38-43 chất lượng cuộc sống của phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi tại thành phố Trà Vinh năm 2019

Tài liệu 38-43 chất lượng cuộc sống của phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi tại thành phố Trà Vinh năm 2019: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 283 38-43 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA PHỤ NỮ TỪ 45 ĐẾN 55 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH NĂM 2019 Lê Thị Hồng Cẩm*, Cao Mỹ Phượng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống (CLCS) cần được quan tâm và cần có biện pháp cải thiện ngày càng tốt hơn trong điều kiện sống hiện nay. Tại Trà Vinh chưa có nghiên cứu về CLCS và các yếu tố liên quan, đặc biệt là ở phụ nữ. Mục tiêu: Đánh giá CLCS của phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi hiện đang sinh sống tại thành phố Trà Vinh vàcác yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 180 phụ nữ từ 45 - 55 tuổi được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2019. Kết quả: Không có phụ nữ có CLCS thấp, phụ nữ có CLCS trung bình (chưa tốt) chiếm 52,2% và có CLCS cao (tốt) chiếm 47,8%. Phụ nữ ở thành thị có CLCS cao nhất. Phụ nữ sống ở nông thôn có CLCS cao hơn vùng trung gian. Có mối liên quan giữa CLCS với trình độ học vấn, p...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 38-43 chất lượng cuộc sống của phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi tại thành phố Trà Vinh năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 283 38-43 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA PHỤ NỮ TỪ 45 ĐẾN 55 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH NĂM 2019 Lê Thị Hồng Cẩm*, Cao Mỹ Phượng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống (CLCS) cần được quan tâm và cần có biện pháp cải thiện ngày càng tốt hơn trong điều kiện sống hiện nay. Tại Trà Vinh chưa có nghiên cứu về CLCS và các yếu tố liên quan, đặc biệt là ở phụ nữ. Mục tiêu: Đánh giá CLCS của phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi hiện đang sinh sống tại thành phố Trà Vinh vàcác yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 180 phụ nữ từ 45 - 55 tuổi được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2019. Kết quả: Không có phụ nữ có CLCS thấp, phụ nữ có CLCS trung bình (chưa tốt) chiếm 52,2% và có CLCS cao (tốt) chiếm 47,8%. Phụ nữ ở thành thị có CLCS cao nhất. Phụ nữ sống ở nông thôn có CLCS cao hơn vùng trung gian. Có mối liên quan giữa CLCS với trình độ học vấn, phụ nữ có trình độ học vấn cao có CLCS cao hơn phụ nữ có trình độ học vấn thấp; phụ nữ mắc bệnh mạn tính có CLCS thấp hơn so với phụ nữ không mắc bệnh mãn tính. Kết luận: Không có phụ nữ có CLCS thấp, phụ nữ có trình độ học vấn cao, ở thành thị có CLCS cao hơn; phụ nữ mắc bệnh mạn tính có CLCS thấp hơn so với không mắc bệnh mãn tính. Từ khóa: phụ nữ, chất lượng cuộc sống ABTRACT LIFE QUALITY OF WOMEN FROM 45 TO 55 YEARS - OLD IN TRA VINH CITY IN 2019 Le Thi Hong Cam, Cao My Phuong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 283 – 288 Background: Quality of life (QOL) should be paid attention and measures to improve better and better in current living conditions. In Tra Vinh, there is no research on QOL and related factors, especially women. Objectives: QOL assessment of women aged 45 to 55 currently living in Tra Vinh city and related factors. Methods: A Cross-sectional study described over 180 women from 45 to 55 years of age from March to June 2019. Results: There is no women with low QOL, women with the average (not good) QOL for 52.2% and have high (good) QOL for 47.8%. Women in urban areas have highest QOL. Women living in rural areas have QOL higher than intermediate areas. There is a relationship between QOL and education level, women with high education level have QOL higher than women with low education level. Women with chronic diseases have QOL lower than women without chronic diseases. Conclusions: There are no women with low QOL, women with higher education level, in urban have higher QOL; women with chronic diseases have QOL lower than those without chronic diseases. Keywords: women, quality of life *Trường Đại học Trà Vinh **Sở Y tế Trà Vinh Tác giả liên lạc: CN. Lê Thị Hồng Cẩm ĐT: 0329897708 Email: 116115003@sv.tvu.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 284 ĐẶT VẤN ĐỀ Chất lượng cuộc sống (CLCS) là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và có liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ(5). Trong điều kiện sống hiện nay, CLCS cần được quan tâm và cần có biện pháp cải thiện để ngày càng tốt hơn. Phụ nữ ở độ tuổi 45 – 55 thường xuất hiện một số vấn đề không mong muốn, đó là sự suy yếu, mất dần chức năng hoạt động nội tiết của buồng trứng, các rối loạn này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý nói riêng và CLCS nói chung(0,4,6,7). Chính vì vậy chăm sóc sức khỏe phụ nữ ở giai đoạn này là điều vô cùng quan trọng và xã hội nên ngày càng đặc biệt quan tâm hơn. Tại Trà Vinh chưa có nghiên cứu nào quan tâm CLCS và các yếu tố liên quan ở phụ nữ trong độ tuổi này. Từ những thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chất lượng cuộc sống của phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi tại thành phố Trà Vinh năm 2019”. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá chất lượng cuộc sống của phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi tại thành phố Trà Vinh. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Phụ nữ từ 45 tuổi đến 55 tuổitại thành phố Trà Vinh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019. Pương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ: n= (1-p). Với α = 0,05 -> = ;p = 0,117(3). d = 0,05, dự phòng 10% mất mẫu tính được n= 180. Phương pháp chọn mẫu Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên Chọn ngẫu nhiên 3 phường xã thuộc thành phố Trà Vinh đại diện cho 3 vùng: trung tâm, nông thôn và trung gian. Chọn được 3 xã/phường đó là phường 3, xã Long Đứcvà phường 7. Chọn ngẫu nhiên 60 phụ nữ trong mỗi xã, phường. Phương pháp thu thập thông tin Sử dụng bộ câu hỏi đánh giá chất lượng sống theo thang đo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-QOL-BREF)(4). Bộ câu hỏi này gồm có 26 câu đánh giá trong 4 lĩnh vực liên quan đến chất lượng sống gồm: sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, quan hệ xã hội và môi trường. Bộ câu hỏi thử nghiệm trước khi điều tra chính thức. Phương pháp xử lý số liệu Phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm STATA10.0. Sử dụng test χ2 và Fisher để so sánh có sự khác biệt giữa các tỷ lệ và sử dụng tỷ số tỷ lệ hiện mắc, PR và khoảng tin cậy 95% để đo lường độ mạnh của sự kết hợp giữa các yếu tố liên quan đến CLCS. KẾT QUẢ Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu Tỷ lệ phụ nữ từ 45 đến dưới 50 tuổi và từ 50 đến 55 tuổi trong nghiên cứu tương đối bằng nhau (53,9%và 46,2%), dân tộc Kinh chiếm 86,7%, dân tộc khác là 13,3%. Phụ nữ có trình độ học vấn dưới Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 66,1%. Phụ nữ tham gia nghiên cứu thuộc gia đình có sổ hộ nghèo là 3,3%; có việc làm là 83,9%. Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu đều sống chung với gia đình (chiếm 92,2%) và đã sinh con chiếm (93,3%). Phụ nữ có từ 1-2 con chiếm 76,1%, từ 3 con trở lên là 17,2% và chưa sinh con là 6,7%. Tỷ lệ phụ nữ tham gia nghiên cứu đã mãn kinh là 55,0%; có mắc bệnh mãn tính là 53,8%. Đánh giá chất lượng cuộc sống Không có phụ nữ nào có CLCS thấp, phụ nữ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 285 có CLCS trung bình chiếm 52,2% và phụ nữ có CLCS cao chiếm 47,8% (Bảng 1). Bảng 1: Sự phân bố CLCS phân theo 3 mức độ Điểm CLCS CLCS Tần số (n) Tỷ lệ (%) Chưa tốt Thấp 0 0 Trung bình 94 52,2 Tốt Cao 86 47,8 Tổng 180 100 Bảng 2: Sự phân bố CLCS theo vùng sinh sống Địa chỉ CLCS Tổng Chưa tốt Tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Nông thôn 26 43,3 34 56,7 60 Thành thị 15 25,0 45 75,0 60 Trung gian 53 88,3 07 11,7 60 Tổng 94 86 180 CLCS của phụ nữ sống ở thành thị cao hơn ở vùng nông thôn và trung gian. Tuy nhiên, phụ nữ sống ở nông thôn có CLCS cao hơn vùng trung gian (Bảng 2). Một số yếu tố liên quan đến CLCS Không có mối liên quan giữa CLCS với nhóm tuổi với p-value >0,05 (Bảng 3). Không có mối liên quan giữa CLCS với tôn giáo với p-value >0,05 (Bảng 4). Bảng 3: Mối liên quan giữa CLCS với nhóm tuổi Tuổi CLCS PR (95%CI) p-value Tốt Chưa tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 0,9 (0,7-1,3) 0,6202 50 - 55 38 45,8 45 54,2 45-<50 48 49,5 49 50,5 Bảng 4: Mối liên quan giữa CLCS với tôn giáo Tôn giáo CLCS PR (95% CI) p-value Tốt Chưa tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 1,19 (0,91-1,55) 0,2107 Không 51 52,0 47 48,0 Có 35 42,7 47 57,3 Không có mối liên quan giữa CLCS với yếu tố dân tộc với p-value >0,05 (Bảng 5). Có mối liên quan giữa CLCS và trình độ học vấn. Phụ nữ có trình độ học vấn từ THPT trở lên có CLCS tốt hơn 1,94 lần so với dưới THPT với p-value=0,0019<0,05 (Bảng 6). Không có mối liên quan giữa CLCS với hoàn cảnh kinh tế gia đình với p-value >0,05 (Bảng 7). Không có mối liên quan giữa CLCS của phụ nữ với việc làm (Bảng 8). Không có mối liên quan giữa CLCS với tình trạng hôn nhân với p-value >0,05 (Bảng 9). Không có mối liên quan giữa CLCS với việc sống chung cùng gia đình với p-value >0,05 (Bảng 10). Không có mối liên quan giữa CLCS với việc sinh con với p-value >0,05 (Bảng 11). Không có mối liên quan giữa CLCS với số con với p-value >0,05 (Bảng 12). Không có mối liên quan giữa CLCS với tình trạng kinh nguyệt với p-value >0,05 (Bảng 13). Phụ nữ có mắc bệnh mãn tính thì có CLCS thấp hơn so với phụ nữ không mắc bệnh mãn tính với p-value = 0,0279 <0,005 (Bảng 14). Bảng 5: Mối liên quan giữa CLCS với yếu tố dân tộc Dân tộc CLCS PR (95% CI) p-value Tốt Chưa tốt Kinh 74 47,4 82 52,6 1 Khmer 03 27,3 08 72,7 0,57 (0,18 -1,82) 0,35 Hoa 09 69,2 04 30,8 1,46 (0,73 -2,92) 0,28 Tổng 86 94 Bảng 6: Mối liên quan giữa CLCS với trình độ học vấn Trình độ học vấn CLCS PR (95% CI) p-value Tốt Chưa tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 1,94 (1,27-2,99) 0,0019 THPT trở lên 39 63,9 22 36,1 Dưới THPT 47 39,5 72 60,5 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 286 Bảng 7: Mối liên quan giữa CLCS với hoàn cảnh kinh tế gia đình Hoàn cảnh kinh tế CLCS PR (95% CI) p-value Tốt Chưa tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 1,04 (0,99- 1,10) 0,1207 Không nghèo 85 50,0 89 51,2 Nghèo 01 16,7 05 83,3 Bảng 8: Mối liên quan giữa CLCS và việc làm Việc làm CLCS PR (95% CI) p-value Tốt Chưa tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 1,13 (1,00-1,29) 0,0487 Có 77 51,0 74 49,0 Không 9 31,0 20 69,0 Bảng 9: Mối liên quan giữa CLCS với tình trạng hôn nhân Tình trạng hôn nhân CLCS PR (95% CI) p-value Tốt Chưa tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 2,55 (0,68-9,55) 0,1477 Chưa kết hôn 07 70,0 03 30,0 Đã kết hôn 79 46,5 91 53,5 Bảng 10: Mối liên quan giữa CLCS với việc sống cùng gia đình Sống cùng gia đình Chất lượng cuộc sống PR (95% CI) p-value Tốt Chưa tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 1,04 (0,95- 1,13) 0,3467 Có 81 48,8 85 51,2 Không 05 35,7 09 64,3 Bảng 11: Mối liên quan giữa CLCS với việc sinh con Việc sinh con CLCS PR (95% CI) p-value Tốt Chưa tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 0,78 (0,26-2,37) 0,6609 Chưa sinh con 05 41,7 07 58,3 Đã sinh con 81 49,2 87 51,8 Bảng 12: Mối liên quan giữa CLCS với số con Số con CLCS PR (95% CI) p-value Tốt Chưa tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 1,48 (0,78 -2,83) 0,2242 3 con trở lên 18 58,1 13 41,9 1-2 con 63 46,0 74 54,0 Bảng 13: Mối liên quan giữa CLCS với tình trạng kinh nguyệt Tình trạng kinh nguyệt CLCS PR (95% CI) p-value Tốt Chưa tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 1,23 (0,89-1,71) 0,1971 Chưa mãn kinh 43 53,1 38 46,9 Mãn kinh 43 43,4 56 56,6 Bảng 14: Mối liên quan giữa CLCS với tình trạng bệnh mãn tính Bệnh mãn tính CLCS PR (95% CI) p-value Tốt Chưa tốt Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 0,73 (0,55-0,97) 0,0279 Có 39 40,2 58 59,8 Không 47 56,6 36 43,4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 287 BÀN LUẬN Đánh giá CLCS Theo bảng đánh giá CLCS của 180 đối tượng cho thấy điểm CLCS của phụ nữ 45 đến 55 tuổikhông có điểm thấp, điểm trung bình chiếm 52,2%, và điểm cao chiếm 47,8%. So với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nhàn thực hiện trên phụ nữ mãn kinh tại thành phố Huế năm 2016 là điểm CLCS thấp chiếm 2,4%, trung bình chiếm 86,1% và cao chiếm 11,5% điểm CLCS chưa tốt chiếm 86,1% và tốt chiếm 11,5%(8). Điểm đánh giá CLCS có sự khác biệt giữa Trà Vinh và Huế là do khác nhau giữa vùng miền và đối tượng nghiên cứu. Các yếu tố liên quan đến CLCS Phụ nữ từ 45 đến dưới 50 tuổi có điểm CLCS tốt hơn so với phụ nữ từ 50-55 tuổi, có thể do những phụ nữ từ 50 tuổi trở lên đa số đã bước vào tuổi mãn kinh nên gặp rất nhiều vấn đề về sinh lý và sức khỏe. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p- value >0,05. Phụ nữ theo tôn giáo/không theo tôn giáo có CLCS không khác nhau. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nhàn năm 2016 cho thấy kết quả là không khác biệt về CLCS giữa phụ nữ theo đạo và không theo đạo(8). Phụ nữ dân tộc Kinh, Khmer, Hoa có CLCS không khác nhau. Phụ nữ có trình độ học vấn từ THPT trở lên có CLCS tốt hơn 1,94 lần so với phụ nữ có trình độ học vấn dưới THPT. Điều này có thể là do phụ nữ ở trình độ học vấn cao hơn thì họ dễ dàng tiếp cận các thông tin về chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Có mối liên quan giữa CLCS và tình trạng bệnh tật. Bệnh tật là một trong những yếu tố làm giảm CLCS của phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi. Kết quả này phù hợp với kết quả của Hoàng Thị Liên (2014) và Trần Thị Thanh Nhàn (2016) với kết quả cho thấy bệnh tật có mối liên quan đến CLCS(2,8). Không có mối liên quan giữa CLCS và hoàn cảnh kinh tế gia đình. Kết quả nghiên cứu này phù hợp nghiên cứu Trần Thị Thanh Nhàn (2016)(8) nhưng lại khác biệt với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Oanh năm 2018 là tìm thấy mối liên quan giữa CLCS và kinh tế gia đình(3). Phụ nữ có sống chung với gia đình hay không, chưa hoặc đã sinh con, số con và mãn kinh hoặc chưa mãn kinh không có sự khác biệt nhau về CLCS. KẾT LUẬN Không có phụ nữ nào có chất lượng cuộc sống thấp, phụ nữ có chất lượng cuộc sống trung bình hay chưa tốt chiếm 52,2% và có chất lượng cuộc sống cao hay tốt là 47,8%. Chất lượng cuộc sống của phụ nữ sống ở thành thị cao hơn ở vùng nông thôn và trung gian. Phụ nữ sống ở nông thôn có chất lượng cuộc sống cao hơn vùng trung gian. Có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với trình độ học vấn, phụ nữ có trình độ cao có chất lượng cuộc sống cao hơn; phụ nữ mắc bệnh mạn tính có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với phụ nữ không mắc bệnh mãn tính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Elsabagh EEM, Allah ESA (2012). “Menopausal symptoms and the quality of life among pre/post menopausal women from rural area in Zagazig city”. Life ScienceJournal, 9(2):283-291. 2. Hoàng Thị Liên và cộng sự (2014). “Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Huế”. Tạp chí Y tế Công cộng, 6:33-37. 3. Huỳnh Thị Kim Oanh và cộng sự (2018). “Nghiên cứu mối liên quan giữa tiền mãn kinh – mãn kinh và chất lượng cuộc sống ở của phụ nữ từ 45 đến 60 tuổi tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2018”. Trường Đại học Y tế công cộng, kinh-va-chat-luong-cuoc-song-o-cua-phu-nu-tu-45-den-60-tuoi- tai-thanh-pho-my-tho-tinh-tien-giang-nam-2018-142.html. 4. Min SK, Kim KI, Lee CI, et al (2002). “Development of the Korean versions of WHO Quality of Life scale and WHO QoL- BREF”. Quality of Life research, 11(6):593-600. 5. Nguyễn Kim Thoa (2003). “Bài khái niệm chất lượng cuộc sống”. Tạp chí Dân số và Phát Triển, số 6/2003, Website Tổng cục DS-KHHGĐ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 288 6. Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự (2004). “Khảo sát tỷ lệ hiện mắc viêm âm đạo ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại TP.HCM”. Tập san Hội nghị Việt-Pháp về Sản Phụ khoa vùng Châu Á-Thái Bình Dương lần IV. 7. Phạm Văn Lình, Cao Ngọc Thành (2007). “Một số vấn đề sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh. Sinh lý phụ khoa”. NXB Y học Hà Nội, pp.686 – 706. 8. Trần Thị Thanh Nhàn và cộng sự (2016). “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Huế”. Tạp chí Y tế Công cộng, số 42. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf38_43_chat_luong_cuoc_song_cua_phu_nu_tu_45_den_55_tuoi_3549_2212113.pdf