Tài liệu 37-42 thực trạng luyện tập thể dục thể thao của sinh viên hệ đại học chính quy khoá 2018 tại trường Đại học Trà Vinh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 276
37-42 THỰC TRẠNG LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO
CỦA SINH VIÊN HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY KHOÁ 2018
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Nguyễn Bình Minh*, Cao Mỹ Phượng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sinh viên là lứa tuổi bắt đầu tiếp xúc với xã hội nhiều hơn, lịch học tập dày đặc có thể xao lãng
việc luyện tập thể dục thể thao (TDTT). Trong khi đó, việc không tập luyện thể dục, thể thao là yếu tố nguy cơ
gây nên các bệnh dẫn đến tử vong đứng thứ tư trên thế giới. Do đó cần có nghiên cứu về thực trạng luyện tập
TDTD của sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sinh viên có luyện tập TDTT và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên đối tượng là sinh viên hệ đại học chính quy
khoá 2018 tại trường Đại học Trà Vinh bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với n = 390.
Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có tập luyện tập TDTT chiếm 33,3%. Có mối liên quan...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 37-42 thực trạng luyện tập thể dục thể thao của sinh viên hệ đại học chính quy khoá 2018 tại trường Đại học Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 276
37-42 THỰC TRẠNG LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO
CỦA SINH VIÊN HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY KHOÁ 2018
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Nguyễn Bình Minh*, Cao Mỹ Phượng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sinh viên là lứa tuổi bắt đầu tiếp xúc với xã hội nhiều hơn, lịch học tập dày đặc có thể xao lãng
việc luyện tập thể dục thể thao (TDTT). Trong khi đó, việc không tập luyện thể dục, thể thao là yếu tố nguy cơ
gây nên các bệnh dẫn đến tử vong đứng thứ tư trên thế giới. Do đó cần có nghiên cứu về thực trạng luyện tập
TDTD của sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sinh viên có luyện tập TDTT và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên đối tượng là sinh viên hệ đại học chính quy
khoá 2018 tại trường Đại học Trà Vinh bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với n = 390.
Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có tập luyện tập TDTT chiếm 33,3%. Có mối liên quan giữa giới tính và nơi ở
trước khi vào học và luyện tập TDTT: Nam sinh viên có tập luyện TDTT cao gấp 2 lần so với nữ sinh viên. Sinh
viên có nơi ở trước khi vào học ở thành thị có tập luyện TDTT cao gấp 1,34 lần so với sinh viên ở nông thôn.
Không có mối liên quan giữa tình trạng kinh tế gia đình, nơi ở khi học tập, khoa đang theo học, làm thêm với việc
luyện tập TDTT. Các sinh viên không tập luyện TDTT có nguy cơ bị thừa cân/béo phì cao gấp 1,12 lần so với
sinh viên có tập luyện TDTT.
Kết luận: Tỷ lệ sinh viên có tập luyện TDTT là 33,3%. Có mối liên quan giữa giới tính, nơi ở trước khi vào
học, thừa cân/béo phì và luyện tập TDTT.
Từ khóa: sinh viên, thể dục, thể thao
ABSTRACT
PHYSICAL ACTIVITIES OF FULL-TIME STUDENTS ENROLLED IN 2018 AT TRA VINH UNIVERSITY
Nguyen Binh Minh, Cao My Phuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 276 – 282
Background: Students who are at the age of starting to have more social interaction and dense learning
schedules may neglect doing exercises and playing sports. Meanwhile, physical inactivity is the fourth leading
risk factor for global death. Therefore, a study on the situation of doing the exercise and playing sports of students
need to be conducted.
Objectives: Determining the percentage of students who do exercises and sports and some related factors.
Methods: A cross-sectional study was conducted on full-time students enrolled in the 2018 course at Tra
Vinh University. Samples were collected by stratified random sampling method with n = 390.
Results: The proportion of students who did exercises and sports accounts for 33.3%. There was an
relationship between sex, the place of residence before enrollment and doing exercises and sports: Male students
engaged in physical activities were nearly twice as much as female students. Students living in urban areas did
exercises and sports 1.34 times higher than students living in rural areas. There is no relationship between the
state of the family economy and the place of living, studying department with doing exercises and sports.
*Trường đại học Trà Vinh Sở Y tế tỉnh Trà Vinh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Cao Mỹ Phượng ĐT: 0918872612 Email: caomyphuong2004@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 277
Students who did not engage in exercises and sports were 1.12 times more likely to be overweight/obesity.
Conclusion: The percentage of students doing exercises and sports was 33.3%. There was a relationship
between sex, place of residence before enrollment, overweight/obesity and doing exercises and sports.
Keywords: students, exercises, sports
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, không tập luyện
thể dục thể thao là yếu tố nguy cơ gây nên các
bệnh dẫn đến tử vong đứng thứ tư trên thế giới
(6% tử vong toàn cầu) chỉ sau tăng huyết áp
(13%), sử dụng thuốc lá (9%) và đường huyết
cao (6%)(1). Tuy vậy, tỷ lệ người dân ít hoặc
không tập luyện thể dục thể thao đang gia tăng
ở nhiều quốc gia, điều này ảnh hưởng rất lớn
đến tình trạng sức khỏe và làm tăng tỷ lệ mắc
các bệnh không lây như tim mạch, tiểu đường và
ung thư(2). Không tập luyện thể dục thể thao
được ước tính là nguyên nhân chính gây ra
khoảng 21 - 25% trường hợp mắc ung thư vú và
kết tràng, 27% trường hợp mắc đái tháo đường
và khoảng 30% trường hợp thiếu máu cơ tim(5).
Tại Việt Nam, theo “Báo cáo quốc gia về
thanh niên Việt Nam” thì, tỷ lệ rất thường
xuyên/thường xuyên tập thể thao trong nhóm
tuổi từ 16 - 19 tuổi cao hơn tỷ lệ này trong nhóm
tuổi từ 20 đến 24. Nam thanh niên có hoạt động
thể dục thể thao thường xuyên hơn nữ thanh
niên. Thanh niên thành thị có mức độ tập thể
thao rất thường xuyên cao hơn so với thanh niên
nông thôn (8,4% so với 5,9%)(3).
Lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi bắt đầu tiếp
xúc với xã hội nhiều hơn, tự lập nhiều hơn; bên
cạnh đó, lịch học tập dày đặc có thể khiến cho
sinh viên xao lãng việc quan tâm đến luyện tập
thể dục thể thao cải thiện, duy trì sức khoẻ và
đảm bảo chất lượng cuộc sống. Trên thế giới và
tại Việt Nam cho đến nay đã có các nghiên cứu
về thực trạng luyện tập thể dục thể thao (TDTT)
trên đối tượng sinh viên. Tuy nhiên, tại Trà Vinh
chưa có nghiên cứu về thực trạng luyện tập thể
dục thể thao của các sinh viên. Nghiên cứu này
cũng sẽ giúp đề xuất các biện pháp cải thiện tình
trạng ít hoặc không luyện tập thể dục thể thao
trên đối tượng sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ sinh viên có luyện tập thể dục
thể thao.
Mô tả một số yếu tố liên quan đến việc luyện
tập thể dục thể thao của sinh viên.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên hệ đại học chính quy khoá 2018 tại
Trường Đại học Trà Vinh. Thời gian nghiên cứu
từ ngày 18/03/2019 đến 02/06/2019.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu
Sử dụng công thức để tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ
2
2
/2)-(1 )1(
d
ppZ
n
Trong đó:
n là cỡ mẫu.
Z(1-α/2): Hệ số tin cậy với khoảng tin cậy 95%
(α = 0,05), như vậy Z(1-α/2) =1,96.
P là tỷ lệ sinh viên không luyện tập thể dục
thể thao (TDTT) theo nghiên cứu của Hà
Quang Tiến năm 2017(4) là 38,7%, do đó chọn
p=0,387, d=0,05.
Vậy cỡ mẫu tối thiểu n ~ 365.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Giai đoạn 1: Xây dựng khung mẫu lập danh
sách số lớp của 8 khoa (Trường có tổng cộng 12
khoa nhưng có 4 khoa có lịch thực tập trùng với
thời gian nghiên cứu nên loại ra khỏi nghiên
cứu). Mỗi lớp được xem là một cụm. Tổng số có
46 lớp, tương đương 46 cụm.
Giai đoạn 2: Chọn 30 cụm trong danh sách
bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên.
Giai đoạn 3: Mỗi cụm chọn ra 13 sinh viên
bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên. Nếu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 278
cụm nào không đủ 13 sinh viên thì chọn thêm tại
các cụm liền kề. Như vậy số mẫu được chọn là
390 sinh viên.
Thu thập và xử lý dữ liệu
Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi tự điền. Phát cho mỗi đối
tượng 1 bộ câu hỏi khảo sát, nghiên cứu viên
hướng dẫn và giải đáp. Bộ câu hỏi được thử
nghiệm trước và chỉnh sửa trước khi sử dụng
chính thức.
Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu được làm sạch sau
đó nhập và phân tích, xử lý số liệu bằng phần
mềm Stata 13. Sử dụng test χ2 để so sánh có sự
khác biệt hay không giữa các tỷ lệ và sử dụng
chỉ số PR và khoảng tin cậy 95% để đo lường độ
mạnh của sự kết hợp giữa các yếu tố liên quan
tập luyện TDTT của sinh viên.
Định nghĩa biến tập luyện TDTT là biến nhị
giá với 2 giá trị: “Có” là khi thời gian tập luyện
TDTT/tuần của sinh viên từ 150 phút trở lên,
ngược lại là “Không”.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng
tham gia nghiên cứu là nữ sinh viên chiếm tỷ lệ
61,5% cao hơn nam sinh viên (240 so với 150),
chủ yếu là dân tộc Kinh 82,8% (323/390), dân tộc
Khmer 15,9% (62/390), còn lại là dân tộc khác
1,2% (5/390), không thuộc diện hộ nghèo hoặc
cận nghèo chiếm 87,4% (341/390). Khoa Y–Dược
có số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu nhiều
nhất chiếm 27,4% (107/390), 66,2% sinh viên ở
nông thôn trước khi học tại trường (258/390). Đa
số các đối tượng tham gia nghiên cứu ở nhà trọ
46,9% (183/390), sinh viên làm thêm là 67,2%
(262/390).
Tỷ lệ sinh viên có tập luyện thể dục thể thao
Bảng 1: Tỷ lệ sinh viên có luyện tập thể dục thể thao
Tập luyện TDTT Tần số Tỷ lệ %
Có 130 33,3
Không 260 66,7
Tổng 390 100
Tỷ lệ sinh viên không tham gia tập luyện tập
thể dục thể thao chiếm gần 2/3 số sinh viên tham
gia nghiên cứu (66,7%), sinh viên có tập luyện
tập thể dục thể thao chiếm tỷ lệ khá thấp chỉ có
33,3% (Bảng 1).
Bảng 2: Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của sinh
viên
Nhu cầu tập luyện
TDTT
Tần số Tỷ lệ %
Có 213 54,6
Không 177 45,4
Tổng 390 100
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sinh viên có nhu
cầu tập luyện TDTT chiếm đa số (54,6%), còn lại
là các sinh viên không có nhu cầu tập luyện
TDTT chiếm 45,4% (Bảng 2).
Bảng 3: Thái độ đối với việc luyện tập thể dục thể
thao của sinh viên
Thái độ đối với việc luyện tập TDTT Tần số Tỷ lệ %
Thích 187 47,9
Không thích 203 52,1
Tổng 390 100
Có sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê
giữa tỷ lệ số sinh viên thích 52,1% và không
thích tập luyện thể thao 47,9% (Bảng 3).
Bảng 4: Động cơ tập luyện thể dục thể thao của sinh
viên (n= 390)
Động cơ Tần số Tỷ lệ %
Yêu thích TDTT 122 31,3
Tập TDTT để thi kết thúc học phần bắt buộc 145 37,2
Nâng cao thể lực 207 53,1
Được giao lưu mở rộng mối quan hệ 136 34,9
Tập TDTT để có thân hình đẹp 110 28,2
Đa số các đối tượng tham gia nghiên cứu trả
lời tập luyện TDTT là để nâng cao thể lực, chiếm
53,1%. Thấp hơn là tập luyện TDTT để thi kết
thúc các học phần giáo dục thể chất bắt buộc
trong chương trình học, chiếm 37,2%. Tập TDTT
để có thân hình đẹp là động cơ tập luyện TDTT
ít được các đối tượng tham gia nghiên cứu chọn
nhất, chỉ chiếm 28,2% (Bảng 4).
Tỷ lệ các đối tượng tham gia nghiên cứu tập
TDTT vào buổi tối chiếm tỷ lệ cao nhất đến
41,8%; thấp hơn là buổi chiều chiếm 34,1% và
thấp nhất là buổi trưa chỉ chiếm 2,1% (Bảng 5).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 279
Bảng 5: Thời điểm tập luyện thể dục thể thao của
sinh viên (n = 390)
Thời điểm Tần số Tỷ lệ %
Sáng sớm 130 33,0
Trưa 8 2,1
Chiều 133 34,1
Tối 163 41,8
Bảng 6: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc luyện tập
thể dục thể thao của sinh viên (n = 390)
Yếu tố Tần số Tỷ lệ %
Ngại vận động 99 25,4
Địa điểm luyện tập xa 70 18,0
Không có bạn bè hoặc người quen cùng
luyện tập TDTT
208 53,3
Tốn nhiều chi phí 50 12,8
Lịch học dày đặc 239 61,3
Lịch học dày đặc là yếu tố ảnh hưởng đến
việc luyện tập TDTT, chiếm đến 61,3%. Thấp
hơn là do không có bạn bè hoặc người quen
cùng luyện tập TDTT, chiếm 53,3%. Thấp nhất là
do tốn nhiều chi phí, chiếm 12,8% (Bảng 6).
Một số yếu tố liên quan đến việc luyện tập thể
dục thể thao của sinh viên
Bảng 7: Liên quan giữa việc tập luyện thể dục thể
thao với giới tính của sinh viên
Giới
tính
Tập luyện TDTT
Giá trị
p
PR
KTC 95%
Có Không
Tần số
Tỷ lệ
%
Tần số
Tỷ lệ
%
Nam 72 48,0 78 52,0
0,000
2,00
(1,50–2,63) Nữ 58 24,2 182 75,8
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đối tượng
nam sinh viên có tập luyện TDTT cao gấp 2 lần
so với đối tượng nữ sinh viên với KTC 95%
(1,50–2,63) với p <0,05 (Bảng 7).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên
quan giữa nơi ở trước khi vào học với việc luyện
tập TDTT của sinh viên có ý nghĩa thống kê với
p = 0,041 <0,05. Sinh viên có nơi ở trước khi vào
học ở thành thị có tập luyện TDTT gấp 1,35 lần
so với sinh viên ở nông thôn (Bảng 8).
Chưa tìm ra mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa nơi ở trong khi học tại trường
với việc luyện tập TDTT của sinh viên với
p>0,05 (Bảng 9).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa các sinh viên có và
không có luyện tập TDTT về tỷ lệ thừa cân/béo
phì với p <0,05. Các sinh viên không tập luyện
TDTT có nguy cơ bị thừa cân/béo phì cao gấp
1,122 lần (PR = 1,122) so với sinh viên có tập
luyện TDTT (Bảng 10).
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối
liên quan giữa khoa mà sinh viên đang theo học
và việc tập luyện TDTT của sinh viên với giá trị
p >0,05 (Bảng 11).
Chưa tìm ra mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa tình trạng kinh tế gia đình với việc luyện
tập TDTT của sinh viên với p >0,05 (Bảng 12).
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối
liên quan giữa việc tham gia làm thêm và việc
tập luyện TDTT của sinh viên với giá trị p >0,05
(Bảng 13).
Bảng 8: Liên quan giữa nơi ở trước khi vào học với việc luyện tập thể dục thể thao của sinh viên
Nơi ở trước khi vào học
Luyện tập TDTT
Giá trị p
PR
KTC 95%
Có Không
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Thành thị 53 40,2 79 59,8
0,041
1,35
(1,08 – 1,78) Nông thôn 77 29,8 181 70,2
Bảng 9: Liên quan giữa nơi ở trong khi học với luyện tập thể dục thể thao của sinh viên
Nơi ở trong khi học
Tập luyện TDTT
Giá trị p
PR
KTC 95%
Có Không
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Nhà của ba mẹ/họ hàng 38 40,4 56 59,6 1
Nhà trọ 56 30,6 127 69,4 0,097 0,76 (0,55 – 1,05)
Ký túc xá 36 31,9 77 68,1 0,201 0,79 (0,55 – 1,14)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 280
Bảng 10: Liên quan giữa việc tập luyện TDTT với tình trạng thừa cân/béo phì của sinh viên
Tập luyện TDTT
Thừa cân/béo phì
Giá trị p
PR
KTC 95%
Có Không
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Không 30 11,5 230 88,5
0,000
1,12
(1,07 – 1,18) Có 1 0,8 129 99,2
Bảng 11: Liên quan giữa khoa ngành học và tập luyện thể dục thể thao
Khoa
Tập luyện TDTT
Giá trị p
PR
KTC 95%
Có Không
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Kỹ thuật và Công nghệ 25 47,17 28 52,83 1
Nông nghiệp -Thủy sản 19 36,54 33 63,46 0,275 0,77 (0,49 – 1,22)
Kinh tế – Luật 24 36,36 42 63,64 0,77 0,234 (0,5 – 1,18)
Ngoại ngữ 11 28,21 28 71,79 0,08 0,6 (0,34 – 1,06)
NN – VH – NT Khmer Nam Bộ 7 33,33 14 66,67 0,309 0,71 (0,36 – 1,38)
Răng – Hàm – Mặt 7 26,92 19 73,08 0,114 0,57 (0,28 – 1,14)
Sư phạm 9 34,62 17 65,38 0,313 0,73 (0,4 – 1,34)
Y – Dược 28 26,17 79 73,83 0,07 0,55 (0,36 – 0,85)
Bảng 12: Liên quan giữa tình trạng kinh tế gia đình với luyện tập thể dục thể thao của sinh viên
Tình trạng kinh tế
Tập luyện TDTT
Giá trị p
PR
KTC 95%
Có Không
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Nghèo/cận nghèo 17 34,7 32 65,3
0,829
1,07
(0,53 – 2,09) Không nghèo/cận nghèo 113 33,1 228 66,9
Bảng 13: Liên quan giữa việc tập luyện thể dục thể thao với việc tham gia làm thêm
Tập luyện TDTT
Tham gia làm thêm
Giá trị p
PR
KTC 95%
Có Không
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Có 40 30,8 90 69,2
0,542
0,91
(0,13 – 0,07) Không 88 33,8 172 66,2
BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Kết quả cho thấy, đối tượng tham gia nghiên
cứu là nữ sinh viên chiếm tỷ lệ cao hơn nam.
Điều này có thể do sinh viên của những khoa
được chọn có số nữ cao hơn; chủ yếu là dân tộc
Kinh phù hợp với cơ cấu sinh viên của Trường.
Không thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo cao
cũng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình
của sinh viên. Sinh viên khoa Y – Dược, ở nông
thôn trước khi học tại Trường và ở nhà trọ trong
khi học, có làm thêm chiếm tỷ lệ cao cũng phù
hợp với thực trạng của sinh viên tại Trường.
Tỷ lệ luyện tập thể dục thể thao của sinh viên
Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có tập
luyện TDTT chiếm tỷ lệ 33,3% tương đương với
kết quả nghiên cứu của Hà Quang Tiến (2017)
với tỷ lệ sinh viên thường xuyên tập luyện TDTT
trước thực nghiệm là 31,4%(4). Tỷ lệ có tập luyện
TDTT của nghiên cứu này chiếm tỷ lệ khá thấp
có thể giải thích do sinh viên phải dành nhiều
thời gian cho việc học trên lớp cũng như tự học.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ về công nghệ thông tin
và mạng xã hội cũng góp phần khiến quỹ thời
gian của sinh viên bị ảnh hưởng.
Tỷ lệ các đối tượng có nhu cầu và cảm thấy
yêu thích tập luyện TDTT hoặc không lần lượt
chiếm 52,1 và 47,9%. Kết quả này có sự khác biệt
so với nghiên cứu của tác giả Phạm Thế Hoàng
(2015), các tỷ lệ nêu trên lần lượt là 69,2% và
13,4%(6). Sự khác biệt này có thể do đối tượng
nghiên cứu khác nhau. Trong nghiên cứu này,
đối tượng nghiên cứu là sinh viên đến từ nhiều
khoa, nhiều chuyên ngành khác nhau, còn ở
nghiên cứu của tác giả Phạm Thế Hoàng, đối
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 281
tượng nghiên cứu đa phần là nữ và các đối
tượng này cho rằng các hoạt động TDTT không
phù hợp với sinh viên nữ, đặc biệt với ngành
Văn hóa.
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên trả
lời động lực để tập luyện TDTT để nâng cao thể
lực và yêu thích tập luyện TDTT khá cao, lần
lượt là 53,1% và 31,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ các sinh
viên trả lời động lực họ tập luyện TDTT là do
muốn hoàn thành chương trình giáo dục thể
chất bắt buộc trong chương trình học chiếm
37,2%. Điều này có thể giải thích do đối tượng là
sinh viên năm nhất vẫn còn đang làm quen với
lối sống tự lập, gặp nhiều áp lực về thành tích
học tập.
Một số yếu tố liên quan đến việc luyện tập thể
dục thể thao của sinh viên
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện
TDTT đều đặn của sinh viên chủ yếu đến từ
nguyên nhân chủ quan. Các sinh viên tập luyện
TDTT không đều đặn là do không có bạn bè
hoặc người quen cùng tập luyện TDTT. Sinh
viên tập TDTT không đều đặn do ngại vận động
chiếm 25,4%, điều này cho thấy vẫn còn một bộ
phận sinh viên của trường chưa nhận thấy rõ
tầm quan trọng của việc giữ gìn và nâng cao sức
khoẻ. Bên cạnh đó, lịch học dày đặc là lý do
được nhiều sinh viên lựa chọn nhất. Điều này có
thể được giải thích do đối tượng là sinh viên
năm nhất nên vẫn còn thiếu kỹ năng về quản lý
thời gian và tổ chức công việc. Ngoài một số yếu
tố chủ quan vừa nêu trên yếu tố khách quan
khác như địa điểm tập luyện xa và tốn nhiều chi
phí làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc luyện
tập TDTT đều đặn.
Nghiên cứu cho thấy, có liên quan giữa giới
tính và tập luyện TDTT. Tỷ lệ nam sinh viên có
tập luyện TDTT cao gấp 2 lần tỷ lệ nữ sinh viên
cũng tương đồng với nghiên cứu của Hà Quang
Tiến (2015), tỷ lệ nam và nữ thường xuyên tập
luyện TDTT lần lượt là 7,3% và 3,3%(4) có thể do
nam sinh viên thường sẽ năng động hơn so với
nữ sinh viên và phù hợp với kết quả tỷ lệ nam
sinh viên thích tập luyện TDTT cao hơn so với
nữ sinh viên.
Có liên quan giữa nơi ở trước khi học tại
trường với việc luyện tập TDTT. Yếu tố này có
thể ảnh hưởng bởi điều kiện sống, các đối tượng
sống ở nông thôn thường phải phụ giúp gia
đình kiếm thêm thu nhập nên không có quá
nhiều thời gian cho việc tập luyện TDTT, vấn đề
về sân bãi ở thành thị điều kiện sẽ tốt hơn ở
nông thôn.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ không tập luyện
TDTT rất cao ở khoa Y – Dược (73,8%). Điều này
có thể do lịch học, thực tập và thi dày đặc làm
ảnh hưởng thời gian cho việc tập luyện TDTT.
Tỷ lệ không tập luyện TDTT cao ở khoa Kỹ thuật
và Công nghệ (52,8%), có thể do sinh viên của
khoa này đa số là nam.
Nghiên cứu cho thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê tình trạng thừa cân/béo phì và
tập luyện TDTT của sinh viên chưa thật sự rõ rệt
(PR = 1,122). Điều này có thể do: Các sinh viên
tuy không tập luyện TDTT nhưng có thể có khẩu
phần ăn hợp lý cho việc giữ cân hoặc giảm cân
nên không dẫn đến tình trạng thừa cân/béo phì.
Ngược lại, các đối tượng có tập luyện TDTT
song lại ăn uống không hợp lý. Vì vậy để có thể
tìm hiểu rõ hơn cần làm thêm các nghiên cứu
điều tra về chế độ dinh dưỡng. Trong khi đó,
nghiên cứu này là nghiên cứu cắt ngang nên chỉ
thấy được kết quả tại thời điểm nghiên cứu.
Qua kết quả nghiên cứu, không tìm thấy
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình
trạng kinh tế, nơi ở khi tham gia học tập tại
trường, khoa đang theo học, việc tham gia làm
thêm của các đối tượng nghiên cứu với việc
luyện tập TDTT.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên mẫu ngẫu
nhiên 390 sinh viên cho một số kết luận sau:
Tỷ lệ sinh viên có tập luyện thể dục thể thao
là 33,33%.
Một số yếu tố liên quan đến việc tập luyện
thể dục thể thao ở sinh viên: Có mối liên quan
giữa giới tính, và nơi ở trước khi vào học và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 282
luyện tập thể dục thể thao, nam sinh viên có tập
luyện thể dục thể thao cao gấp 2 lần so với nữ
sinh viên với KTC 95% (1,502 – 2,626). Sinh viên
có nơi ở trước khi vào học ở thành thị có tập
luyện thể dục thể thao cao gấp 1,345 lần so với
sinh viên ở nông thôn với KTC 95% (1,017–1,78).
Có liên quan giữa tập luyện TDTT và tình trạng
thừa cân/béo phì, các sinh viên không tập luyện
TDTT có nguy cơ bị thừa cân/béo phì cao gấp
1,122 lần so với sinh viên có tập luyện TDTT.
Không có mối liên quan giữa tình trạng kinh tế
gia đình, nơi ở khi học tập tại Trường, Khoa
ngành đang theo học cũng như việc tham gia
làm thêm với việc luyện tập thể dục thể thao của
sinh viên.
KIẾN NGHỊ
Nhà trường cần tăng cường công tác truyền
thông về lợi ích của việc tập luyện thể dục thể
thao, tổ chức các câu lạc bộ thể dục thể thao, nơi
tập luyện sau giờ học tập nhằm tăng cường sức
khoẻ cho sinh viên.
Kiến nghị các Trường Trung học phổ thông
ở nông thôn quan tâm hơn đến việc khuyến
khích học sinh tham gia các hoạt động thể dục
thể thao, trang bị, nâng cấp cơ sở, sân bãi, trang
thiết bị cho việc luyện tập thể dục thể thao của
học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2015). Báo cáo tổng quan chung ngành y tế 2015. Nhà
xuất bản y học Hà Nội,
2. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị đái tháo
đường týp 2. Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017.
3. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế (2015). Giải pháp phòng chống thừa
cân béo phì cho trẻ em giai đoạn 2016 – 2020. URL:
nhiem/744/giai-phap-phong-chong-thua-can-beo-phi-tre-em-
giai-doan-2016-2020.
4. Hà Quang Tiến (2017). Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên không chuyên thể
dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Tạp chí Khoa học, pp.14.
5. Müller A (2013). Review of Physical Activity Prevalence of
Asian School-Age Children and Adolescents. Asian-Pacific
Journal of Public Health, 26:227.
6. Phạm Thế Hoàng (2015). Thực trạng và những nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học
Văn hoá Hà Nội. URL:
nhung-nhan-to-anh-huong-den-hoat-dong-the-thao-ngoai-
khoa-cua-sv-dhvhhn-1542-vi.htm
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37_42_thuc_trang_luyen_tap_the_duc_the_thao_0225_2212112.pdf