Tài liệu 36-41 trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 268
36-41 TRẦM CẢM SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở PHỤ NỮ SAU SINH TRONG VÒNG 6 THÁNG TẠI HUYỆN TRẢNG BOM,
TỈNH ĐỒNG NAI
Nguyễn Hoài Thảo Tâm*, Huỳnh Ngọc Vân Anh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo ước tính toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 13% phụ nữ sau sinh bị rối loạn tâm
thần chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển con số này còn cao hơn lên tới 19,8%. Trầm cảm sau sinh
(TCSS) gây ra khuyết tật lớn cho phụ nữ và có liên quan đến các rủi ro đáng kể về hành vi, cảm xúc và nhận thức
ở trẻ em, cản trở việc tự chăm sóc và nuôi dạy con cái. Vì những tác hại trên, có nhu cầu rất lớn cho việc tiếp tục
nghiên cứu về tất cả các khía cạnh của trầm cảm sau sinh.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng ở
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 3...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 36-41 trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 268
36-41 TRẦM CẢM SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở PHỤ NỮ SAU SINH TRONG VÒNG 6 THÁNG TẠI HUYỆN TRẢNG BOM,
TỈNH ĐỒNG NAI
Nguyễn Hoài Thảo Tâm*, Huỳnh Ngọc Vân Anh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo ước tính toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 13% phụ nữ sau sinh bị rối loạn tâm
thần chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển con số này còn cao hơn lên tới 19,8%. Trầm cảm sau sinh
(TCSS) gây ra khuyết tật lớn cho phụ nữ và có liên quan đến các rủi ro đáng kể về hành vi, cảm xúc và nhận thức
ở trẻ em, cản trở việc tự chăm sóc và nuôi dạy con cái. Vì những tác hại trên, có nhu cầu rất lớn cho việc tiếp tục
nghiên cứu về tất cả các khía cạnh của trầm cảm sau sinh.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng ở
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 320 phụ nữ sau sinh trong vòng 6
tháng ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tất cả đối tượng thỏa tiêu chí chọn mẫu sẽ được chọn và được phỏng
vấn dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn. Nghiên cứu sử dụng thang đo EPDS để xác định đối tượng có trầm cảm sau
sinh (EPDS ≥ 13 điểm), thang đo MOS – SSS để tính điểm hỗ trợ xã hội. Và sử dụng phép kiểm chi bình phương
hoặc kiểm định Fisher để xác định mối liên quan giữa TCSS với các yếu tố liên quan và lượng giá mối liên quan
này bằng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR với khoảng tin cậy 95%.
Kết quả: Tỷ lệ TCSS là 18,1%, trong số đó thì có đến 48,3% có ý định tự tử. Độ tuổi trung bình của đối
tượng nghiên cứu là 28 ± 5,7. Trong 320 người tham gia, đa số phụ nữ làm công nhân và có ½ phụ nữ sau sinh
có học vấn từ cấp 3 trở lên. Nghiên cứu tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TCSS với 6 đặc điểm
như: sức khỏe lúc mang thai, hình thức sinh con, có tiền sử trầm cảm trước đó, tình trạng sức khỏe trẻ và tình
trạng trẻ quấy khóc về đêm, hỗ trợ xã hội.
Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ có sức khỏe lúc mang thai không tốt, sinh thủ thuật, có tiền sử
trầm cảm trước đó, có một đứa trẻ hay bị bệnh và hay quấy khóc về đêm, điểm hỗ trợ xã hội thấp đều làm tăng tỷ
lệ trầm cảm sau sinh ở đối tượng nghiên cứu.
Từ khóa: trầm cảm sau sinh, phụ nữ sau sinh
ABSTRACT
POSTPARTUM DEPRESSION AND ASSOCIATED FACTORS AMONG WOMEN
WITHIN 6 MONTHS AFTER BIRTH IN TRANG BOM DISTRICT, DONG NAI PROVINCE
Nguyen Hoai Thao Tam, Huynh Ngoc Van Anh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 268 – 275
Background: According to global estimates of World Health Organization, about 13% of postpartum
women suffer from mental disorders mainly depression. In the developing countries, this number is even higher at
19.8%. Postpartum depression causes major disabilities for women and related to significant behavioral,
emotional and cognitive risks of children, hindering self-care and parenting. Because of these harms, it is strongly
recommended that further studies need to be done in this field.
* Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hoài Thảo Tâm ĐT: 0373588747 Email: thaotam95@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 269
Objective: To determine the rate of postpartum depression and related factors in postpartum women within
6 months in Trang Bom district, Dong Nai province.
Method: A cross study was performed on 320 postpartum women within 6 months in Trang Bom district,
Dong Nai province. Study subjects were interviewed directly based on a questionnaire drafted. The EPDS scale
was used to assess the postnatal depression (EPDS ≥ 13), the MOS - SSS scale was used to assess the social
support. Chi-squared test was used to determine factors related to depression and those relationships were
estimated by level of prevalence ratio PR and confidence interval 95%.
Results: The rate of postpartum depression was 18.1%, of which 48.3% intented to commit suicide. The
average age of the research subjects was 28 ± 5.7. Of the 320 participants, most women were workers and a half
had learned at high school or higher. The results in the study showed a statistically significant relationship
between postpartum depression and six characteristics: pregnancy health, type of childbirth, history of depression,
child health status, child crying at night status and social support.
Conclusion: This study shows that women who are unwell during their pregnancy, need to be assisted with
the delivery, have a history of depression, had a child with bad health or often crying at night, had low points in
social support all have high risk of getting postpartum depression.
Keywords: postpartum depression, postpartum women
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến
được đặc trưng bởi nỗi buồn, mất hứng thú hoặc
niềm vui, cảm giác tội lỗi hoặc tự đánh giá thấp
bản thân, bị quấy rầy giấc ngủ hoặc sự thèm ăn,
mệt mỏi và kém tập trung. Khoảng 300 triệu
người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm, đây là một
trong những nguyên nhân chính gây ra khuyết
tật trên toàn thế giới. Trong đó, phụ nữ bị ảnh
hưởng nhiều hơn nam giới(22).
Đối với phụ nữ, trở thành một người mẹ
thường là một niềm vui, nhưng cũng là một sự
kiện căng thẳng(16). Thay đổi cuộc sống, trách
nhiệm mới và không quen thuộc việc chăm sóc
trẻ đi kèm với quá trình chuyển đổi từ mang thai
để làm mẹ có thể làm phụ nữ cảm thấy bị cô lập,
cô đơn, và kiệt sức(21). Theo ước tính toàn cầu,
khoảng 13% phụ nữ sau sinh bị rối loạn tâm
thần chủ yếu là trầm cảm, ở các nước đang phát
triển con số này còn cao hơn, có thể lên tới
19,8%(21). Tại Việt Nam, nghiên cứu trầm cảm sau
sinh (TCSS) ở cộng đồng thì ghi nhận tỷ lệ dao
động từ 15,3 – 19,3%(5,10,11).
Trảng Bom có một vị trí vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của
tỉnh Đồng Nai, nghề nghiệp chủ yếu của người
dân nơi đây là công nhân. Vấn đề sức khỏe tâm
thần mà cụ thể là sức khỏe tâm thần của phụ nữ
sau sinh chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy
việc thực hiện nghiên cứu tại đây là cần thiết để
nhằm góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe
sinh sản cũng như chăm sóc sức khỏe bà mẹ và
trẻ em để có những trợ giúp và hỗ trợ tâm lý cho
các bà mẹ cả từ phía nhân viên y tế và từ phía
gia đình.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm những phụ nữ sau sinh trong vòng
6 tháng, đang sống tại huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai được thực hiện từ tháng 4 - 6/2019.
Tiêu chí chọn vào
Phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tại
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đồng ý tham
gia vào nghiên cứu và có thời gian sống hay
thường trú tại địa phương trên 1 năm.
Tiêu chí loại ra
Phụ nữ không có khả năng nghe, nói hoặc có
sức khỏe quá yếu không thể trả lời phỏng vấn,
không trả lời 100% các câu hỏi của thang đo hỗ
trợ xã hội và TCSS.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 270
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng 1
tỷ lệ với xác suất sai lầm loại 1 là 0,05, sai số cho
phép d là 0,05 và p = 0,164 là tỷ lệ TCSS dựa vào
kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Dân
thực hiện ở Đồng Tháp năm 2018(10) với hệ số
thiết kế là 1,5, tỷ lệ mất mẫu là 5% cuối cùng tính
ra cỡ mẫu là 333.
Phương pháp thực hiện
Dựa vào danh sách do trung tâm y tế cung
cấp gồm 17 xã/ thị trấn, sử dụng phương pháp
chọn mẫu cụm xác suất tỷ lệ với kích thước dân
số (PPS). Đầu tiên tính số phụ nữ sau sinh trong
vòng 6 tháng tích lũy. Sau đó gán một cụm cho
các số ngẫu nhiên từ số phụ nữ sau sinh trong
vòng 6 tháng tích lũy của cụm trước đó +1 đến
số phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tích lũy
của cụm đó. Tiếp theo chọn 9 cụm, mỗi cụm 37
người (cỡ mẫu là 333), chọn khoảng cách mẫu
k=N/số cụm=1117/9=124, chọn ngẫu nhiên con số
R là 35 (1 ≤ R ≤ 124), cụm đầu tiên được chọn là
R, cụm tiếp theo được tính theo công thức: R+k,
R+2k, R+3k. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi soạn sẵn
có bố cục gồm 5 phần về đặc điểm dân số kinh tế
xã hội, tiền sử mang thai và sinh con, đặc điểm
trẻ, thang đo trầm cảm sau sinh EPDS, thang đo
hỗ trợ xã hội MOS - SSS.
Thang đo trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh được đo lường bằng
thang đo EPDS (Edinburgh Postnatal Depression
Scale). Thang đo EPDS gồm 10 câu hỏi, mỗi câu
gồm 4 lựa chọn tương ứng với điểm số từ 0–3.
Các câu hỏi có thứ tự số 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trong
thang đo cần được chuyển ngược điểm trước khi
tính tổng điểm của thang đo. Tổng điểm từ 0–30
điểm. Đối tượng được xác định là có trầm cảm
sau sinh khi tổng điểm thu được từ thang đo
EPDS ≥13 điểm(6).
Thang đo hỗ trợ xã hội
Được đánh giá bằng thang đo MOS – SSS
(Medical Outcomes Study: Social Support
Survey)(15): gồm 20 câu hỏi, 4 khía cạnh. Mỗi
câu hỏi với 5 mức lựa chọn tương ứng với mức
độ không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng,
thường xuyên, luôn luôn. Điểm trung bình
thang đo MOS – SSS bằng trung bình điểm của
4 khía cạnh.
Phân tích thống kê
Số liệu sau khi thu thập được làm sạch và
nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1.
Sử dụng phần mềm Stata 14 để phân tích
số liệu.
Sử dụng phép kiểm chi bình phương (hoặc
kiểm định chính xác Fisher nếu trên 20% giá trị
vọng trị <5) để xác định các yếu tố liên quan
đến TCSS.
Lượng giá mối liên quan bằng tỉ số tỷ lệ hiện
mắc PR với khoảng tin cậy 95%.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
khoa học khoa Y tế công cộng và Hội đồng đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học của trường Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số 294/ĐHYD-
HĐĐĐ kí ngày 17/04/2019.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện
ở huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai. Có 333
người nằm trong danh sách mời tham gia
nghiên cứu, trong đó có 9 người vắng nhà trong
2 lần đến nhà liên tiếp, 4 người chưa trả lời hết
câu hỏi trong 2 thang đo hỗ trợ xã hội và TCSS.
Vì vậy tiến hành phân tích trên 320 phụ nữ thu
được kết quả và được báo cáo chi tiết được trình
bày dưới đây.
Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu
là 28 ± 5,7, đa số phụ nữ làm công nhân và có
49,3% học từ cấp 3 trở lên. Phụ nữ sống như vợ
chồng hoặc đã kết hôn chiếm tỷ lệ 95,3% và hầu
hết đều đang sống chung, chủ yếu là sống chung
với con, chồng. Tình trạng kinh tế của người phụ
nữ đa số là bình thường. 1/2 phụ nữ sau sinh có
chồng làm nghề công nhân và 47,5% người
chồng học từ cấp 3 trở lên (Bảng 1).
Tỷ lệ TCSS ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6
tháng tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 271
18,1%. Như vậy, cứ khoảng 6 phụ nữ sau sinh
thì có 1 phụ nữ bị TCSS. Trong những phụ nữ
trầm cảm thì phụ nữ đã từng xuất hiện ý nghĩ
không muốn sống chiếm gần một nửa (Bảng 2).
Bảng 1: Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu (n=320)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Nhóm tuổi Đối tượng sống chung (n = 317)
<25 tuổi 86 26,9 Con 313 98,7
25 – 29 tuổi 96 30,0 Chồng 303 95,6
30 – 34 tuổi 85 26,5 Ba mẹ chồng 106 33,4
≥ 35 tuổi 53 16,6 Ba mẹ ruột 37 11,7
Nghề nghiệp Khác 5 1,6
Công nhân 201 62,7 Tình trạng kinh tế (n = 249)
Nội trợ 61 19,1 Hộ không nghèo 240 96,4
Lao động tự do 22 6,9 Hộ cận nghèo 6 2,4
Công nhân viên chức 22 6,9 Hộ nghèo 3 1,2
Nông dân 14 4,4 Nghề nghiệp chồng
Trình độ học vấn Công nhân 163 50,9
Mù chữ 1 0,3 Lao động tự do 101 31,6
Biết đọc/ viết 4 1,3 Công nhân viên chức 30 9,4
Cấp 1 33 10,3 Nông dân 24 7,5
Cấp 2 124 38,8 Không trả lời 2 0,6
Cấp 3 107 33,4 Trình độ học vấn chồng
Trên cấp 3 51 15,9 Mù chữ 3 0,9
Tình trạng hôn nhân Biết đọc/ viết 5 1,6
Chưa kết hôn 8 2,5 Cấp 1 31 9,7
Sống như vợ chồng 9 2,8 Cấp 2 125 39,1
Đã kết hôn 296 92,5 Cấp 3 95 29,7
Ly dị, ly thân 5 1,6 Trên cấp 3 57 17,8
Góa 2 0,6 Không rõ 4 1,2
Hiện sống chung
Có 317 99,1
Không 3 0,9
Bảng 2: Tỷ lệ trầm cảm sau sinh theo thang đo EPDS
Đặc điểm Tần số (n=320) Tỷ lệ %
Trầm cảm sau sinh
Có 58 18,1
Không 262 81,9
Xuất hiện ý nghĩ tự tử (n = 58)
Có 28 48,3
Không 30 51,7
Bảng 3: TCSS và các mối liên quan bằng mô hình đa biến (n = 320)
Đặc điểm Tổng
Trầm cảm sau sinh
Giá trị
Pthô
PRthô
(KTCthô 95%)
Giá trị
Phc
PRhc
(KTChc95%)
Có (%)
(n = 58)
Không (%)
(n = 262)
Hình thức sinh con
Sinh thường 223 (69,7) 37 (16,6) 186 (83,4) 1 1
Sinh mổ 90 (28,1) 16 (17,8) 74 (82,2) 0,800 1,07 (0,63-1,83) 0,396 0,81 (0,49 – 1,32)
Sinh thủ thuật 7 (2,2) 5 (71,4) 2 (28,6) <0,001 4,31 (2,47-7,49) <0,001 5,96 (2,99 – 11,88)
Tiền sử trầm cảm
Có 46 (14,4) 29 (63,0) 17 (37,0) <0,001 5,96 (3,96-8,97) <0,001 3,71 (2,42 – 5,68)
Không 274 (85,6) 29 (10,6) 245 (89,4)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 272
Đặc điểm Tổng
Trầm cảm sau sinh
Giá trị
Pthô
PRthô
(KTCthô 95%)
Giá trị
Phc
PRhc
(KTChc95%)
Có (%)
(n = 58)
Không (%)
(n = 262)
Tình trạng sức khỏe trẻ
Thường hay bị bệnh 289 (90,3) 13 (41,9) 18 (58,1) <0,001 2,69 (1,64 – 4,41) 0,003 1,98 (1,26 – 3,12)
Sống khỏe mạnh 31 (9,7) 45 (15,6) 244 (84,4)
Trẻ quấy khóc về đêm
Không/hầu như không 202 (63,1) 22 (10,9) 180 (89,1) <0,001*
1 0,029* 1
Thỉnh thoảng 1-2 ngày/tuần 87 (27,2) 20 (23,0) 67 (77,0) 1,85 (1,55 – 2,23) 1,22 (1,02 – 1,47)
Khoảng 3-4 ngày/ tuần 20 (6,3) 9 (45,0) 11 (55,0) 3,46 (2,40 – 4,99) 1,50 (1,04 – 2,15)
Hầu hết các ngày hoặc cả tuần 11 (3,4) 7 (63,6) 4 (36,4) 6,43 (3,71–11,16) 1,83 (1,06 – 3,16)
Hỗ trợ xã hội 3,69 ± 0,73 3,01 ± 0,86 3,84 ± 0,60 <0,001 0,38 (0,31 – 0,46) <0,001 0,51 (0,42 – 0,62)
PRhc: PR hiệu chỉnh, KTChc: KTC hiệu chỉnh, Trung bình ± Độ lệch chuẩn, * Kiểm định Chi bình phương khuynh hướng
Qua phân tích bằng mô hình hồi quy Poisson
đa biến, các biến số hình thức sinh con, tiền sử
trầm cảm, tình trạng sức khỏe trẻ, trẻ quấy khóc
về đêm, hỗ trợ xã hội có liên quan đến TCSS. Với
cùng đặc điểm như trong Bảng 3 thì:
Những phụ nữ sinh thủ thuật thì có tỷ lệ
TCSS cao hơn gấp 5,96 lần với KTChc 95% từ 2,99
đến 11,88. Những phụ nữ có tiền sử trầm cảm
thì có tỷ lệ TCSS cao hơn 3,71 lần với KTChc 95%
từ 2,42 đến 5,68. Những phụ nữ có đứa trẻ
thường hay bị bệnh thì có tỷ lệ TCSS cao hơn
1,98 lần với KTChc 95% từ 1,26 đến 3,12. TCSS có
mối liên quan có tính khuynh hướng với tần suất
trẻ khóc về đêm với phc = 0,029. Khi tần suất trẻ
khóc về đêm tăng thêm 1 bậc thì tỷ lệ TCSS tăng
thêm 1,22 lần với KTChc 95% từ 1,02 đến 1,47.
Những phụ nữ có điểm số trung bình hỗ trợ xã
hội cao hơn 1 điểm thì có tỷ lệ TCSS bằng 0,51
lần với KTChc 95% từ 0,42 đến 0,62.
BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Các bà mẹ trong nghiên cứu chủ yếu ở độ
tuổi từ 20 đến 35 chiếm 88,3%, kết quả này phù
hợp vì độ tuổi từ 20 đến 35 là tốt nhất để phụ
nữ sinh con(17). Tỷ lệ bà mẹ dưới 20 tuổi trong
nghiên cứu là 7,8%. Dưới 20 tuổi là tuổi chưa
hoàn thiện về tâm sinh lý, chưa có công việc
ổn định. Tỷ lệ phụ nữ sinh con trên 35 tuổi là
11,9% cũng đáng báo động. Theo tổng điều tra
dân số và nhà ở thì người dân có xu hướng kết
hôn muộn hơn và tuổi kết hôn lần đầu ngày
càng cao(18). Khi sinh con ở độ tuổi này sẽ có
nhiều biến chứng y học cũng như tăng nguy
cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Nghiên cứu
cho thấy nghề nghiệp chủ yếu của đối tượng là
công nhân chiếm tới 62,7% phù hợp với đặc
điểm địa lí - kinh tế ở huyện Trảng Bom với
các khu công nghiệp các cụm công nghiệp.
Phụ nữ học từ cấp 3 trở lên chiếm 47,5%, mù
chữ chỉ chiếm 0,3% vì xu hướng giáo dục hiện
nay là phổ cập giáo dục toàn dân, nâng cao
trình độ học vấn và xóa mù chữ.
Tỷ lệ đã kết hôn, sống chung như vợ chồng
của những phụ nữ trong mẫu nghiên cứu là
95,3%, gần bằng với nghiên cứu của Lê Hoàng
Dân là 98,3%(10). Nghiên cứu của Dalia
Alhasanat-Khalil ở Hoa Kỳ cũng ghi nhận tỷ lệ
kết hôn là 99,1%(2). Tỷ lệ phụ nữ ly dị, ly thân
trong nghiên cứu là 1,6% tương tự số liệu của
Tổng cục thống kê là 2%(18). Hầu hết các bà mẹ
đang sống chung chiếm tới 99,1%. Trong đó
sống chung với con chiếm 98,7%, sống với chồng
95,6%, với ba mẹ chồng là 33,4%, với ba mẹ ruột
là 11,7%. Đây là một điều kiện thuận lợi để
người thân có thể hỗ trợ phụ giúp với việc chăm
sóc trẻ.
Về tình trạng kinh tế, nghiên cứu ghi nhận tỷ
lệ số hộ nghèo là 1,2%, số hộ cận nghèo là 2,4%.
Việc phân chia đánh giá tình trạng kinh tế của
gia đình là rất khó vì một phần các đối tượng
không muốn khai báo thu nhập gia đình. Cũng
như người phụ nữ thì chồng của họ đa số làm
công nhân chiếm hơn 1/2. Đáng chú ý là lao
động tự do chiếm tỷ lệ không nhỏ là 31,6% cần
được quan tâm vì đây là nhóm đối tượng tiềm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 273
ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, công việc này
khá bấp bênh và thu nhập không ổn định. Học
vấn từ cấp 3 trở lên đạt 47,5% tương đương với
trình độ học vấn của người phụ nữ.
Sinh mổ ngày càng trở nên phổ biến ở cả hai
các nước phát triển và đang phát triển(20). Tỷ lệ
sinh mổ ở các nước đang phát triển dao động có
thể lên tới đến 29%(9). Nghiên cứu này cũng tìm
ra tỷ lệ sinh mổ khá cao chiếm 28,1%, sinh thủ
thuật (sinh khó) chiếm 2,2%. Tương tự các
nghiên cứu khác như nghiên cứu ở Đồng Tháp
có tỷ lệ sinh mổ là 33,9%(10), hay nghiên cứu ở
Canada sinh mổ chiếm 27,7 %, sinh khó nhờ sự
trợ giúp chiếm 7,8%(19). Tỷ lệ phụ nữ có tiền sử
trầm cảm trong nghiên cứu là 14,4%, cao hơn so
với nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Dân là 7,3%
và Lê Thị Trúc là 11,9%(10,11), nhưng lại thấp hơn
nghiên cứu của Atefeh Vaezi ở Iran là 16,5%(3).
Nghiên cứu tìm ra được trẻ hay bị bệnh
chiếm 9,7%. Các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ
này giao động lớn như nghiên cứu ở Iran là
25,5%, ở Israel là 2,8% hay một nghiên cứu ở
Việt Nam có tỷ lệ là 16%(1,3,8). Sự khác nhau này
cũng có thể được giải thích là do đặc điểm khí
hậu giữa các nước, các vùng miền khác nhau,
cách chăm sóc trẻ hay khả năng tiếp cận dịch vụ
y tế cũng khác nhau. Nghiên cứu ghi nhận có
6,3% trẻ quấy khóc về đêm 3-4 ngày/tuần, 3,4%
trẻ thường xuyên quấy khóc về đêm 5-7
ngày/tuần. Tình trạng trẻ quấy khóc về đêm
không những chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà còn
khiến người mẹ mất ngủ kiệt sức, ảnh hưởng lên
cả thể chất và tinh thần của bà mẹ.
Tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các mối liên quan
Theo phân tích tổng hợp về tỷ lệ phổ biến
của TCSS toàn cầu trên 296.284 phụ nữ từ 291
nghiên cứu thì tỷ lệ lưu hành toàn cầu của TCSS
là 17,7%-18,8%, nếu được điều chỉnh mức cắt
EPDS được khuyến nghị thì tỷ lệ TCSS lưu hành
toàn cầu là 21,0%(7). Trong nghiên cứu này tìm
được tỷ lệ TCSS là 18,1% gần với tỷ lệ TCSS ở
phụ nữ trong nghiên cứu của Murray ở Huế là
18,1%, của tác giả Dương Kim Hoa ở Đà Nẵng là
19,3%, của Lê Hoàng Dân ở Đồng Tháp là
16,4%(5,10,12). Có sự khác biệt đôi chút là do khác
nhau ở điểm cắt, địa điểm nghiên cứu, đặc điểm
nhân khẩu học, hoàn cảnh gia đình - kinh tế - xã
hội. Có ý nghĩ tự tử hay không trong TCSS là
một vấn đề quan trọng vì tự tử có thể diễn biến
bệnh trầm trọng hơn và dẫn đến việc bà mẹ gây
hại cho chính bản thân mình và cho cả đứa bé.
Trong nghiên cứu này, trong những người có
TCSS thì có tới 48,3% có ý nghĩ tự tử - đây là một
vấn đề đáng được cảnh báo khi nghiên cứu về
TCSS.
Hiện nay thì sinh mổ không còn quá xa lạ
với các bà mẹ. Nguyên nhân dẫn đến sinh mổ có
thể do ngôi thai bất thường, con so lớn tuổi hay
thậm chí là người phụ nữ đề nghị được sinh mổ
để giảm “đau đẻ”. Những sản phụ này được dự
báo trước phương pháp điều trị là sanh mổ nên
đã phần nào bớt lo lắng và đây đều là những
bệnh lý nhẹ không ảnh hưởng đến tình trạng
con. Ngược lại, sinh thủ thuật thì người phụ nữ
phải trải qua một cuộc sinh có nhiều khó khăn
cần phải can thiệp, nhờ dụng cụ hỗ trợ như giác
hút và có thể ảnh hưởng sức khỏe của đứa trẻ.
Điều này giải thích tại sao trong nghiên cứu này
chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa TCSS và hình thức sinh mổ so với sinh
thường, nhưng đã tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa TCSS và sinh thủ thuật so
với sinh thường, cụ thể là so với nhóm phụ nữ
sinh thường thì phụ nữ sinh thủ thuật có tỷ lệ
TCSS cao hơn. Tiền sử trầm cảm có liên quan
chặt chẽ đến TCSS. Nghiên cứu này đã tìm ra so
với người phụ nữ không có tiền sử trầm cảm thì
những người phụ nữ có tiền sử trầm cảm có tỷ lệ
TCSS cao hơn, kết quả này tương tự với kết quả
của những nghiên cứu khác(3,8,13). Hồi phục từ
bệnh trầm cảm trước đó là một chặng đường dài
và đầy khó khăn, khả năng tái phát của bệnh
nhân trầm cảm là khá cao nhất là đối với phụ nữ
giai đoạn nhạy cảm là sau khi sinh thì càng dễ bị
tái phát.
Nghiên cứu này đã chỉ ra so với bà mẹ sinh
đứa trẻ sống khỏe mạnh thì bà mẹ sinh được
đứa trẻ thường hay bị bệnh thì có tỷ lệ TCSS cao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 274
hơn. Mọi phụ nữ khi mang thai đều mong muốn
đứa con của mình khi ra đời sẽ là một đứa bé
khỏe mạnh và lành lặn. Đứa trẻ thường hay bị
bệnh thì bà mẹ sẽ lo lắng, tạo thêm nhiều căng
thẳng và mệt mỏi là điều kiện để TCSS dễ xuất
hiện hơn. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa TCSS với tình trạng quấy khóc về đêm của
trẻ. Tác giả Lê Hoàng Dân và tác giả Huỳnh Thị
Thu Huyền cũng tìm ra kết quả tương tự(8,10).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
TCSS và hỗ trợ xã hội theo thang đo MOS – SSS,
khi phân tích bằng mô hình hồi quy Poisson đa
biến thì hỗ trợ xã hội vẫn giữ nguyên vai trò của
nó đối với TCSS với p<0,001. Nhiều nghiên khác
cũng đã phát hiện ra rằng mức độ hỗ trợ tăng
lên làm giảm TCSS(2,3,4,14).
Điểm mạnh của nghiên cứu là nghiên cứu
thực hiện phân tích thống kê bằng mô hình hồi
quy Poisson đa biến để tìm và loại bỏ các yếu tố
gây nhiễu, góp phần tìm ra những yếu tố liên
quan thực sự của TCSS. Nghiên cứu sử dụng bộ
câu hỏi chuẩn đã được đánh giá qua nghiên cứu
thử cho Cronbach’s Alpha của thang đo EPDS là
0,89, của thang đo hỗ trợ xã hội MOS-SSS là 0,95.
Nghiên cứu còn hạn chế là nghiên cứu cắt ngang
nên mối quan hệ nguyên nhân - kết quả chưa
được làm rõ.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ TCSS ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6
tháng tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là
18,1%. Một số yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với TCSS cụ thể như sau: những người
phụ nữ có sức khỏe lúc mang thai không tốt,
sinh thủ thuật, có tiền sử trầm cảm trước đó, có
một đứa trẻ hay bị bệnh và hay quấy khóc về
đêm, điểm hỗ trợ xã hội thấp có tỷ lệ TCSS cao
hơn so với những người phụ nữ không có đặc
tính này.
Từ những kết quả thu được trong nghiên
cứu, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất. Thứ
nhất, nên sàng lọc TCSS đặc biệt đối với những
phụ nữ có tiền sử bị trầm cảm, có thai kỳ nguy
cơ cao và nếu phát hiện thì cần được giới thiệu
đến phòng khám tâm lý để được chẩn đoán
sớm, điều trị kịp thời. Thứ hai, gia đình nên
quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn đến người phụ nữ
trong giai đoạn sau sinh nhất là đối với người
phụ phụ nữ đã trải qua cuộc sinh khó, phụ nữ có
một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt như đứa trẻ có
sức khỏe không tốt hay đứa trẻ hay quấy khóc
về đêm. Thiếu hỗ trợ xã hội hay thiếu giao tiếp
xã hội là một trong những yếu tố có khả năng
dẫn đến trầm cảm sau sinh, vì vậy người phụ nữ
nên nói chuyện, chia sẻ khó khăn với gia đình
bạn bè hay tham gia vào những hội nhóm bà mẹ
mới sinh để được chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alfayumi-Zeadna S, Kaufman-Shriqui V, Zeadna A, Lauden A,
Shoham-Vardi I (2015). The association between
sociodemographic characteristics and postpartum depression
symptoms among Arab-Bedouin women in Southern Israel.
Depress Anxiety, 32(2):120-8.
2. Alhasanat-Khalil D, Fry-McComish J, Dayton C, et al (2018).
Acculturative stress and lack of social support predict
postpartum depression among U.S. immigrant women of
Arabic descent. Archives of Psychiatric Nursing, 32(4):530-535.
3. Atefeh V, Fatemeh S, Arash T.B, Marzieh N (2018). The
association between social support and postpartum depression
in women: A cross sectional study. Women and Birth, 32(2):238-
242.
4. Chen HH, Hwang FM, Tai CJ, Chien LY (2013). The
Interrelationships Among Acculturation, Social Support, and
Postpartum Depression Symptoms Among Marriage-Based
Immigrant Women in Taiwan: A Cohort Study. Journal of
Immigrant and Minority Health, 15(1):17-23.
5. Dương Thị Kim Hoa, Võ Văn Thắng (2015). Trầm cảm sau sinh
và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có chồng tại quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng. Y học dự phòng, XXV(8):342.
6. Gibson J, McKenzie-McHarg K, Shakespeare J, Price J, Gray R
(2009). A systemic review of studies validating the Edinburgh
Postnatal Depression Scale in antepartum and postpartum
women. Acta Psychiatr Scand, 119(5):350-64.
7. Hahn-Holbrook J, Cornwell-Hinrichs T, Anaya I (2017).
Economic and Health Predictors of National Postpartum
Depression Prevalence: A Systematic Review, Meta-analysis,
and Meta-Regression of 291 Studies from 56 Countries. Front
Psychiatry, 8:248.
8. Huỳnh Thị Thu Huyền, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh, Huỳnh Ngọc
Vân Anh (2015). Tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan
ở phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại phường 9, thành phố Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên năm 2014. Y học TP. Hồ Chí Minh, 19(S1): 72-79
9. Kwawukume EY (2001). Caesarean section in developing
countries. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol, 15(1):165-78.
10. Lê Hoàng Dân (2017). Tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên
quan ở phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại xã Tân Thành, huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp năm 2018. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y
học Dự phòng, Khoa y tế công cộng, Đại học y dược TP. Hồ Chí
Minh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 275
11. Lê Thị Trúc (2012). Tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên
quan ở phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại xã Xuân Bình, huyện Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên năm 2012. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế
công cộng, Khoa y tế công cộng, Đại học y dược Tp. Hồ Chí
Minh.
12. Murray L, Dunne MP, Khawaja N, et al (2015). Postnatal
depressive symptoms amongst women in Central Vietnam: a
cross-sectional study investigating prevalence and associations
with social, cultural and infant factors. BMC Pregnancy
Childbirth, 15:234.
13. Nguyễn Thanh Hiệp, Lê Minh Nguyệt (2010). Khảo sát tình
trạng trầm cảm sau sanh ở những phụ nữ có thai kỳ nguy cơ
cao đến khám tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/06/2007 đến 30/12/2008.
Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(S2):69-74.
14. Pao C, Guintivano J, Santos H, Meltzer-Brody S (2018).
Postpartum depression and social support in a racially and
ethnically diverse population of women. Arch Womens Ment
Health, 22(1):105-114.
15. Sherbourne CD, Stewart AL (1991). The MOS social support
survey. Soc Sci Med, 32(6):705-14.
16. Stapleton LR, Schetter CD, Westling E, Rini C, et al (2012).
Perceived partner support in pregnancy predicts lower
maternal and infant distress. Journal of Family Psychology,
26(3):453-463.
17. The Guardian (2010). The best age to become a mother–between
20 and 35. URL:
https://www.theguardian.com/society/2010/dec/31/pregnancy-
mothers-fertility-children.
18. Tổng cục thống kê (2009). Cấu trúc tuổi - giới tính và tình trạng
hôn nhân của dân số Việt Nam. URL:
https://vietnam.unfpa.org/sites/default/files/pub-pdf/Age-
Sex%20Structure%20and%20Marital%20Status_Viet.pdf.
19. Verreault N, Da Costa D, Marchand A, Ireland K, Banack H,
Dritsa M, et al (2012). PTSD following childbirth: a prospective
study of incidence and risk factors in Canadian women. J
Psychosom Res, 73(4):257-63.
20. Villar J, Carroli G, Zavaleta N, Donner A, Wojdyla D, Faundes
A, et al (2007). Maternal and neonatal individual risks and
benefits associated with caesarean delivery: multicentre
prospective study. BMJ, 335(7628):1025.
21. WHO (2018). Maternal mental health. URL:
ntal_health/en/.
22. WHO (2018). Mental disorders. URL:
disorders.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36_41_tram_cam_sau_sinh_va_cac_yeu_to_lien_quan_7159_2212111.pdf