế giới có địa hình thuận lợi để xây dựng nguồn năng lượng này một cách hiệu quả. Tiềm năng NL thủy triều vào khoảng 130 GW. Với công suất năm khoảng 150 TWh. Hình 3. Phân bố tiềm năng NL thủy triều Năm 1967, tại Pháp đã xây dựng một nhà máy thủy triều đầu tiên trên thế giới có quy mô công nghiệp với công suất 240 MW, sản xuất 640 triệu kWh hàng năm, cung cấp 90% điện cho vùng Brithany của Pháp. Tại Canada đã vận hành một nhà máy 20 MW từ năm 1984, sản xuất 30 triệu kW điện hàng năm. Trung Quốc bắt đầu quan tâm sử dụng năng lượng thủy triều từ năm 1958, đã xây dựng 40 trạm thủy triều mini (tổng công suất 12 kW). Từ năm 1980, Trung Quốc đã đầu tư xây dựng 02 nhà máy có công suất 3,2 MW và 1,3 MW nhưng không thành công. Hiện nay Trung Quốc có 07 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng công suất 11 MW. Vương quốc Anh không phát triển công nghệ sử dụng đập, mà theo hướng công nghệ dòng thủy triều (tidal stream technology). Năm 2002, các nhà khoa học Anh đã thử nghiệm thành công trạm năng lượng thủy triều có công suất 150 kW. Từ năm 2002, một chương trình R&D của chính phủ được thành lập, bao gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn một đã xây dựng hoàn thành một trạm năng lượng thủy triều vào năm 2003 và một trạm 1 MW hoàn thành năm 2007. Một kế hoạch xây dựng 10 trang trại năng lượng thủy triều (tidal farm) đã được xác lập, với công suất từ 5 đến 10 MW. Gần đây, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều. Nhà máy điện thủy triều Shiwa có công suất 254 MW từ năm 2010 với điện năng sản xuất hàng năm đạt 550 GWh. II.4 Năng lượng sóng biển Hình 4. Phân bố mật độ NL sóng biển Đây cũng là môt dạng năng lượng vô cùng tận, không tạo chất thải, không đòi hỏi bảo trì cao và hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên sóng biển gần như không thể dự đoán nên sự lệ thuộc của loại mô hình này vào tự nhiên quá lớn. Ngoài ra không phải nơi nào cũng thích hợp xây dựng mô hình năng lượng này cũng như tiếng ồn của nó sẽ rất cao chứ không như tiếng ồn êm dịu của sóng biển mà các nhà thơ vẫn thường ví von. Theo kết quả đánh giá năm 2018 của Tổ chức Năng lượng Thế giới thì tiềm năng năng lượng sóng là 3700 GW, có thể khai thác được trên thế giới là 3000 GW Cho đến nay, đã có trên 30 nước đầu tư hơn 20 năm nghiên cứu công nghệ khai thác nguồn năng lượng này. Năng lượng sóng biển rất thích hợp cho việc cung cấp điện cho các hải đảo. Các trạm điện bằng sóng biển có công suất phổ biến từ 50 kW, 100 kW, 300 kW, đên 500 kW đã được xây dựng ở một số nước như Ấn Độ, Scotland, Na Uy, Bồ Đào Nha, Anh. Năm 2006, tại Bồ Đào Nha đã xây dựng một nhà máy có công suất trên 2 MW (3x750 kW), tại Scotland 3 MW và tại Anh, năm 2007 là một nhà máy 20 MWTính đến hết năm 2017 có khoảng 35 MW điện sóng đã được lắp đặt trên thế giới Công nghệ phát điện bằng năng lượng sóng biển rất đa dạng, có loại được lắp trên bờ (onshore), có loại gần bờ (nearshore), có loại xa bờ (off-shore). Loại này thông thường được lắp ở những nơi có độ sâu trên 40 m. Khai thác năng lượng sóng biển để cung cấp điện được nhiều nước đặc biệt quan tâm. Tại các nước châu Âu như Anh, Bồ Đào Nha, Na Uy, Đan Mạch đã đầu tư mạnh mẽ cho R&D. Các chương trình nghiên cứu quốc gia đã được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước. Hiệu quả các nguồn điện từ sóng biển ngày càng cao, công suất tổ máy ngày càng lớn (750kW/tổ máy). Hiện nay sản phẩm đã bắt đầu được thương mại hóa và có thể có giá cạnh tranh 10 cent USD vào năm 2030. II.5. Năng lượng gradient nhiệt biển (OTEC) Các đại dương bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt trái đất vì vậy chúng tạo ra một khu vực rộng lớn nhất để tiếp nhận nguồn sáng mặt trời. Nguồn nhiệt từ mặt trời sẽ làm cho bề mặt của đại dương nóng hơn khu vực sâu phía dưới biển. Chính sự chênh lệch nhiệt độ này đem lại nguồn năng lượng nhiệt quý giá. Nguồn nước nóng ở bề mặt và nguồn nước lạnh phía dưới có thể được xem như là các nguồn nóng và lạnh trong một máy nhiệt. Tiềm năng năng lượng nhiệt đại dương ước tính vào khoảng 5012 GW. Điều kiện để khai thác nguồn năng lượng nhiệt biển này để phát điện là độ chênh lệch nhiệt độ giữa lớp nước bề mặt và lớp nước ở dưới độ sâu phải đạt khoảng 20 độ C, điều kiện này chỉ thỏa mãn đối với một số vùng biển nhiệt đới có độ sâu 1000 đến 2000 m. Các dự án đã được thực hiện tại Hawaii (Mỹ) công suất 10 MW, Nhật Bản (1 MW), Đài Loan. Hình 5. Sơ đồ phân bố mật độ năng lượng OTEC Công nghệ khai thác nguồn năng lượng này để phát điện (OTEC) phổ biến có 3 loại, đó là hệ thống OTEC chu kỳ đóng, chu kỳ mở và chu kỳ hỗn hợp. Một lợi thế của công nghệ theo chu kỳ mở hoặc hỗn hợp là ngoài điện còn có thể sản xuất nước sạch, làm nguồn điều hòa nhiệt độ, khai thác quặng dưới biển và nhiều lợi thế khác. Theo tính toán lý thuyết thì một nhà máy OTEC có công suất 2 MW có thể sản xuất ra trên 4.000 m3 nước ngọt sạch ngày đêm. II. 6. Năng lượng gradient muối Nhiều quốc gia ven biển đã thử nghiệm các công nghệ và xây dựng thành công tại các cửa song, nơi có chênh lệch đọ muối cao. Đã có các dự án thử nghiệm thành công tại Ca na đa, Đức, Na Uy, Colombia, Hà Lan Tiềm năng lý thuyết là 3158 GW và công suất 21667 TWh. Các nghiên cứu khả thi, chi phí trong tương lai vào năm 2020 được ước tính vào khoảng 65-125 USD / MW. Chi phí điện được ước tính khoảng 0,15-0,30 USD /kWh. Hình 6. Phân bố năng lượng gradient muối II.7. Năng lượng dòng chảy Tổng NL dòng chảy toàn cầu ước tính là 5000 GW. Dòng chảy đại dương chảy trong các mô hình phức tạp và các con đường và bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như gió, nhiệt độ, địa hình đáy đại dương, vòng quay của trái đất và độ mặn của nước. Hầu hết các dòng hải lưu đều được điều khiển bởi gió và mặt trời làm nóng nước mặt, trong khi một số dòng chảy là kết quả của mật độ và độ mặn của cột nước. Dòng chảy cũng được gây ra bởi các gradient mật độ nước được tạo ra bởi nhiệt bề mặt và các dòng nước ngọt. Do đó, sự khuếch tán và pha trộn nước diễn ra giữa các lưu vực đại dương, làm giảm sự khác biệt giữa chúng và làm cho đại dương của Trái đất trở thành một hệ thống toàn cầu. Trên hành trình của họ, khối lượng nước vận chuyển năng lượng lớn dưới dạng nhiệt. Dòng chảy đại dương có dòng chảy mạnh và hướng ngược lại với dòng thủy triều dọc bờ. Trong khi dòng hải lưu có thể di chuyển chậm so với tốc độ gió, do mật độ nước, chúng mang rất nhiều năng lượng. Nước nặng hơn không khí 800 lần, vì vậy đối với diện tích bề mặt tương tự, nước di chuyển 12 lý/h bằngcơn gió 110 m/s liên tục. Do tính chất vật lý này, dòng hải lưu chứa một lượng năng lượng khổng lồ có thể bị bắt và chuyển đổi thành dạng có thể sử dụng được. Hình 7. Dòng chảy toàn cầu II.8. Năng Lượng Sinh Khối (Biomass Energy) Hình 8. Năng lượng sinh khối sơ cấp đại dương Có ít nhất 30.000 loài vi tảo đã biết và chỉ một số ít là sản xuất thành nhiên liệu. Hiện công nghệ chế biến tảo thành dầu đang là 300 USD, và tương lai sẽ giảm xuống là 84 USD sẽ cạnh tranh . Trên biển-đại dương thích hợp cho việc nuôi trồng sinh khối biển như nuôi trồng công nghiệp rong-tảo trên biển để sản xuất chế tạo ra nhiên liệu sinh học, đặc biệt không gian biển rất rộng cho phát triển loại hình này. Những vùng có mật độ năng suất sơ cấp cao (chlorophyll cao) thì thuận lợi trông rong tảo biển, vừa làm nhiên liệu, vừa làm dược liệu. Đây là một nguồn năng lượng khá hấp dẫn với nhiều ích lợi to lớn cho môi trường và kinh tế xã hội. III. Đánh giá về khai thác sử dụng NLTT trên biển Việt Nam (theo thứ tự có nghiên cứu) III.1. Năng lượng gió vùng biển Việt Nam Hình 9. NL gió biển Việt Nam trung bình năm tầng 100m và tuabin gió Bạc Liêu Tiềm năng sơ bộ của gió biển Việt Nam là vào khoảng hơn 5000 TWh đứng thứ 11 top quốc gia biển có NL gió cao nhất. Năm 2010 tại vùng biển Việt Nam đã bắt đầu xu hướng mới khai thác điện gió trên vùng ngập nước biển ven bờ (độ sâu từ 0m đến 6 m) và chuyển vào bờ. Dự án đầu tiền là Dự án Phong điện Bạc Liêu đầu tiên (giai đoạn 1 với 16 MW giai đoạn 2 với 63,6 MW) với tổng công suất 99,6 MW đã đi vào khai thác mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường cho địa phương và cả quốc gia. Năm 2018 bắt đầu giai đoạn 3 với tổng công suất 143 MW, và còn giai đoạn 4 sẽ là 460 MW. Tổng Dự án điện gió Bạc Liêu sẽ là 700 MW. Năm 2011 trên đảo Phú Quý, Bình Thuận đã xây dựng xong 3 tuabin gió với tổng công suất 6 MW. Dự kiến điện gió Phú Quý sẽ cung cấp sản lượng điện bình quân là 25 triệu kWh/năm. Năm 2014, Côn Đảo xây dựng 2 tuabin gió với công suất 4 MW. Năm 2016 Dự án Điện gió Khu du lịch Khai Long- Cà Mau được bắt đầu xây dựng trên diện tích 2.185 ha mặt biển, giáp với Khu du lịch Khai Long. Theo thiết kế, Dự án Điện gió Khai Long- Cà Mau giai đoạn 1 sẽ là100 MW, giai đoạn 2 sẽ là 200 MW. Tổng số công suất dự án Khai Long Cà Mau là 300 MW. Năm 2017 đã có khoảng 50 dự án điện gió được quy hoạch tại khu vực biển nông ven bờ đồng bằng sông Cửu Long dự kiến sẽ triển khai xây dựng với tổng công suất thiết kế gần 8 GW tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Như vậy tổng các dự án tại khu vực ven biển sông Mê Công là 53 dự án (bảng 1) với tổng công suất dự kiến là 7,76 GW. Năm 2017 cũng bất đầu nghiên cứu triển khai dự án Điện gió ngoài khơi Kê Gà – Bình Thuận (Ke Ga offshore wind farm) với độ sâu biển 20-40 m nước, khoảng cách tù bờ là 30 km với tổng công suất dự kiến 1,2 GW. Bảng 1. Danh sách dự kiến các dự án gió biển và ven biển Việt Nam ST T Tên dự án Khu vực lắp đặt Công xuất dự án STT Tên dự án Khu vực lắp đặt Công xuất dự án 1 Bac Lieu Province Wind Power Plant - phase I Bạc Liêu 16MW 33 Khai Long Cà Mau 467MW 2 Bac Lieu Province Wind Power Plant - phase II Bạc Liêu 83,2MW 34 Khanh Binh Tay Bac Cà Mau 189MW 3 Khai Long - Ca Mau Phase I Cà Mau 100MW 35 Khanh Hai - Khanh Binh Tay Cà Mau 264MW 4 V1-1 Truong Long Hoa Trà Vinh 48MW 36 Khanh Hoi Cà Mau 85MW 5 Khai Long - Ca Mau Phase II+ Cà Mau 100MW 37 Khanh Tien Cà Mau 346MW 6 Khai Long - Ca Mau Phase III Cà Mau 100MW 38 Nguyen Huan Cà Mau 171MW 7 V1-(2+3) Truong Long Hoa Trà Vinh 96MW 39 Nguyen Viet Khai Cà Mau 173MW 8 Bac Lieu Province Wind Power Plant - phase III Bạc Liêu 142MW 40 Phong Dien Cà Mau 64MW 9 Bac Lieu Province Wind Power Plant - phase IV+ Bạc Liêu 158MW 41 Soc Trang 1 Sóc Trăng 50MW 10 Binh Dai - Phase 1 Bến Tre 6MW 42 Soc Trang 10 Sóc Trăng 150MW 11 Binh Dai - Phase 2 Bến Tre 24 MW 43 Soc Trang 11 Sóc Trăng 100MW 12 Dong Hai I Bạc Liêu 48MW 44 Soc Trang 12 Sóc Trăng 40MW 13 Dong Hai II Bạc Liêu 52MW 45 Tam Giang Dong Cà Mau 294MW 14 V1-5 - Hiep Thanh Trà Vinh 48MW 46 Tam Giang Tay Cà Mau 172MW 15 V1-7 - Dong Hai Trà Vinh 108MW 47 Tan An Cà Mau 395MW 16 Windpark Phu Cuong 800MW - Soc Trang 2 Sóc Trăng 60MW 48 Tan An Cà Mau 25MW 17 Windpark Phu Cuong 800MW - Soc Trang 7 Sóc Trăng 120MW 49 Tân Phú - Thị trấn Cái Đôi Vàm Cà Mau 199MW 18 Windpark Phu Cuong 800MW - Soc Trang 8 Sóc Trăng 100MW 50 Tan Thuan Cà Mau 139MW 19 Windpark Phu Cuong 800MW phase 1 - Soc Trang 4 Sóc Trăng 170MW 51 Tan Thuan Cà Mau 25MW 20 Windpark Phu Cuong 800MW - Soc Trang 9 Sóc Trăng 150MW 52 Tan Tien Cà Mau 148MW 21 WOOJIN - Ben Tre 7 Bến Tre 60MW 53 V1-4 - Dong Hai Trà Vinh 48MW 22 Ben Tre 1 Bến Tre 80MW 54 V1-6 - Hiep Thanh Trà Vinh 30MW 23 Ben Tre 2 Bến Tre 140MW 55 V3-1 - Dong Hai Trà Vinh 100MW 24 Ben Tre 3 Bến Tre 120MW 56 V3-2 - Dong Hai Trà Vinh 85MW 25 Ben Tre 4 Bến Tre 110MW 57 V3-3 - Dong Hai Trà Vinh 87MW 26 Ben Tre 6 Bến Tre 125MW 58 V3-4 - Dong Hai Trà Vinh 130MW 27 Ben Tre 7 Bến Tre 50MW 59 V3-5 - Truong Long Hoa Trà Vinh 132MW 28 Ben Tre 8 Bến Tre 80MW 60 V3-6- Truong Long Hoa Trà Vinh 138MW 29 Ben Tre 9 Bến Tre 140MW 61 V3-7 - Truong Long Hoa Trà Vinh 140MW 30 Ben Tre 10 Bến Tre 160MW 62 V3-8- Hiep Thanh Trà Vinh 103MW 31 Ben Tre 11 Bến Tre 129MW 63 Vien An Dong - Thị tran Rach Goc - Vien An Cà Mau 288MW 32 Hoa Binh Bạc Liêu 60MW Tổng Mê công 7760 MW III.2 Năng lượng sóng biển Việt Nam Tiềm năng NL sóng ven bờ vào khoảng 700 TWh, đứng thứ 18 quốc gia biên. Hình 10. NL sóng biển Việt Nam (NE) Hình 11. NL thủy triều Việt Nam III.3. Năng lượng thủy triều biển Việt Nam Năng lượng thủy triều có tiềm năng vùng phía Bắc vịnh Bắc Bộ và các cửa sông ven biển Đông Nam Bộ. Tính toán tiềm năng lý thuyết cho thấy Điện thủy triều có thể đạt tới 10 GW (hình 18). III.4. Bức xạ Mặt Trời ở vùng biển Việt Nam Hình 12. NL BXMT biển Việt Nam Hình 13. Dòng chảy vùng biển Việt Nam Việt Nam có bức xạ Mặt Trời vùng biển vào loại cao trên thế giới, với số giờ nắng dao động từ 1.600-2.600 giờ/năm, đặc biệt là khu vực phía Nam. bức xạ dao động từ 4,0- 5,9 kWh/m2/ngày) (hình 12). III.5 Năng lượng dòng chảy vùng biển Việt Nam. Vùng ven bờ Việt nam có dòng triều phía Bắc Vịnh bắc bộ khá mạnh và Đông nam bô. Các dòng gió theo mùa đông và mùa hè (hình 11). Chưa có tính toán đầy đủ về NL dòng chảy III. 6. Các nguồn NLTT khác nhưu OTEC, gradient muối, sinh khối chưa có nghiên cứu. IV. Quy hoạch năng lượng tái tạo biển và quy hoạch không gian biển. Hình 14. Các ngành kinh tế biển và không gian biển Ngoài các ngành kinh tế biển truyền thông như hàng hải và thủy sản, phát triển điện biển so mang lại giá trị gia tăng cho từng km2 vùng ven biển. Đặc biệt ngành sản xuất điện từ các nguồn NLTT trên biển cũng sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam. Điện gió, điện sóng biển chắc chắn sẽ làm cho các mục tiêu sử dụng trở nên tranh chấp, xung đột với nhiều ngành kinh tế và các hoạt động an ninh quốc phòng khác, nếu không quy hoạch không gian vùng bờ và trên biển tốt (hình 14). Các cơ quan chức năng quản lý biển, các tỉnh ven biển cần sớm có nghiên cứu đánh giá, quy hoạch phát triển điện gió biển, vì sẽ làm gia tăng giá trị mặt nước biển, và gia tăng nguồn thu lớn cho ngân sách. Việc lập quy hoạch NLTT biển như điện gió, điện sóng, điện triều,..,, sẽ giúp các nhà đầu tư phát triển 1 ngành công nghiệp điện biển hiệu quả và bền vững. Và việc phát triển các khu công nghiệp điện biển cũng cần được đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đầy đủ, nếu không sẽ có những hậu quả đến các hoạt động kinh tế khác. V. Kết luận và đề xuất Các kết quả nghiên cứu, ứng dụng NLTT biển-đại dương hiện nay trên thế giới là rất khả quan, tạo cho các nước nghèo, trong đó có Việt Nam, những điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh việc khai thác sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trên biển, góp phần đa dạng hóa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo trên biển cao về nắng, gió, sóng, triều, nhiệt và cần có chính sách quản lý, quy hoạch, khuyến khích, hỗ trợ và đầu tư đúng mức cho điện gió ven biển, có thể mang lại hàng ngàn GW điện sạch từ gió biển, sóng biển. Đề xuất: Để có thể phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo trên biển, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng dần tỷ trọng NLTT trong cơ cấu nguồn năng lượng, tạo ra bước đột phá để phát triển NLTT: - Xây dựng, ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến NLTT biển, quy hoạch không gian biển, gắn với NLTT, - Xây dựng Chương trình KHCN quốc gia riêng về đánh giá tiềm năng và khai thác sử dụng điện gió, điện sóng, điện triều ... - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn, dài hạn phát triển NLTT trên biển với những chỉ tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. - Xác định nghiên cứu triển khai về NLTT trên biển và đại dương là nhiệm vụ khoa học công nghệ ưu tiên, được đầu tư mạnh mẽ, thông qua các chương trình khoa học công nghệ quốc gia về công nghệ Năng lượng, công nghệ cơ khí. - Tăng cường đào tạo nguồn nhân lưc khoa học công nghệ về NLTT. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong những chương trình về BĐKH, năng lượng bền vững, năng lượng đại dương (OES), các hội thảo, triển lãm về công nghệ điện tái tạo - Xây dựng cơ chế ưu đãi tài chính phát triển bền vững năng lượng tái tạo trên biển Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Dư Văn Toán, 2018. Phân vùng năng lượng gió biển Đông. VSOE. 12 tr. 2. Dư Văn Toán, 2009. Chính sách quản lý tài nguyên năng lượng biển Việt Nam. HNKH “Triển khai về NL biển”, Viện KH năng lượng, Viện KHCNVN 3. Dư Văn Toán, Nguyễn Quốc Trinh, 2011. Tính toán các tham số nhà máy điện thủy triều ven biển Đông Nam Bộ. TC Khí tượng thủy văn, tháng 9/2011. 4. Nguyễn Mạnh Hùng và nnk, 2010. Đề tài KC.09/2006-2010. Năng lượng biển. 5. Kiều Nga, 2011. Điện gió Bạc Liêu: Những bước đi tích cực. 6. OES 2018 annual report. View publication stats

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8dngnlttbienvitnam_2018_8324_2132797.pdf
Tài liệu liên quan