39-45 xác định độ nhạy cảm với hóa chất và đột biến gen kdr của các quần thể muỗi aedes aegypti thu thập tại một số vùng nông thôn tỉnh Bình Định, 2017-2018 - Đỗ Văn Nguyên

Tài liệu 39-45 xác định độ nhạy cảm với hóa chất và đột biến gen kdr của các quần thể muỗi aedes aegypti thu thập tại một số vùng nông thôn tỉnh Bình Định, 2017-2018 - Đỗ Văn Nguyên: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 289 39-45 XÁC ĐỊNH ĐỘ NHẠY CẢM VỚI HÓA CHẤT VÀ ĐỘT BIẾN GEN KDR CỦA CÁC QUẦN THỂ MUỖI AEDES AEGYPTI THU THẬP TẠI MỘT SỐ VÙNG NÔNG THÔN TỈNH BÌNH ĐỊNH, 2017-2018 Đỗ Văn Nguyên*, Nguyễn Xuân Quang*, Huỳnh Hồng Quang* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Muỗi Ae. aegypti được xem là véc tơ quan trọng nhất truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy kiểm soát véc tơ dựa vào hóa chất được xem là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh. Tuy nhiên sử dụng hóa chất thường xuyên có thể tác động lên quần thể làm cho muỗi Ae. aegypti tăng sức chịu đựng hoặc kháng với các hóa chất diệt côn trùng, nhất là nhóm hóa chất pyrethroid - nhóm hóa chất sử dụng phổ biến để kiểm soát muỗi Ae. aegypti ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Mục tiêu: (1) Xác định độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng tại điểm nghiên cứu; (2) Xác định đột ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 39-45 xác định độ nhạy cảm với hóa chất và đột biến gen kdr của các quần thể muỗi aedes aegypti thu thập tại một số vùng nông thôn tỉnh Bình Định, 2017-2018 - Đỗ Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 289 39-45 XÁC ĐỊNH ĐỘ NHẠY CẢM VỚI HÓA CHẤT VÀ ĐỘT BIẾN GEN KDR CỦA CÁC QUẦN THỂ MUỖI AEDES AEGYPTI THU THẬP TẠI MỘT SỐ VÙNG NÔNG THÔN TỈNH BÌNH ĐỊNH, 2017-2018 Đỗ Văn Nguyên*, Nguyễn Xuân Quang*, Huỳnh Hồng Quang* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Muỗi Ae. aegypti được xem là véc tơ quan trọng nhất truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy kiểm soát véc tơ dựa vào hóa chất được xem là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh. Tuy nhiên sử dụng hóa chất thường xuyên có thể tác động lên quần thể làm cho muỗi Ae. aegypti tăng sức chịu đựng hoặc kháng với các hóa chất diệt côn trùng, nhất là nhóm hóa chất pyrethroid - nhóm hóa chất sử dụng phổ biến để kiểm soát muỗi Ae. aegypti ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Mục tiêu: (1) Xác định độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng tại điểm nghiên cứu; (2) Xác định đột biến gen kdr của muỗi Ae. aegypti tại các điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Kỹ thuật thử sinh học bioassays và kỹ thuật sinh học phân tử. Kết quả: Muỗi Ae. aegypti thu thập tại huyện Phù Cát và huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định kháng với alphacypermethrin, lambdacyhalothrin, deltamethrin và permethrin nhưng vẫn còn nhạy với malathion. Đột biến L982W (50%) và V1016G (50%) trên gen kdr đã được phát hiện ở quần thể muỗi Ae. aegypti thu thập tại Phù Cát và chỉ có đột biến L982W (100%) được tìm thấy ở muỗi Ae. aegypti thu thập tại Vĩnh Thạnh. Từ khóa: nhạy cảm, đột biến gen kháng ngã gục (kdr), hóa chất ABTRACT IDENTIFYING THE INSECTICIDES SUSCEPTIBILITY AND KDR GENE MUTATIONS OF AEDES AEGYPTI POPULATIONS FROM SOME RURAL AREAS OF BINH DINH PROVINCE FROM 2017 TO 2018 Do Van Nguyen, Nguyen Xuan Quang, Huynh Hong Quang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 289 – 296 Background: The Ae. Aegypti mosquito is the main vector that transmits the viruses that cause dengue. There is currently no commercial vaccine or specific antiviral drug treatment for dengue so dengue prevention is based on the control of vector with insecticide. The class of pyrethroid insecticides are widely used to control adult Ae. aegypti mosquito, especially during diseases outbreaks. Objectives: (1) To identify the susceptibility to some insecticides of Aedes aegypti mosquito at study sites. (2) Evaluate mutation of kdr gene of Aedes aegypti mosquito at study sites. Methods: A cross sectional study and laboratory techniques. Results: Ae. aegypti population from Phu Cat and Vinh Thanh were resistant to alphacypermethrin, lambdacyhalothrin, deltamethrin, and permethrin. However Ae. aegypti remained susceptible to malathion with 100% mortality rate in all the sites. Kdr gene mutation L982W (50%) and V1016G (50%) were detected in Ae. aegypti populations from Phu Cat. In Vinh Thanh, only kdr mutation L982W (100%) were detected in all the samples. Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn Tác giả liên lạc: ThS. Đỗ Văn Nguyên ĐT: 0905531667 Email: Dovannguyen2007@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 290 Key words: susceptibility, kdr mutation, insecticide ĐẶT VẤN ĐỀ Muỗi Ae. aegypti được xem là véc tơ quan trọng nhất truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD), ngoài ra chúng có thể truyền bệnh do virus Chikungunya và Zika trong cộng đồng. Trong số các bệnh do muỗi Ae. aegypti truyền thì SXHD đang là vấn đề y tế cộng đồng trên toàn cầu. Tỷ lệ mắc SXHD tăng 30 lần sau 50 năm và nhiều quốc gia lần đầu tiên báo cáo dịch, đây là một trong những bệnh do muỗi Aedes truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất thế giới(22,24). Ở Việt Nam, SXHD là một trong mười bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Bệnh lưu hành hầu hết các tỉnh/thành phố nhưng chủ yếu tại miền Nam và Nam Trung bộ. Tỉnh Bình Định một tỉnh trọng điểm SXHD ở miền Trung-Tây Nguyên(3). Năm 2016 là năm ghi nhận số ca mắc tăng cao tại Bình Định (4.378 ca), đây là năm có số ca mắc cao nhất từ trước đến nay và số ca mắc phân bố ở nhiều vùng khác nhau kể các các vùng nông thôn đồng bằng, nông thôn miền núi như huyện Phù Cát và huyện Vĩnh Thạnh(3). Hiện nay biện pháp phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành được xem là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống muỗi Ae. aegypti(22,24). Tuy nhiên việc sử dụng hóa chất thường xuyên và kéo dài đã tác động mạnh đến muỗi Ae. aegypti làm cho muỗi có thể kháng với các hóa chất nhất là nhóm pyrethroid-hóa chất sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới và Việt Nam(1,25). Hóa chất nhóm pyrethroid có tác động lên kênh vận chuyển natri nằm trên tế bào thần kinh của muỗi và gây ra hiện tượng kháng ngã gục (KDR) ở muỗi. Đây đang là những vấn đề lớn gây khó khăn, thách thức cho công tác phòng chống các bệnh do muỗi Ae. aegypti truyền. Do vậy, việc cần thiết phải đánh giá mức độ kháng hóa chất ở mức độ sinh học cũng như xác định các đột biến gen KDR (Knockdown Resistance) liên quan đến kháng hóa chất diệt côn trùng ở các quần thể muỗi tại huyện Phù Cát và huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định. Mục tiêu nghiên cứu Xác định độ nhạy của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng tại điểm nghiên cứu. Xác định đột biến gen kdr của muỗi Ae. aegypti tại điểm nghiên cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Muỗi Aedes aegypti. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Điểm nghiên cứu tại tỉnh Bình Định(5) gồm: Sinh cảnh nông thôn đồng bằng: chọn xã Cát Trinh và Ngô Mây, huyện Phù Cát, có mật độ dân số trung bình 283 người/km2 và người dân sống chủ yếu ở nông thôn. Vị trí điểm điều tra nằm ở tọa độ 1400'18" vĩ bắc và 109°3'54" kinh đông, độ cao khoảng 17 m so với mực nước biển. Sinh cảnh nông thôn miền núi: chọn xã Vĩnh Thịnh và Vĩnh Thạnh thuộc huyện Vĩnh Thạnh, có mật độ dân số thấp khoảng 40 người/km2. Điểm nghiên cứu ở tọa độ 14005'52" vĩ bắc và 108°47'10" kinh đông, với độ cao khoảng 54 m so với mực nước biển. Nghiên cứu phòng thí nghiệm Kỹ thuật thử sinh học và PCR-giải trình tự DNA được thực hiện tại khoa Côn trùng và khoa sinh học phân tử, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu ngang mô tả và kỹ thuật phòng thí nghiệm. Cỡ mẫu Cỡ mẫu thử nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng: Số muỗi thử = 5 loại hóa chất x 150 cá thể muỗi cái x 2 huyện =1.500 con. Cỡ mẫu xác định các đột biến liên quan đến kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti. Tổng số cá thể muỗi cần phân tích các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 291 đột biến trên gen kdr cho cả hai điểm nghiên cứu là 50 cá thể muỗi Ae. aegypti đã kháng với pyrethroids. Vật liệu nghiên cứu Giấy thử nhạy cảm được Tổ chức Y tế thế giới cấp gồm: Nhóm pyrethroid (Lambdacyhalothrin 0,05%; alphacypermethrin 30 mg/m2; deltamethrin 0,05%; permethrin 0,75%); nhóm phốt pho hữu cơ (malathion 5%). Bộ thử nhạy cảm của WHO và bộ dụng cụ thu thập bọ gậy. Quy trình thử nhạy cảm Thu thập bọ gậy/lăng quăng từ các loại dụng cụ chứa nước khác nhau tại các điểm điều tra. Muỗi và bọ gậy Aedes được định loại bằng hình thái ngoài. Quy trình thử nhạy cảm áp dụng quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế (2010) và của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2016)(25). Nhận xét kết quả thử nghiệm (Bộ Y tế, 2010): Nếu tỷ lệ muỗi chết lô đối chứng >20% thì kết quả thử nghiệm không được chấp nhận. Cần phải tiến hành lại thử nghiệm; Nếu tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng <5%, giữ nguyên tỷ lệ chết của lô tiếp xúc với hóa chất; Nếu tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng 5-20% thì tỷ lệ muỗi chết trong lô thử nghiệm được điều chỉnh theo công thức Abbott. Chỉ số đánh giá nhạy/kháng của muỗi với hóa chất: tỷ lệ muỗi thử nghiệm chết sau 24 giờ: Từ 98 - 100%: Muỗi nhạy cảm với hóa chất thử nghiệm; Từ 80 - 97%: Muỗi tăng sức chịu đựng; Thấp hơn 80%: Muỗi kháng với hóa chất tại nồng độ thử nghiệm. Quy trình xác định các đột biến trên gen kdr của muỗi Ae. aegypti Kỹ thuật tách chiết ADN tổng số ADN của muỗi được tách chiết bằng bộ Kít DNeasy blood and tissue của hãng Qiagen và thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kỹ thuật PCR thu nhận gen kdr Thực hiện theo Kawada và cộng sự (2016) nhằm xác định các đột biến. Sử dụng cặp mồi AaSCF1 (5’-AGA CAA TGT GGA TCG CTT CC- 3’) và AaSCR4 (5’-GGA CGC AAT CTG GCT TGT TA-3’) trên vùng gen có kích thước khoảng 650 bp thuộc exon 20 và exon 21 của gen quy định kênh natri(10). Kỹ thuật tinh sạch sản phẩm PCR Tinh sạch bằng bộ QIAquick PCR purification kit (Qiagen). Các bước thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kỹ thuật giải trình tự trực tiếp Sản phẩm PCR gen kdr sau khi được tinh sạch sẽ giải trình tự trực tiếp bằng máy giải trình tự của hãng Beckman Coulter theo phương pháp Sanger (1977). Phân tích trình tự Ứng dụng phân mềm Geneious R8, so sánh dữ liệu gen trên ngân hàng gen để phân tích các trình tự nucleotide thu được gen kdr của muỗi Ae. aegypti. KẾT QUẢ Độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng Kết quả Bảng 1 cho thấy: Muỗi Ae. aegypti thu thập tại huyện Phù Cát và huyện Vĩnh Thạnh đã kháng với alphacypermethrin, lambdacyhalothrin, deltamethrin và permethrin. Ngược lại muỗi Ae. aegypti vẫn còn nhạy với malathion với tỷ lệ muỗi chết là 100% sau 1 giờ tiếp xúc và 24 giờ theo dõi. Trong khi đó, lô đối chứng các loại hóa chất không ghi nhận muỗi chết ở tất cả điểm nghiên cứu. Bảng 1: Độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng TT Hóa chất Mẫu Phù Cát Vĩnh Thạnh Số muỗi thử % chết sau 24 giờ Số muỗi thử % chết sau 24 giờ 1 Alphacypermethrin 30mg/m 2 Thử nghiệm 100 28 100 3 Đối chứng 50 0 50 0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 292 TT Hóa chất Mẫu Phù Cát Vĩnh Thạnh Số muỗi thử % chết sau 24 giờ Số muỗi thử % chết sau 24 giờ 2 Lambdacyhalothrin 0,05% Thử nghiệm 100 1 100 0 Đối chứng 50 0 50 0 3 Deltamethrin 0,05% Thử nghiệm 100 0 100 0 Đối chứng 50 0 50 0 4 Permethrin 0,75% Thử nghiệm 100 0 100 0 Đối chứng 50 0 50 0 5 Malathion 5% Thử nghiệm 100 100 100 100 Đối chứng 50 0 50 0 Đột biến gen kdr liên quan đến tính kháng hóa chất của muỗi Ae. aegypti Các mẫu muỗi Ae. aegypti kháng hóa chất sau khi thử sinh học sẽ được tiếp tục thực hiện phản ứng PCR để thu nhận gen mã hóa vùng kdr, với kích thước thiết kế là khoảng 650bp. Kết quả điện di sản phẩm PCR đúng như dự kiến là 650bp và có chất lượng đủ để giải trình tự (Hình 1). Sản phẩm PCR của gen kdr sau khi được tinh sạch và giải trình tự trực tiếp trên máy Beckman Coulter, kết quả được trình bày như hình trên (Hình 2). Tại huyện Phù Cát, tỷ lệ mẫu muỗi xuất hiện đột biến gen kdr là 48% (12/25) và ghi nhận có hai đột biến gen kdr L982W và V1016G. Huyện Vĩnh Thạnh, tỷ lệ mẫu muỗi Ae. aegypti xuất hiện đột biến là 28% (7/25) và chỉ xuất hiện một đột biến là L982W (Bảng 2). Như vậy, phân tích các mẫu đã phát hiện thấy có sự hiện diện đột biến L982W (đột biến từ Leusin thành Tryptopan) và V1016G (đốt biến từ Valine thành Glycine) trên các mẫu Ae. aegypti ở Phù Cát và chỉ có đột biến L982W trên các mẫu Ae. aegypti thu thập tại huyện Vĩnh Thạnh (Hình 3). Kết quả so sánh về nucleotide trên vùng gen mã hóa đoạn exon 20 và exon 21 của gen kdr có 4 vị trí sai khác về nucleotide, trong đó 2 vị trí có sự thay đổi về nucleotide dẫn đến thay đổi acid amin lần lượt là 982 và 1016. Hình 1: Kết quả điện di sản phẩm PCR gen kdr muỗi Ae. aegypti tại điểm nghiên cứu. (-): chứng âm. 1-10: sản phẩm điện di gen kdr muỗi Ae. aegypti với kích thước khoảng 650bp. M: thang chuẩn là ladder 100bp của hãng Promega. Giếng 3, 4, 5 và 6 âm tính Bảng 2: Tỷ lệ mẫu muỗi Ae. aegypti xuất hiện đột biến gen kdr TT Địa điểm Thế hệ muỗi Đột biến gen kdr % các loại đột biến gen kdr Số lượng muỗi Tỷ lệ % L982W V1016G 1 Phù Cát F1 (n=25) 12 48 50 (6/12) 50 (6/12) 2 Vĩnh Thạnh F1 (n=25) 7 28 100 (7/7) 0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 293 Hình 2: Kết quả giải trình tự gen kdr muỗi Ae. Aegypti Hình 3: Phân tích một phần trình tự gen kdr của muỗi Ae. aegypti dưới dạng acid amin và mẫu còn nhạy với hóa chất nhóm pyrethroid BÀN LUẬN Độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng Hiện nay, có ít nhất 4 nhóm hóa chất diệt côn trùng được tổng hợp đã và đang được sử dụng rộng rãi gồm nhóm clo hữu cơ, nhóm phốt pho hữu cơ, nhóm carbamate và nhóm pyrethroid. Trong đó nhóm pyrethroid (alpha cypermethrin, lambdacyhalothrin, permethrin, deltamethrin) đang sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam để kiểm soát véc tơ sốt rét, SXHD, Chikungunya và Zika(1,25). Vì vậy phát triển tính kháng của véc tơ với các hóa chất này có thể gây trở ngại cho thành công của chương trình phòng chống sốt rét, SXHD và các bệnh do muỗi truyền khác trên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 294 thế giới. Kết quả nghiên cứu về tính nhạy cảm với nhóm pyrethroid của muỗi Ae. aegypti tại huyện Phù Cát và Vĩnh Thạnh cho thấy: Muỗi Ae. aegypti đã kháng với alphacypermethrin, lambdacyhalothrin, deltamethrin, permethrin. Sự phát triển tính kháng có thể là do muỗi Ae. aegypti là véc tơ chính, hoạt động chủ yếu trong nhà nên đây là đối tượng đích mà các biện pháp can thiệp phòng chống SXHD hiện nay đều tác động vào như phun mù nóng, lạnh diệt muỗi, chính điều này làm tăng tính kháng của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng. Khác với hóa chất nhóm pyrethroid, trong nghiên cứu này muỗi Ae. aegypti vẫn còn nhạy cảm với hóa chất malathion thuộc nhóm phốt pho hữu cơ ở cả hai địa điểm khảo sát. Tỷ lệ muỗi chết sau 1 giờ tiếp xúc và 24 giờ theo dõi đối với muỗi Ae. aegypti là 100%. Mẫu đối chứng không có cá thể muỗi chết (tỷ lệ muỗi chết 0%). Nguyên nhân có thể là do hóa chất malathion hầu như không sử dụng trong phòng chống véc tơ tại Việt Nam, mặc dù hóa chất này vẫn được Bộ Y tế cho phép sử dụng phun ULV để phòng chống SXHD(1). Kết quả thử nhạy cảm này cho thấy malathion có thể được xem là hóa chất phòng ngừa trong trường hợp các hóa chất khác không kiểm soát được muỗi truyền bệnh SXHD. Như vậy, muỗi Ae. aegypti đã kháng với các hóa chất deltamethrin, permethrin, lambdacyhalothrin và alphacypermethrin nhưng vẫn còn nhạy với malathion. Nghiên cứu này tương tự với các nghiên cứu của Vũ Sinh Nam (2010)(21), Nguyễn Thị Mỹ Tiên (2010)(14), Đỗ Văn Nguyên (2018)(6) khi cho rằng muỗi Ae. aegypti kháng với các hóa chất nhóm pyrethroid nhưng vẫn còn nhạy với malathion. Nhưng khác với nghiên cứu của Vũ Đức Hương (1999, 2006)(18,20) khi tác giả này cho rằng muỗi Ae. aegypti ở miền Trung và miền Bắc vẫn còn nhạy với nhóm pyrethroid, sự khác biệt này có thể là do sau một thời gian dài khoảng 15 năm, lượng hóa chất sử dụng trong phòng chống dịch SXHD tại các điểm này gia tăng và sử dụng lặp lại một hóa chất điều này làm tăng tính kháng của muỗi Ae. aegypti. Tuy nhiên khi so sánh với các nghiên cứu ở phía bắc của tác giả Nguyễn Văn Dũng (2011)(15), Trần Công Tú (2012)(17) cho thấy có sự khác nhau, khi hai nghiên cứu này cho rằng muỗi Ae. aegypti ở các tỉnh phía bắc nhiều điểm vẫn còn nhạy với deltamethrin, permethrin nhưng lại kháng với malathion trong khi nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngược lại muỗi Ae. aegypti đã kháng với nhóm pyrethroid nhưng vẫn còn nhạy với malathion. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu thêm trong bối cảnh cả nước ít sử dụng malathion để kiểm soát véc tơ. Nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh với một số nghiên cứu nước ngoài như Thái Lan(11), Malaysia(7) thì giống nhau nhưng so sánh với các kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ(12) thì có sự khác nhau. Nguyên nhân có thể là do Thái Lan và Malaysia có khí hậu tương đồng với các tỉnh phía Nam của Việt Nam, đồng thời Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia có số ca mắc SXHD cao trong khu vực, dẫn đến lượng hóa chất cũng sử nhiều nên tác động mạnh làm cho muỗi trở nên kháng với các loại hóa chất giống như ở Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ nhạy kháng với hóa chất trong cùng một quốc cũng có sự khác biệt, nghĩa là vùng này muỗi kháng nhưng các vùng khác có thể vẫn còn nhạy điều này có thể là do mức độ sử dụng hóa chất trong phòng chống dịch bệnh khác nhau. Đột biến gen kdr liên quan đến kháng hóa chất của muỗi Ae. aegypti Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều đột biến trên kênh natri đã được phát hiện liên quan đến gen kdr kháng với nhóm pyrethroid ở côn trùng và nhiều véc tơ, trong đó có muỗi Ae. aegypti. Phần lớn các đột biến điểm xảy ra trên exon 21 của gen kdr. Các nhà khoa học đã phát hiện được đột biến ở vị trí 1016 thuộc exon 21 của gen kdr có liên quan đến kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Mỹ Latinh và châu Á(16). Hay đột biến ở vị trí 982 thuộc exon 20 của gen Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 295 kdr cũng liên quan đến kháng hóa chất của muỗi Ae. aegypti ở nhiều khu vực trên thế giới. Có 10 đột biến mới liên quan đến kháng pyrethroid được phát hiện trên muỗi Ae. aegypti. Trong đó, có 4 đột biến G923V, L982W, I1011M và V1016G là các đột biến đầu tiên trên domain II được phát hiện ở các quần thể muỗi Ae. aegypti kháng với permethrin và DDT tại nhiều nước trên thế giới(4). G923V và I1011M được phát hiện trên quần thể muỗi tại Brazil, Guyana và Martinique, trong khi đó đột biến L982W được tìm thấy tại Việt Nam, đột biến V1016G được tìm thấy tại Indonesia và Thái Lan. Các đột biến khác như I1011V và V1016I được tìm thấy trên quần thể muỗi của các nước châu Mỹ Latinh(16). Gần đây có đột biến F1534C trên vùng gen III S6 được phát hiện trên quần thể muỗi Ae. aegypti kháng pyrethroid và DDT tại Thái Lan(27), Việt Nam(9) và đảo Cayman(8). Có 2 đột biến khác là S989P và D1763Y cũng được tìm thấy đồng xuất hiện với đột biến V1016G trên quần thể muỗi kháng permethrin và DDT tại Thái Lan và Đài Loan(26). Một nghiên cứu mới nhất tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên (2018)(13) đã phát hiện hai đột biến mới ở kênh vận chuyển natri của muỗi Ae. aegypti. Đột biến Ala1007Gly xảy ra ở chủng muỗi Ae. aegypti Khánh Hòa và đột biến Phe1558Cys xảy ra ở chủng Ae. aegypti Hà Nội, Nghệ An và Khánh Hòa. Còn các chủng muỗi Ae. aegypti Thanh Hóa và Hà Tĩnh không tìm thấy hai đột biến Ala1007Gly và Phe1558Cys. Sau khi phân tích so sánh các trình tự gen thu nhận được từ quá trình giải trình tự đã phát hiện có 2 vị trí đột biến nucleotide dẫn đến sự thay đổi axit amin trên mẫu Ae. aegypti thu nhận tại các điểm nghiên cứu, cụ thể tại vị trí 982 và 1016. Qua phân tích các mẫu thu được đã phát hiện thấy có sự hiện diện đột biến L982W (đột biến từ Leusin thành Tryptopan) và V1016G (đốt biến từ Valine thành Glycine) trên các mẫu Ae. aegypti ở Phù Cát và chỉ có đột biến L982W xuất hiện trên các mẫu Ae. aegypti thu thập tại huyện Vĩnh Thạnh. So sánh kết quả này với các kết quả nghiên cứu khác tại Việt Nam cho thấy, hai đột biến trong nghiên cứu này lần đầu tiên ghi nhận tại Phù Cát và Vĩnh Thạnh. Trước đây tại điểm nghiên cứu Quy Nhơn tỉnh Bình Định, tác giả Kawada Hitoshi (2009)(9) cũng đã nghiên cứu nhưng chưa phát hiện đột biến. KẾT LUẬN Muỗi Ae. aegypti thu thập tại Phù Cát và Vĩnh Thạnh đã kháng với hóa chất alphacypermethrin, lambdacyhalothrin, deltamethrin và permethrin. Tuy nhiên, muỗi Ae. aegypti ở hai điểm nghiên cứu này vẫn còn nhạy với malathion. Phát hiện hai đột biến L982W và V1016G trên gen kdr ở hai quần thể muỗi Ae. aegypti. Chủng muỗi Ae. aegypti ở Phù Cát xuất hiện cả hai đột biến L982W và V1016G. Chủng muỗi Ae. aegypti ở Vĩnh Thạnh chỉ ghi nhận đột biến L982W. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2016). Danh mục hóa chất diệt véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết sử dụng trong phòng chống sốt xuất huyết giai đoạn 2016-2018, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng ghép bệnh Sốt xuất huyết Dengue, bệnh do virus Zika và Chikungunya, Hà Nội. 3. Bộ Y tế (2017). Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm năm 2016. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 4. Brengues C, Hawkes NJ, Chandre F, et al (2003). Pyrethroid and DDT cross-resistance in Aedes aegypti is correlated with novel mutations in the voltage-gated sodium channel gene. Med Vet Entomol, 17(1):87-94. 5. Cục thống kê tỉnh Bình Định (2017). Niên giám thống kê 2016 tỉnh Bình Định. Nhà xuất bản thống kê. 6. Đỗ Văn Nguyên, Nguyễn Xuân Quang và Trần Long Biên (2018). Sinh thái ổ bọ gậy và mức độ nhạy cảm với hóa chất của muỗi Aedes aegypti tại thị xã sông cầu tỉnh Phú Yên năm 2014. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3 về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, pp.541-548. 7. Hadura AH, Zairi J, et al (2015). Pyrethroid and organophosphate susceptibility status of Aedes aegypti (Linnaeus) and Aedes albopictus (Skuse) in Penang, Malaysia. International Journal of Entomology Research, 03(3):91-95. 8. Harris AF, Shavanthi R and Hilary R (2010). Pyrethroid Resistance in Aedes aegypti from Grand Cayman. The American journal of tropical medicine and hygiene, 83(2):277-284.· 9. Kawada H, et al (2009). Widespread Distribution of a Newly Found Point Mutation in Voltage-Gated Sodium Channel in Pyrethroid-Resistant Aedes aegypti Populations in Vietnam. PLoS Neglected Tropical Diseases, 3(10): e527. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 296 10. Kawada H, Yukiko H, Kyoko F, et al (2016). Discovery of Point Mutations in the Voltage-Gated Sodium Channel from African Aedes aegypti Populations: Potential Phylogenetic Reasons for Gene Introgression. PLOS Neglected Tropical Diseases, 10(6):e0004780. 11. Komalamisra N, Srisawat R, Phanbhuwong T, et al (2011). Insecticide susceptibility of the dengue vector, Aedes aegypti (L.) in Metropolitan Bangkok. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health, 42(4):814-823. 12. Mariappan T, Selvam A, Rajamannar V, et al (2017). Susceptibility of Dengue/Chikungunya vector, Aedes aegypti against carbamate, organochlorine, organophosphate and pyrethroid insecticides, Journal of Environmental Biology, 38(2):251-255. 13. Nguyen Thi Kim Lien, Nguyen Thi Hong Ngoc, Nguyen Thu Hien, et al (2018). Two novel mutations in the voltage-gated sodium channel associated with knockdown resistance (kdr) in the dengue vector Aedes aegypti in Vietnam. Journal of Vector Ecology, 43(1):184-189. 14. Nguyễn Thị Mỹ Tiên và cộng sự (2010). Tính nhạy cảm của muỗi Ae.aegypti đối với hóa chất diệt côn trùng tại 19 tỉnh thành phía Nam Việt Nam năm 2009-2010. Tạp chí Y học Dự phòng, XX(9):95-104. 15. Nguyễn Văn Dũng, Hồ Đình Trung, Nguyễn Văn Châu và cộng sự (2011). Các chỉ số muỗi, bọ gậy và độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền sốt xuất huyết ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 7, pp.781-789. 16. Saavedra-Rodriguez K, Urdaneta-Marquez L, Rajatileka S, et al (2007). A mutation in the voltage-gated sodium channel gene associated with pyrethroid resistance in Latin American Aedes aegypti. Insect Mol Biol, 16(6):785-798. 17. Trần Công Tú, Trần Vũ Phong, Vũ Trọng Dược và cộng sự (2012). Đánh giá tính nhạy cảm của muỗi truyền bệnh SXHD với một số hóa chất diệt côn trùng đang sử dụng trong dự án SXH Quốc gia tại các tỉnh trọng điểm SXHD khu vực miền Bắc. Tạp chí Y học Dự phòng, 22(3):32-38. 18. Vu Duc Huong, Nguyen Thi Bach Ngoc (1999). Susceptibility of Aedes aegypti to insecticides in South Viet nam. Dengue Bulletin, 23:85-88. 19. Vũ Đức Hương (1997). Bảng định loại muỗi Culicidae đến giống và bảng định loại muỗi Aedes thường gặp ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 20. Vũ Đức Hương, Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Đỗ Thị Hiền và cộng sự (2006). Độ nhạy cảm với một số hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu khoa học báo cáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét- ký sinh trùng-côn trùng, 2:219-224. 21. Vũ Sinh Nam, Nguyễn Thị Kim Tiến và Nguyễn Nhật Cảm (2010). Đánh giá độ nhạy cảm hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt Dengue/SXHD ở một số tỉnh miền Nam, Việt Nam, 2007-2009. Tạp chí Y học Thực hành, 715 (5):1-5. 22. WHO (2009). Dengue: guidelines for diagnosis, treatment, prevention and control (WHO/HTM/NTD/DEN/2009.1). Geneva, Switzerland. 23. WHO (2012). Global plan for insecticide resistance management in malaria vectors. Geneva, Switzerland. 24. WHO (2014). A global brief on vector-borne diseases. Geneve, Switzerland. 25. WHO (2016). Monitoring and managing insecticide resistance in Aedes mosquitoes populations, WHO/ZIKV/VC/16.1, 11p. Geneva, Switzerland. 26. Yanola J, Somboon P, Walton C, et al (2011). High-throughput assays for detection of the F1534C mutation in the voltage-gated sodium channel gene in permethrin-resistant Aedes aegypti and the distribution of this mutation throughout Thailand. Trop Med Int Health,16(4):501-509. 27. Yuzhe Du, Yoshiko Nomura, Boris S.Z et al (2016). Sodium Channel Mutations and Pyrethroid Resistance in Aedes aegypti. Insects-Open Access Journal, 7(4):60. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf39_45_xac_dinh_do_nhay_cam_voi_hoa_chat_va_dot_bien_gen_8589_2212114.pdf
Tài liệu liên quan