35-40 thời gian sử dụng màn hình và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Tài liệu 35-40 thời gian sử dụng màn hình và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 260 35-40 THỜI GIAN SỬ DỤNG MÀN HÌNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG THPT GÒ VẤP, QUẬN GÒ VẤP, TP. HỒ CHÍ MINH Lương Thị Thùy Dung*, Huỳnh Ngọc Vân Anh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sự gia tăng nhanh của các thiết bị màn hình những năm gần đây dẫn đến việc tăng nhanh thời gian sử dụng màn hình ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Sử dụng màn hình quá mức có những ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tâm lý của học sinh, tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thời gian sử dụng màn hình (TGSDMH) cao và mối liên quan với các yếu tố bản thân và gia đình ở học sinh trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019 tại trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp. Có tổng cộng 583 học sinh thỏa tiêu chí c...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 35-40 thời gian sử dụng màn hình và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 260 35-40 THỜI GIAN SỬ DỤNG MÀN HÌNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG THPT GÒ VẤP, QUẬN GÒ VẤP, TP. HỒ CHÍ MINH Lương Thị Thùy Dung*, Huỳnh Ngọc Vân Anh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sự gia tăng nhanh của các thiết bị màn hình những năm gần đây dẫn đến việc tăng nhanh thời gian sử dụng màn hình ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Sử dụng màn hình quá mức có những ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tâm lý của học sinh, tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thời gian sử dụng màn hình (TGSDMH) cao và mối liên quan với các yếu tố bản thân và gia đình ở học sinh trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019 tại trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp. Có tổng cộng 583 học sinh thỏa tiêu chí chọn mẫu theo phương pháp PPS. Những học sinh đồng ý tham gia được khảo sát bằng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm những thông tin về bản thân, gia đình và bộ câu hỏi thời gian sử dụng màn hình dựa trên các hành vi tĩnh tại dành cho thanh thiếu niên của HELENA. Kiểm định Chi bình phương (hoặc kiểm định Fisher) và hồi quy Poisson với ngưỡng ý nghĩa khi p <0,05 được sử dụng để xác định mối liên quan giữa TGSDMH và các yếu tố bản thân, gia đình. Kết quả nghiên cứu: Thời gian sử dụng màn hình trung vị là 428 phút/ngày (tương đương với hơn 7,1 giờ/ngày), tỷ lệ thời gian sử dụng màn hình cao là 93,3%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian sử dụng màn hình với các yếu tố giới tính, khối lớp, học lực, kinh tế gia đình và nghề nghiệp của mẹ. Trong đó học sinh nam có tỷ lệ sử dụng màn hình cao gấp 1,05 lần học sinh nữ (96,1% so với 90,9%), các khối lớp càng nhỏ hay học lực càng kém thì tỷ lệ sử dụng màn hình cao càng cao. Những học sinh có điều kiện kinh tế gia đình trung bình có tỷ lệ sử dụng màn hình cao gấp 1,24 lần những học sinh có điều kiện kinh tế nghèo. Những học sinh có mẹ là công nhân có tỷ lệ sử dụng màn hình cao thấp hơn những học sinh có mẹ làm công việc kinh doanh, lao động tự do và nghề nghiệp khác. Kết luận: Tỷ lệ thời gian sử dụng màn hình cao là 93,3%. Các yếu tố liên quan đến thời gian sử dụng màn hình là giới tính, khối lớp, học lực, điều kiện kinh tế gia đình và nghề nghiệp của mẹ. Từ khóa: thời gian sử dụng màn hình, học sinh THPT ABSTRACT SCREEN TIME AND ASSOCIATED FACTORS AMONG HIGHSCHOOL STUDENTS OF GO VAP SCHOOL, GO VAP DISTRICT, HO CHI MINH CITY Luong Thi Thuy Dung, Huynh Ngoc Van Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 260 – 267 Background: The rapid development of smart devices in recent years has been accompanied by a dramatic increase in screen time (ST), at all ages, especially student age. Excessive screen time has beenmany negative effects on student’s physical and mental health, but in Vietnam this issue has not received adequate attention from society. Objectives: To determine the prevalence high screen time and associated factors among highs school students of Go Vap school, Go Vap district, Ho Chi Minh City, in 2019. *Khoa Y Tế Công Cộng, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Lương Thị Thùy Dung ĐT: 0359682418 Email: thuydungelf13@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 261 Methods: A cross ‐ sectional study, was conducted from April 2019 to June 2019 at Go Vap high school, Go Vap district. Sample size was 554 students selected by the PPS method. Data were collected using a structured questionnaire that included information about personal, family and “Screen‐time based sedentary behavior questionnaire” of HELENA. Statistical analysis was performed using chi‐squared test (or using Fisher if there were more than 20% expected frequency <5) and Poisson Regression with a significance level of p <0.05 to consider factors related to screen time. Using the prevalence ratio (PR) with 95% confidence interval to measure the associations. Result: Students spent 428 minute/day (equivalent over 7.1 hour/day) in screen time. The prevalence of high ST (screen viewing ≥2 hours per day) was 93.3%. There were significant associations with screen time and gender, grade, academic performance, family’s economic conditions and maternal occupation. The prevalence of high ST was in boys 1.05 times higher than in girls. In the smaller grade, the prevalence of high ST was higher than an upper grade. Prevalence of high ST in the worse academic performance group was higher than the prevalence of high ST in the better academic performance groups. Students with an average family’s economic conditions had a prevalence of high ST of 1.24 times higher than students with poor family’s economic conditions. Students whose mothers are workers had a lower prevalence of high ST than students with mothers doing business, freelance, and other careers. Conclusion: The prevalence of high ST (screen viewing ≥2 hours per day) was 93.3%. Factors related to screen time were gender, grade, academic performance, family’s economic conditions and maternal occupation. Key word: screen time, high school students ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, học sinh đang lớn lên trong một thế giới công nghệ cao và là một trong những đối tượng đi đầu trong xu hướng sử dụng các thiết bị công nghệ tương tác bằng màn hình. Theo CDC, năm 2018 thanh thiếu niên từ 15 - 18 dành trung bình 7,5 giờ mỗi ngày để sử dụng các thiết bị màn hình. Tỷ lệ thời gian sử dụng màn hình (TGSDMH) cao ở học sinh được ghi nhận đang tăng nhanh trong những năm gần đây, năm 2015 tại Brazil tỷ lệ TGSDMH mức độ cao là 79,5% và tỷ lệ này ở nam là 84,3%, ở nữ là 76,1%(4). đến năm 2016 nghiên cứu của Christofaro DG ở Brazil và cho kết quả tỷ lệ sử dụng màn hình mức độ cao 93,8% ở nam và 87,2% ở nữ(3). Bên cạnh đó rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác hại lớn của TGSDMH quá mức lên cả thể chất lẫn tinh thần của học sinh như tăng tỷ lệ thừa cân béo phì(8) tăng tỷ lệ lo âu, stress, trầm cảm(6), và rối loạn giấc ngủ(5). Vì những ảnh hưởng lớn lên sức khỏe nên một số nước đã đưa ra khuyến cáo nên hạn chế thời TGSDMH của học sinh dưới 2 giờ mỗi ngày(1,11). Tại Việt Nam các thiết bị màn hình được học sinh sử dụng rất nhiều và đa dạng, tuy nhiên tình trạng sử dụng màn hình quá mức lại chưa được quan tâm đúng mức vì vậy mà những nghiên cứu về vấn đề này còn khá ít và không đi sâu. Chính vì lý do này việc đánh giá lại TGSDMH và các yếu tố liên quan ở học sinh là cần thiết để đưa ra những giải pháp nhằm thay đổi các hành vi, lối sống mang lại sức khỏe và kết quả học tập tốt hơn cho học sinh trung học phổ thông (THPT). TP. Hồ Chí Minh là một trong 2 thành phố lớn nhất cả nước vì vậy với điều kiện kinh tế xã hội phát triển học sinh ở khu vực này có nhiều cơ hội tiếp cần cũng như sở hữu các thiết bị màn hình hơn những khu vực khác trong cả nước. Trường THPT Gò Vấp là một trường công lập trọng điểm của quận Gò Vấp và số lượng học sinh khoảng 1700 em, đây là một trường nằm trong khu vực nội thành và có nhiều nét tương đồng về đặc tính kinh tế, văn hóa, xã hội với các trường khác trong khu vực TP. Hồ Chí Minh. Vì những lý do trên chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu với mục tiêu xác định tỷ lệ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 262 học sinh có TGSDMH cao và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Được thực hiện trên học sinh trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh từ tháng 04/2019 đến tháng 06/2019. Tiêu chí chọn vào Học sinh có mặt tại thời điểm điều tra và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra Học sinh không trả lời hết các câu hỏi trong phiếu khảo sát và những học sinh vắng mặt trong 2 lần thu thập dữ liệu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu Tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ, trong đó sai lầm loại 1 là 0,05; sai số biên cho phép là 0,05 và p chọn bằng 0,538 (theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vân Phương và cộng sự(8)), hệ số thiết kế là 2 cho mẫu cụm, được điều chỉnh cho dân số chọn mẫu hữu hạn là 1722 và dự trù tỷ lệ mất mẫu 10%, từ đó tính được cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 583 học sinh. Phương pháp thực hiện Nghiên cứu sử dụng phương pháp PPS để chọn ra 20 cụm thuộc 3 khối 10, 11 và 12 mỗi cụm lấy 30 học sinh. Từ danh sách học sinh cộng dồn với tổng là 1722 học sinh, khoảng cách mẫu là 86 và số đầu tiên được chọn ngẫu nhiên là 19. Cụm đầu tiên bắt đầu từ học sinh có thứ tự cộng dồn là 19, cụm đầu tiên sẽ là những học sinh có số thứ tự từ 19 đến 48. Cụm thứ 2 bắt đầu bằng học sinh có số thứ là 19 cộng với khoảng cách mẫu và bằng 105, cụm 2 bao gồm các học sinh có số thứ tự là 105 đến 134. Cụm thứ 3 được tính bằng cách cộng thêm khoảng cách mẫu vào con số bắt đầu tính được ở cụm thứ 2. Tương tự với các cụm còn lại cụm phía sau sẽ bằng con số bắt đầu tính được ở cụm liền trước cộng với khoảng cách mẫu. Thu thập số liệu Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền về những đặc điểm bản thân, gia đình và TGSDMH. Tình trạng TGSDMH được đánh giá bằng bộ câu hỏi “thời gian sử dụng màn hình dựa trên các hành vi tĩnh tại dành cho thanh thiếu niên của HELENA”(9). Đây là bộ câu hỏi được xây dựng bởi Rey-Lopez JP và được đánh giá có độ tin cậy cao cho hầu hết các câu hỏi các hành vi sử dụng màn hình với K-value >0,7. Khi tiến hành nghiên cứu thử trên 30 học sinh chúng tối thu được kết quả độ tin cậy nội tại Cronbach’s anpha của bộ câu hỏi này là 0,78. So sánh với những bộ câu hỏi khác cũng khảo sát về TGSDMH như ASAQ (Adolescent Sedentary Activity Questionnaire), YLSBQ (Youth Leisure-time Sedentary Behavior Questionnaire) thì bộ câu hỏi “thời gian sử dụng màn hình dựa trên các hành vi tĩnh tại dành cho thanh thiếu niên của HELENA” thống kê được nhiều hành vi sử dụng màn hình trên nhiều thiết bị màn hình khác nhau hơn, ngoài ra cũng có sự phân biệt giữa ngày trong tuần và ngày cuối tuần do tác giả bộ câu hỏi nhận thấy có sự khác nhau trong thời gian sử dụng màn hình giữa các ngày đi học và các ngày nghỉ ở học sinh. TGSDMH trong một ngày sẽ bằng tổng thời gian thực hiện 5 hành vi khảo sát trong một ngày. Năm hành vi này gồm: xem TV, chơi trò chơi trên máy tính, chơi trò chơi trên các thiết bị cầm tay, sử dụng internet cho mục đích sở thích, sử dụng internet cho mục đích học tập. Do có sự khác biệt về TGSDMH giữa các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6) và các ngày cuối tuần (thứ 7 và chủ nhật) nên TGSDMH được tính bằng cách cộng dồn thời gian thực hiện hành vi đó trong 1 tuần và chia cho 7 để lấy số trung bình. Mức độ sử dụng màn hình gồm 2 giá trị là cao và thấp, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 263 được phân loại dựa vào TGSDMH của học sinh. Mức độ cao khi TGSDMH ≥120 phút/ngày(9). Phân tích thống kê Tần số và tỷ lệ phần trăm đối với các biến định tính mô tả đặc điểm bản thân, gia đình và mức độ sử dụng màn hình. Tuổi được mô tả bằng trung bình và độ lệch chuẩn. Thời gian thực hiện các hành vi sử dụng màn hình và TGSDMH được mô tả bằng trung vị và khoảng tứ phân vị. Sử dụng kiểm định Chi bình phương (hoặc phép kiểm Fisher thay thế khi có >20% số ô có vọng trị <5) để đo lường mối liên quan giữa TGSDMH với các biến nhị giá với ngưỡng ý nghĩa khi p <0,05. Để đo lường mối liên quan giữa TGSDMH với các biến thứ tự như học lực và khối lớp dùng kiểm định Chi bình phương khuynh hướng. Hồi quy Poisson đơn biến và đa biến với tùy chọn Robust được sử dụng để xác định mối liên quan giữa TGSDMH với tôn giáo, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, kinh tế gia đình, nghề nghiệp của cha, học vấn của cha, nghề nghiệp của mẹ và học vấn của mẹ. Lượng giá mức độ liên quan bằng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR với khoảng tin cậy 95%. Y đức Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng khoa học khoa Y Tế Công Cộng và Hội đồng đạo đức y sinh học của trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số 203/ĐHYD - HĐĐĐ. KẾT QUẢ Trong tổng số 583 phiếu khảo sát phát ra thu lại được 554 phiếu khảo sát đạt yêu cầu. Nên tổng số học sinh được đưa vào phân tích là 554 học sinh. Đặc điểm các yếu tố bản thân Học sinh tham gia nghiên cứu có tuổi trung bình là 16 ± 0,9 tuổi trong đó nhỏ nhất là 16 tuổi và lớn nhất là 22 tuổi. Trong nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới (53,6% nữ và 46,4% nam). Hầu hết là dân tộc Kinh, chủ yếu theo đạo Phật. Trong số học sinh khảo sát khối 11 chiếm tỷ lệ cao nhất và khối 12 chiếm tỷ lệ thấp nhất. Hơn một nửa số học sinh có học lực khá (50,7%), học lực dưới trung bình chiếm 3,2%. Đa số học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường. Đặc điểm các yếu tố gia đình Trong nghiên cứu đa số học sinh sống chung với người thân, trong đó chủ yếu sống cùng cha mẹ (83,7%), tình trạng hôn nhân của cha mẹ học sinh đa số là sống chung (83,4%). Điều kiện kinh tế gia đình của các học sinh chủ yếu thuộc mức trung bình (61,9%), mức giàu có chỉ chiếm 3,4% và mức nghèo chiếm 7,1%. Kết quả cho thấy phần lớn cha của học sinh có học vấn từ THPT trở lên, nghề nghiệp chủ yếu là lao động tự do, kinh doanh và công nhân. Có 10 học sinh có cha đã qua đời chiếm tỷ lệ 1,8% tổng số học sinh tham gia. Khoảng 57,6% mẹ của học sinh có học vấn từ THPT trở lên, nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ và kinh doanh. Đặc điểm thời gian sử dụng màn hình Bảng 1: Tỷ lệ thời gian sử dụng màn hình cao (n=554) Đặc tính Tần số Tỷ lệ % Mức độ sử dụng màn hình Cao 517 93,3 Thấp 37 6,7 Theo kết quả nghiên cứu, TGSDMH của học sinh có trung vị là 428,6 phút với khoảng tứ phân vị từ 277,4 – 581,0 phút trong đó giá trị nhỏ nhất là 0 phút và cao nhất là 1174 phút. Trong nghiên cứu, theo bộ câu hỏi về TGSDMH của HELENA thì tỷ lệ học sinh có mức độ TGSDMH cao là 93,3% (Bảng 1). Trong các hành vi sử dụng màn hình được khảo sát, “xem TV” là hành vi có TGSDMH ít nhất (23,6 phút/ngày) và hành vi có TGSDMH nhiều nhất là “chơi trò chơi trên các thiết bị cầm tay” với hơn 2 giờ sử dụng mỗi ngày. Học sinh chỉ dành khoảng 45 phút/ngày để sử dụng màn hình phục vụ cho học tập (Bảng 2). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 264 Bảng 2: Đặc điểm các hành vi sử dụng màn hình (phút/ngày) (n = 554) Đặc tính Trung vị Khoảng tứ phân vị Xem TV 23,6 0,0 – 90,0 0,0 – 124,3 57,9 – 232,1 57,9 – 215,0 15,0 – 90,0 Chơi trò chơi trên máy tính 43,9 Chơi trò chơi trên các thiết bị cầm tay 124,3 Sử dụng internet theo sở thích 111,4 Sử dụng internet để học tập 45,0 Các yếu tố liên quan đến TGSDMH theo mô hình hồi quy Poisson đa biến Nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố liên quan đến TGSDMH bao gồm: giới tính, khối lớp, học lực, điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp của mẹ. Kết quả phân tích mối liên quan theo mô hình hồi quy đa biến Poisson cụ thể như trong Bảng 3. Học sinh nam có tỷ lệ TGSDMH mức độ cao cao hơn học sinh nữ 1,05 lần với phc = 0,017 và KTChc 95% là 1,01–1,10. Học sinh lớp 12 có tỷ lệ TGSDMH cao thấp nhất, cứ giảm xuống một khối lớp thì tỷ lệ TGSDMH cao tăng lên 1,05 lần với phc = 0,003 và KTChc 95% là 1,02–1,08. Cứ giảm xuống một bậc học lực thì tỷ lệ TGSDMH cao tăng lên 1,05 lần với phc = 0,011 và KTChc 95% là 1,01–1,09. Những học sinh thuộc những gia đình có điều kiện kinh tế trung bình có tỷ lệ TGSDMH mức độ cao cao hơn học sinh thuộc những gia đình nghèo 1,24 lần với phc = 0,010 và KTChc 95% là 1,05–1,47. Những học sinh có mẹ làm công việc kinh doanh có tỷ lệ TGSDMH mức độ cao cao hơn học sinh có mẹ là công nhân 1,12 lần với phc = 0,016 và KTChc 95% là 1,02–1,22. Những học sinh có mẹ là lao động tự do có tỷ lệ TGSDMH cao cao hơn học sinh có mẹ là công nhân 1,12 lần với phc = 0,008 và KTChc 95% là 1,03–1,23. Học sinh có mẹ thuộc nhóm nghề nghiệp khác (nghỉ hưu, thợ may, nghệ sĩ, không rõ nghề nghiệp), có tỷ lệ TGSDMH mức độ cao cao hơn học sinh có mẹ là công nhân 1,14 lần với phc = 0,016 và KTChc 95% là 1,05–1,24. Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến TGSDMH theo mô hình hồi quy Poisson đa biến (n=554) Đặc tính TGSDMH cao Tần số (%) Giá trị pthô PR thô (KTC 95% thô) Giá trị phc PRhc (KTC 95%hc) Giới Nam Nữ 247 (96,1) 270 (90,9) 0,014 1,06 (1,01 – 1,10) 0,017 1,05 (1,01–1,10) Khối lớp Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 140 (87,0) 189 (95,0) 188 (96,9) <0,001* 1 1,05 (1,02 – 1,09) 1,11 (1,04 - 1,18) 0,003* 1 1,05 (1,02 –1,08) 1,10 (1,03 –1,17) Học lực Giỏi Khá TB và dưới TB 47 (81,0) 261 (92,9) 209 (97,2) <0,001* 1 1,07 (1,03 – 1,12) 1,14 (1,06 – 1,25) 0,011* 1 1,05 (1,01–1,09) 1,10 (1,02–1,18) Kinh tế gia đình Nghèo Trung bình Khá giả Giàu có 30 (76,9) 331 (96,5) 138 (90,2) 18 (94,7) 0,010 0,083 0,043 1 1,25 (1,05 - 1,49) 1,17 (0,98 - 1,40) 1,23 (1,01 - 1,51) 0,010 0,143 0,069 1 1,24 (1,05 –1,47) 1,13 (0,96 –1,34 ) 1,19 (0,99 –1,43) Nghề nghiệp của mẹ Công nhân Kinh doanh Nhân viên nhànước Nội trợ/Thất nghiệp Lao động tự do Khác 69 (86,3) 108 (93,9) 73 (93,6) 183 (94,8) 70 (94,6) 14 (100,0) 0,093 0,128 0,079 0,047 0,001 1 1,09 (0,99 – 1,20) 1,08 (0,98 – 1,21) 1,10 (0,99 – 1,22) 1,10 (1,00 – 1,21) 1,16 (1,06 – 1,27) 0,016 0,051 0,059 0,008 0,003 1 1,12 (1,02 –1,22) 1,10 (1,00 –1,21) 1,10 (1,00 –1,21) 1,12 (1,03 –1,23) 1,14 (1,05 –1,24) phc: p hiệu chỉnh, PRhc: PR hiệu chỉnh, KTChc: KTC hiệu chỉnh, *:Kiểm định Chi bình phương khuynh hướng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 265 BÀN LUẬN Theo ghi nhận của nghiên cứu (Bảng 2) hành vi sử dụng màn hình ít nhất là xem TV và hành vi sử dụng màn hình nhiều nhất là giải trí trên các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng, ipad. Điều này là một xu hướng được ghi nhận ở hầu hết các nghiên cứu về TGSDMH. Do sự phát triển và cá nhân hóa những thiết bị màn hình, những thiết bị màn hình cầm tay có kích thước nhỏ gọn thuận lợi cho việc di chuyển, có thể sử dụng bất cứ khi nào và ở đâu, trong khi TV chỉ cố định ở một chỗ chủ yếu là tại nhà riêng. Thêm vào đó những loại hình giải trí trên các thiết bị cầm tay là đa dạng và phong phú hơn khi vừa có thể sử dụng tính năng xem phim xem video như TV vừa có thể tham dự những loại hình giải trí tương tác. Đó chính là nguyên nhân mà TGSDMH dành cho các thiết bị màn hình cầm tay nhiều hơn hẳn so với thời gian xem TV. Bên cạnh đó các học sinh chỉ dành khoảng 45 phút mỗi ngày để sử dụng màn hình phục vụ cho học tập còn hầu hết thời gian là dành cho các hoạt động giải trí, tương tác khác. Điều này nói lên những vấn đề tồn tại trong mục đích sử dụng màn hình và việc kiểm soát mục đích sử dụng màn hình của con em mình của các bậc phụ huynh. TGSDMH trung vị ghi nhận được trong nghiên cứu là 428,6 phút tương đương với hơn 7,1 giờ sử dụng màn hình mỗi ngày, thời gian này tương đương với TGSDMH ở độ tuổi từ 15 đến 18 được thống kê bởi CDC năm 2018 là 7,5 giờ mỗi ngày (2). Tuy nhiên TGSDMH trung bình của nghiên cứu cao gấp 3,5 thời gian được khuyến cáo (1,11) và vượt xa mức TGSDMH trung bình trong nghiên cứu vào năm 2010 của Nguyễn Ngọc Vân Phương là 2,2 giờ(8). Tỷ lệ học sinh có TGSDMH mức độ cao trong nghiên cứu là 93,3% (Bảng 1), trong đó tỷ lệ TGSDMH cao của nam là 96,1% và của nữ là 90,9% (Bảng 3). Tỷ lệ này cao hơn những nghiên cứu khác đã thực hiện trên thế giới, tuy nhiên có thể thấy được xu hướng tăng nhanh của tỷ lệ TGSDMH cao khi so sánh kết quả của các nghiên cứu theo mốc thời gian, xu hướng này cũng được ghi nhận trong một nghiên cứu đoàn hệ ở Việt Nam, nghiên cứu kết luận rằng TGSDMH ở học sinh tăng 28% trong 5 năm.(7) Tính từ 2004 nghiên cứu tại Tây Ban Nha có 34% nam và 43% nữ có mức sử dụng màn hình cao(10), năm 2010 tại Việt Nam tỷ lệ có TGSDMH cao là 53,8%(8) đến năm 2015 tại Brazil tỷ lệ TGSDMH cao là 79,5% và tỷ lệ này ở nam là 84,3%(4), ở nữ là 76,1%. nghiên cứu năm 2016 của Christofaro DG ở Brazil cho kết quả tỷ lệ TGSDMH cao là 93,8% ở nam và 87,2% ở nữ(3). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được cao hơn kết quả năm 2016 tại Brazil cũng nằm trong xu hướng tăng TGSDMH nêu trên. Và không thể loại trừ khả năng xu hướng tăng TGSDMH này sẽ vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi của các đối tượng là tương đồng với khối lớp, lớp 10 là 16 tuổi, lớp 11 là 17 tuổi và lớp 12 là 18 tuổi. Kết quả cho thấy những học sinh ở khối lớp nhỏ hơn có tỷ lệ TGSDMH cao cao hơn, đồng nghĩa nhóm học sinh có tuổi thấp hơn có tỷ lệ TGSDMH cao cao hơn (Bảng 3). Điều này phù hợp với kết quả của các đã thu được trước đây, theo Joana Marcela Sales de Lucena có mối liên quan giữa TGSDMH và lứa tuổi của học sinh, cụ thể tỷ lệ này ở nhóm tuổi 14 - 15 là 82,1%, ở nhóm tuổi 16 - 17 là 79,3% và ở nhóm tuổi 18 - 19 là 71,1%(4). Kết quả phân tích cũng cho thấy mối liên quan giữa học lực và mức độ sử dụng màn hình. Theo đó, những học sinh có học lực càng kém thì có tỷ lệ TGSDMH cao càng cao (Bảng 3). Kết quả này phù hợp với những kết luận của Wang Hao trong nghiên cứu thực hiện năm 2017 tại Chiết Giang trung Quốc, theo Wang Hao những học sinh có học lực khá có tỷ lệ TGSDMH mức độ cao gấp 1,55 những học sinh có học lực giỏi, những học sinh có học lực trung bình trở xuống có tỷ lệ TGSDMH mức độ cao gấp 2,35 lần nhóm học sinh giỏi(12). Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng kinh tế gia đình và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 266 TGSDMH, theo đó những học sinh thuộc những gia đình nghèo có tỷ lệ TGSDMH cao thấp hơn những học sinh thuộc nhóm kinh tế gia đình trung bình trở lên (Bảng 3). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Joana(4). Sự khác biệt về tỷ lệ TGSDMH cao giữa các nhóm điều kiện kinh tế gia đình có thể lý giải do khả năng tiếp cận và sở hữu các thiết bị màn hình giữa các nhóm kinh tế gia đình là không giống nhau. Vì khả năng kinh tế hạn hẹn hơn, những học sinh ở những gia đình nghèo sẽ ít có cơ hội sở hữu những thiết bị màn hình riêng, hoặc sở hữu cùng lúc nhiều thiết bị màn hình như những học sinh thuộc những gia đình có điều kiện kinh tế cao hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm được mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ và TGSDMH của học sinh (Bảng 3), theo đó những học sinh có mẹ là công nhân có tỷ lệ TGSDMH cao thấp nhất (86,3%), sau khi phân tích bằng mô hình đa biến Poisson kết quả thu được có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp của mẹ là công nhân với kinh doanh, lao động tự do và những nghề nghiệp khác. Sự khác biệt này có thể do nhóm có mẹ làm công nhân thường có điều kiện kinh tế gia đình chưa cao, nên ít khả năng tiếp cận với các thiết bị màn hình. Nghiên cứu có điểm mạnh là sử dụng phương pháp lấy mẫu PPS, cỡ mẫu đủ để đại diện cho dân số mục tiêu. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền nên ít tốt kém, không tốn nhiều thời gian và hạn chế được những sai lệch do người phỏng vấn. Bộ câu hỏi TGSDMH dựa trên các hành vi tĩnh tại dành cho thanh thiếu niên của HELENA thống kê đầy đủ các hành vi sử dụng màn hình trên nhiều thiết bị màn hình khác nhau, với độ tin cậy nội tại Cronbach’s Alpha đạt trên 0,7 đã được kiểm tra qua nghiên cứu thử trên 30 học sinh trước khi tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu dùng mô hình Poisson đa biến để xác định các yếu tố thực sự liên quan đến TGSDMH. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả nên chỉ phản ánh được tình trạng TGSDMH của học sinh tại thời điểm nghiên cứu mà không thể hiện được mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố liên quan. Thêm vào đó, nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền nên câu trả lời phụ thuộc vào độ trung thực của học sinh. Các tài liệu liên quan đến TGSDMH ở Việt Nam khá ít, do đó nghiên cứu sử dụng tài liệu, y văn từ nước ngoài để tham khảo và so sánh nên có thể dẫn đến sự không tương đồng về một số đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội. KẾT LUẬN TGSDMH trung vị là 428,6 phút, trong đó thời gian dành cho “xem TV” là ít nhất và thời gian “chơi trò chơi trên các thiết bị cầm tay” là nhiều nhất. TGSDMH phục vụ cho việc học chỉ chiếm khoảng 45 phút/ngày. Tỷ lệ học sinh có TGSDMH mức độ cao là 93,3%, trong đó nam là 96,1% nữ là 90,9%. Các yếu tố liên quan đến TGSDMH gồm giới tính, khối lớp, học lực, điều kiện kinh tế gia đình và nghề nghiệp của mẹ. Từ những kết quả thu được từ nghiên cứu chúng tôi có một số kiến nghị rằng các học sinh nên hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với màn hình, không quá 2 giờ một ngày. Sử dụng màn hình với mục đích lành mạnh và thiết thực hơn như phục vụ cho học tập nhiều hơn thay vì chơi trò chơi. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm và kiểm soát các loại thiết bị, thời gian cũng như mục đích học sinh sử dụng các thiết bị màn hình. Thêm vào đó cha mẹ có thể đặt ra các quy định về giờ giấc và mục đích sử dụng thiết bị màn hình của học sinh, đặc biệt là những học sinh nam, những học sinh có học lực kém và những học sinh thuộc các khối lớp nhỏ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Australian Government Department of Health (2017). Australia's Physical Activity and Sedentary Behaviour Guidelines. URL: health-pubhlth-strateg-phys-act-guidelines#apa1317. 2. Centers for Disease Control and Prevention (2018). Screen Time vs. Lean Time Infographic. URL: https://www.cdc.gov/nccdphp/dnpao/multimedia/infographics/ getmoving.html. 3. Christofaro DG, De Andrade SM, Mesas AE, Fernandes RA, Farias JJC (2016). "Higher screen time is associated with overweight, poor dietary habits and physical inactivity in Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 267 Brazilian adolescents, mainly among girls". Eur J Sport Sci, 16(4):l498-506. 4. de Lucena JM, Cheng LA, Cavalcante TL, da Silva VA, de Farias JJC (2015). "Prevalence of excessive screen time and associated factors in adolescents". Rev Paul Pediatr, 33(4):407-14. 5. Ghekiere A, Van Cauwenberg J, Vandendriessche A, Inchley J, et al (2018). "Trends in sleeping difficulties among European adolescents: Are these associated with physical inactivity and excessive screen time?" Int J Public Health, 64(4):487-498. 6. Maras D, Flament MF, Murray M, et al (2015). "Screen time is associated with depression and anxiety in Canadian youth". Preventive Medicine, 73:133-138. 7. Nguyen HHD Trang, van der Ploeg HP, Hardy LL, et al (2013). "Longitudinal sedentary behavior changes in adolescents in Ho Chi Minh City". Am J Prev Med, 44(3):223-30. 8. Nguyen NV Phuong, Robert AR, et al (2016). "Excessive screen viewing time by adolescents and body fatness in a developing country: Vietnam". Asia Pac J Clin Nutr, 25(1):174-83. 9. Rey-Lopez JP, Ruiz JR, Ortega FB, Verloigne M, Vicente- Rodriguez G, Gracia-Marco L, et al (2012). "Reliability and validity of a screen time-based sedentary behaviour questionnaire for adolescents: The HELENA study". Eur J Public Health, 22(3):373-7. 10. Serrano-Sanchez JA, Martí-Trujillo S, Lera-Navarro A, Dorado- García C, González-Henríquez JJ, Sanchís-Moysi J (2011). "Associations between screen time and physical activity among Spanish adolescents". PLoS One, 6(9):e24453. 11. Tremblay MS, LeBlanc AG, Janssen I (2011). "Canadian sedentary behaviour guidelines for children and youth". Appl Phys Nutr Metab, pp.36 12. Wang H, Zhong J, Hu R, Fiona B, Yu M, Du H (2018). "Prevalence of high screen time and associated factors among students: a cross-sectional study in Zhejiang, China". BMJ Open, 8(6):e021493. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf35_40_thoi_gian_su_dung_man_hinh_va_cac_yeu_to_lien_quan_2769_2212110.pdf