34-39 trầm cảm, chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi mãn kinh tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Tài liệu 34-39 trầm cảm, chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi mãn kinh tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 252 34-39 TRẦM CẢM, CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TUỔI MÃN KINH TẠI XÃ PHƯỚC HÒA, HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH Phạm Lê Thị Thanh Trúc*, Huỳnh Ngọc Vân Anh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tuổi thọ con người ngày càng gia tăng, số phụ nữ mãn kinh cũng tăng theo, trung bình người phụ nữ sẽ phải trải qua một phần ba cuộc đời trong giai đoạn mãn kinh. Một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh là rối loạn trầm cảm và rối loạn giấc ngủ. Một vài nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa chất lượng giấc ngủ và rối loạn trầm cảm. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm, tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi mãn kinh tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 279 phụ nữ trong độ tuổi từ 50-59 trên địa bàn xã ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 34-39 trầm cảm, chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi mãn kinh tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 252 34-39 TRẦM CẢM, CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TUỔI MÃN KINH TẠI XÃ PHƯỚC HÒA, HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH Phạm Lê Thị Thanh Trúc*, Huỳnh Ngọc Vân Anh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tuổi thọ con người ngày càng gia tăng, số phụ nữ mãn kinh cũng tăng theo, trung bình người phụ nữ sẽ phải trải qua một phần ba cuộc đời trong giai đoạn mãn kinh. Một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh là rối loạn trầm cảm và rối loạn giấc ngủ. Một vài nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa chất lượng giấc ngủ và rối loạn trầm cảm. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm, tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi mãn kinh tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 279 phụ nữ trong độ tuổi từ 50-59 trên địa bàn xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn mặt đối mặt tại nhà đối tượng tham gia thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn gồm dân số học, tình trạng sức khỏe, tình trạng mãn kinh, chất lượng giấc ngủ với thang đo PSQI, rối loạn trầm cảm với thang đo CES-D. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ tuổi mãn kinh là 31,2%, tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém là 57,7%. Hơn 80% phụ nữ tham gia nghiên cứu đều ở giai đoạn quanh và sau mãn kinh. Có mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và nhóm tuổi (p=0,022), tình trạng hôn nhân (p <0,001), sử dụng thuốc điều trị (p=0,002), chất lượng giấc ngủ (p=0,001). Kết luận: Những người phụ nữ lớn hơn 55 tuổi, không sống cùng chồng, có chất lượng giấc ngủ kém có tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn nhóm phụ nữ không có các yếu tố này. Từ khóa: rối loạn trầm cảm, chất lượng giấc ngủ, phụ nữ tuổi mãn kinh ABSTRACT DEPRESSION, SLEEP QUALITY AND RELATED FACTORS IN MENOPAUSAL WOMEN IN PHUOC HOA VILLAGE, TUY PHUOC DISTRICT, BINH DINH PROVINCE, VIETNAM Pham Le Thi Thanh Truc, Huynh Ngoc Van Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 252 – 259 Background: The life expectancy of people is increasing, the number of menopausal women also increases. Women were likely to experience in the one-third of a lifetime. One of the most common roblems with menopausal women are depression disorder and sleep disorder. Moreover, some studies that found a significant correlation between depressive disorder and sleep quality. Objectives: To determine the prevalence of depression, poor sleep quality and related factors in menopausal women in Phuoc Hoa village, Tuy Phuoc district, Binh Dinh province, Vietnam. Methods: a cross-sectional study was conducted on 279 women from 50 to 59 years in Phuoc Hoa village. Participants were interviewed using a structured questionnaire that included demography health * Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS.Phạm Lê Thị Thanh Trúc ĐT: 0963895383 Email: tructrucpham137@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 253 status, menopause stage; sleep quality and depression. Depressive symptoms and sleep quality were evaluated based on Center of epidemiologic study depression scale (CES-D) and the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI), respectively. Results: The prevalence of depression disorder was 31.2%. The prevalence of poor sleep quality was 57.7%. Over 80% of women were in perimenopause and post menopause stage. There is an association between depressive disorder and age group (p = 0.022), marital status (p <0.001), using drug (p = 0.002), poor sleep quality (p = 0.001). Conclusion: The menopause women who have factors including: being over 55 years old, not living with their husband, having drug-use status, poor sleep quality have a higher rate of depression disorder than women who don’t. Keywords: depression disorder, sleep quality, menopausal women ĐẶT VẤN ĐỀ Phụ nữ mãn kinh trên thế giới chiếm tỷ lệ khá lớn, ước tính đến 2030, dân số của phụ nữ mãn kinh trên thế giới sẽ là 1,2 tỉ(6). Tại Việt Nam, độ tuổi trung bình mãn kinh là 55 ± 3(7). Như vậy nếu tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh là 50 năm và tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 81,1 tuổi thì hầu hết phụ nữ sẽ dành khoảng một phần ba cuộc đời trong cuộc sống mãn kinh(19). Rối loạn trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu làm tăng gánh nặng bệnh tật không tử vong ở nữ giới tại Việt Nam, nhất là độ tuổi từ 45 – 60 tuổi(23). Phụ nữ mãn kinh có rối loạn trầm cảm là yếu tố nguy cơ gây tử vong do các bệnh lý tim mạch, ung thư nói riêng và tỷ lệ tử vong nói chung(15,23). Chất lượng giấc ngủ và các thành phần của rối loạn giấc ngủ là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với rối loạn trầm cảm ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh(3,2,21,24). Tại Việt Nam, một vài nghiên cứu về trầm cảm, chất lượng giấc ngủ trên đối tượng phụ nữ mãn kinh đã được tiến hành(11,12). Nghiên cứu tại Cần Thơ của Nguyễn Thị Ngọc Huyền cho thấy nguy cơ trầm cảm có liên quan đến tuổi, học vấn, nghề nghiệp và khả năng lao động(2). Và hầu hết các nghiên cứu tập trung xác định tỷ lệ trầm cảm, chất lượng giấc ngủ riêng lẻ, chưa đánh giá sâu về mối liên quan giữa trầm cảm và chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ mãn kinh. Xã Phước Hòa là một xã thuộc vùng nông thôn của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, với tỷ lệ nữ giới nhiều, tuổi thọ cao đồng nghĩa người phụ nữ sẽ trải qua thời kì mãn kinh kéo dài hơn, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ mãn kinh cần được chú trọng tại địa bàn xã Phước Hòa. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu với mục tiêu xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm, chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém và các yếu tố liên quan. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Được thực hiện trên 279 người phụ nữ từ 50 – 59 tuổi tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu Được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ với xác suất sai lầm loại 1 bằng 0,05 và sai số biên cho phép là 0,05, hệ số thiết kế 1,5. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh(12) thì tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh là 37,9% nên chọn p = 0,379, từ đó cỡ mẫu tính được là 362 người. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thục Anh(20) thì tỷ lệ CLGN kém là 60,5%, do đó chọn p = 0,605, từ đó cỡ mẫu tính được là 368 người. Vậy cỡ mẫu chung cần thiết cho nghiên cứu là 368 x 1,5 = 552 người. Tuy nhiên, xã Phước Hòa chỉ có tổng cộng 564 người phụ nữ từ 50–59 tuổi, do đó sau khi hiệu chỉnh cho phù hợp với Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 254 dân số đích(5) thì cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 279 người. Phương pháp thực hiện Những đối tượng được tiếp cận sẽ tiến hành phỏng vấn bằng phiếu sàng lọc đối tượng, trong đó đối tượng chọn vào phải thỏa tất cả điều kiện gồm phụ nữ từ 50 – 59 tuổi, thường trú tại địa phương hoặc sinh sống hơn 6 tháng, còn tử cung và hai buồng trứng (thông qua hỏi tiền sử phẫu thuật, tiền sử bệnh lý phụ khoa), đồng ý tham gia nghiên cứu. Những đối tượng bị loại khỏi nghiên cứu nếu có bất kỳ một trong những đặc điểm như dùng bất kỳ thuốc nội tiết sinh dục (thông qua hỏi đối tượng có sử dụng thuốc gì trong 6 tháng qua không? Thuốc dùng điều trị bệnh gì?); có bệnh lý ác tính, sau phẫu thuật, bệnh lý nội khoa không còn kiểm soát bằng thuốc; có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt, mắc các bệnh lý tâm thần, thực thể nặng hoặc để lại di chứng cản trở việc thực hiện phỏng vấn; không nói hay hiểu tiếng Việt. Nghiên cứu lấy mẫu với phương pháp lấy mẫu cụm nhiều bậc Bước 1: chọn 20 đội dân trong 38 đội dân thuộc 10 thôn của xã Phước Hòa: Xã Phước Hòa có 10 thôn với số phụ nữ trong độ tuổi từ 50 – 59 là 564 người được phân bố trong 38 đội. Chọn 20 đội trong 38 đội này. Như vậy, mỗi đội sẽ có 279/20 = 13,95 người => Chọn lấy 14 người mỗi đội. Khoảng cách mẫu (K) được tính bằng cỡ mẫu chia cho số đội: 564/20 = 28,2, do đó K = 28. Chọn một số ngẫu nhiên R từ bảng số ngẫu nhiên trong khoảng từ 1 – 28 => chọn số R = 20. Đội đầu tiên được chọn sẽ có người có số tích lũy chứa số R = 20. Cứ như vậy, tiếp tục đội tiếp theo là đội có người có số tích lũy là R+ K và tiếp theo: R+ 2K, R+3K, R+19K. Bước 2: Chọn ngẫu nhiên đối tượng trong mỗi đội. Danh sách phụ nữ từ 50 – 59 tuổi được lấy từ Hội Phụ nữ xã Phước Hòa, trong danh sách này các đối tượng được phân ra theo từng thôn, từng đội dân. Lập danh sách và đánh số thứ tự các đối tượng trong các đội được chọn trong bước 1. Rút thăm từ hộp số có chứa các số thứ tự của 20 đội được chọn. Mỗi đội chọn 14 thăm, từ đó có được danh sách đối tượng phỏng vấn của mỗi đội. Nếu đối tượng bị loại theo tiêu chí loại ra hoặc không thỏa tiêu chí chọn vào, bỏ qua và tiếp tục lấy số tiếp theo của quy luật trên cho đến khi đủ số mẫu của mỗi đội. Sử dụng phương pháp phỏng vấn mặt đối mặt với bộ câu hỏi cấu trúc gồm 56 câu được chia làm 5 phần: đặc điểm dân số - xã hội - kinh tế, thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe, tình trạng mãn kinh, chất lượng giấc ngủ, rối loạn trầm cảm. Rối loạn trầm cảm Được đánh giá thông qua thang đo Center for epidemiologic study depression scale (CES- D) là công cụ được tác giả Radoff xây dựng để tầm soát trầm cảm chủ yếu trong dân số chung(13). Với 20 câu hỏi đánh giá với 4 sự lựa chọn, thể hiện 4 mức độ: 0 điểm tương ứng với hiếm khi (không có hoặc nhỏ hơn 1 ngày), 1 điểm tương ứng với đôi khi (từ 1 – 2 ngày), 2 điểm tương ứng với hầu hết (từ 3 – 4 ngày), 3 điểm tương ứng với toàn bộ (từ 5 – 7 ngày). Đối với câu hỏi 4, 8, 12, và 16 các câu hỏi này cần đảo ngược cách tính điểm trước khi tính tổng điểm. Những người có tổng điểm theo thang đo từ 16 điểm trở lên thì được xem là có dấu hiệu rối loạn trầm cảm. Thang đo này cũng đã được đánh giá độ tin cậy tại Việt Nam với Cronbach’s alpha là 0,81(16). Chất lượng giấc ngủ Được đánh giá qua thang đo Pittsburgh (PSQI)(4) bao gồm 7 thành phần: chất lượng chủ quan của giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ tiềm tàng, thời gian ngủ, hiệu quả giấc ngủ thường xuyên, rối loạn giấc ngủ, sử dụng thuốc ngủ, rối loạn chức năng vào ban ngày. Tổng điểm của 7 thành phần là điểm CLGN. Phiên bản PSQI Tiếng việt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 255 cũng đã được lượng giá với tính tin cậy nội bộ hệ số Cronbach’s alpha là 0,789(17). Nghiên cứu thử được tiến hành trên 20 người phụ nữ từ 50 – 59 tuổi tại xã Phước Hòa. Kết quả nghiên cứu có hệ số Cronbach’s alpha của thang đo PSQI là 0,85; hệ số Cronbach’s alpha của thang đó CES-D là 0,88. Phân tích thống kê Sử dụng tần số và tỷ lệ phần trăm cho các biến định tính như nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, nguồn thu nhập, mức độ hài lòng về tình trạng thu nhập, bệnh mạn tính hiện mắc, điều trị thuốc, lo lắng về sức khỏe, tình trạng mãn kinh, khám phụ khoa, thời gian ngủ, tần suất dùng thuốc ngủ, các rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng hoạt động ban ngày, đánh giá CLGN chủ quan, CLGN theo thang điểm PSQI, tỷ lệ rối loạn trầm cảm. Sử dụng trung bình và độ lệch chuẩn mô tả cho các biến số tuổi, thu nhập hàng tháng. Dùng trung vị và khoảng tứ phân vị để mô tả: thời lượng ngủ, điểm số CLGN theo thang đo PSQI. Sử dụng phép kiểm chi bình phương hoặc phép kiểm chính xác Fisher để kiểm định mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm với các biến số. Sử dụng chỉ số lượng giá mức độ liên quan bằng số đo tỉ số tỷ lệ hiện mắc (PR) với khoảng tin cậy 95% (KTC 95%). Mô hình hồi quy Poisson đa biến được dùng để xác định các yếu tố thực sự có liên quan đến rối loạn trầm cảm. Y đức Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh theo quyết định số 158 ký ngày 02/04/2019. KẾT QUẢ Trong quá trình thu thập số liệu, chúng tôi ghi nhận có 285 đối tượng tiếp cận được, trong đó có 1 đối tượng chưa đủ 50 tuổi (thiếu 2 tháng), 1 đối tượng đã cắt tử cung, 4 người bận việc chưa hoàn thành bộ câu hỏi phỏng vấn. Kết quả được trình bày với 279 người thỏa tiêu chí tham gia vào nghiên cứu. Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu (N=279) Đặc tính Tần số Tỷ lệ % Nhóm tuổi: ≤55 tuổi >55 tuổi 195 84 69,9 30,1 Trình độ học vấn: Cấp 1 trở xuống Cấp 2 trở lên 186 93 66,7 33,3 Nghề nghiệp: Nông dân Công nhân Nội trợ Kinh doanh, buôn bán Nhân viên văn phòng Khác 165 52 30 17 11 4 59,1 18,6 10,8 6,1 3,9 1,5 Tình trạng hôn nhân: Không ùng chồng Sống cùng chồng 53 226 19,0 81,0 Nguồn thu nhập: Có Không 268 11 96,1 3,9 Bệnh mạn tính (có) 183 65,6 Hiện đang điều trị (có) 145 52,0 Lo lắng về sức khỏe (có) 219 78,5 Tình trạng mãn kinh: Tiền mãn kinh Quanh mãn kinh Sau mãn kinh 38 75 166 13,6 26,9 59,5 Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình của các đối tượng vào khoảng 53,3 ± 4,16 tuổi, chiếm hơn 2/3 số đối tượng tham gia có độ tuổi từ 55 tuổi trở xuống, có trình độ học vấn từ cấp 1 trở xuống chiếm 66,7%, hơn một nửa đối tượng có nghề nghiệp chính là nông dân, sống chung với chồng chiếm 81,0%, hầu hết các đối tượng đều đang có nguồn thu nhập. Gần 2/3 các đối tượng hiện đang mắc ít nhất một bệnh mạn tính, hơn một nửa đối tượng đang dùng thuốc điều trị bệnh, hơn 3/4 đối tượng lo lắng về tình trạng sức khỏe bản thân. Gần 60% đối tượng tham gia nghiên cứu đang ở giai đoạn sau mãn kinh (Bảng 1). Điểm chất lượng giấc ngủ trung vị của đối tượng là 6 với khoảng tứ phân vị là 2 – 10, trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 256 đó điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 18 điểm. Tỷ lệ CLGN kém (PSQI >5) trong nghiên cứu là 57,7%. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm (CES-D ≥16) là 31,2% (Bảng 2). Bảng 2: Chất lượng giấc ngủ, rối loạn trầm cảm của đối tượng Đặc tính Tần số Tỷ lệ % CLGN (kém) 161 57,7 Rối loạn trầm cảm (có) 87 31,2 Bảng 3: Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan (N=279) Đặc tính Rối loạn trầm cảm Giá trị p PR (KTC 95%) Có Tần số (%) N=87 Không Tần số (%) N=192 Nhóm tuổi: >55 tuổi ≤55 tuổi 35 (41,7) 52 (26,7) 49 (58,3) 143 (73,3) 0,018 1,56 (1,02 - 2,40) Trình độ học vấn: Cấp 1 trở xuống Cấp 2 trở lên 59 (31,7) 28 (30,1) 127 (68,3) 65 (69,9) 0,784 1,05 (0,67 – 1,65) Nghề nghiệp: Nội trợ Công nhân Nông dân Khác 12 (40,0) 13 (25,0) 60 (36,4) 2 (6,2) 18 (60,0) 39 (75,0) 105 (63,6) 30 (93,8) 0,153 0,699 0,100 1 0,63 (0,33 - 1,19) 0,91 (0,56 - 1,47) 0,16 (0,04 - 0,64) Tình trạng hôn nhân: Không cùng chồng Sống cùng chồng 49 (92,5) 38 (16,8) 4 (7,5) 188 (83,2) <0,001 5,50 (4,07 - 7,42) Mức thu nhập: >4 triệu 1-4 triệu <1 triệu 6 (18,2) 51 (28,7) 30 (44,1) 27 (81,8) 127 (71,4) 38 (58,9) 0,004 c 1 1,55 (1,15 - 2,08) 2,40 (1,33 - 4,32) Bệnh mạn tính đi kèm: Có Không 79 (43,2) 8 (8,3) 104 (56,8) 88 (91,7) <0,001 5,18 (2,67 - 10,27) Điều trị: Có Không 72 (49,7) 15 (11,2) 73 (50,3) 119 (88,8) <0,001 4,44 (2,68 - 7,34) Lo lắng sức khỏe: Có Không 81 (37,0) 6 (10,0) 138 (63,0) 54 (90,0) <0,001 3,70 (1,70 - 8,10) Giai đoạn mãn kinh: Tiền mãn kinh Quanh mãn kinh Sau mãn kinh 6 (15,8) 21 (28,0) 60 (36,1) 32 (84,2) 54 (72,0) 106 (63,9) 0,012 c 1 1,43 (1,07 - 1,90) 2,03 (1,15 - 3,59) CLGN: Kém Tốt 77 (47,8) 10 (8,5) 84 (52,2) 108 (91,5) <0,001 5,64 (3,05 - 10,43) Kết quả phân tích Bảng 3 cho thấy không có mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm với tình trạng học vấn và nghề nghiệp của đối tượng. Những đối tượng có độ tuổi >55 tuổi có tỷ lệ rối loạn trầm cảm bằng 1,56 lần so với những đối tượng từ 55 tuổi trở xuống, với KTC 95% là 1,02 – 2,40. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở những người hiện không sống chung với chồng (độc thân/ly thân/ly dị/góa) cao gấp 5,50 lần so với tỷ lệ này với những người sống chung với chồng, với KTC 95% là 4,07 – 7,42. Thu nhập của đối tượng giảm xuống một bậc thì tỷ lệ trầm cảm tăng thêm 1,55 lần với KTC 95% 1,15 - 2,08. Những đối tượng có bệnh mạn tính đi kèm, có dùng thuốc điều trị bệnh, lo lắng về sức khỏe có tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn lần lượt 5,18 lần, 4,44 lần, 3,70 lần. Bên cạnh đó, những đối tượng ở giai đoạn quanh mãn kinh có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 1,43 lần tỷ lệ này ở đối tượng tiền mãn kinh với KTC 95% là 1,07 - 1,90, những đối Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 257 tượng ở giai đoạn sau mãn kinh có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 2,03 lần so với đối tượng tiền mãn kinh với KTC 95% là 1,15 - 3,59. Đồng thời, những đối tượng có CLGN kém có tỷ lệ rối loạn trầm cảm tăng gấp 5,64 lần so với những đối tượng có CLGN tốt, với KTC 75% là 3,05 - 10,43. Bảng 4: Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm bằng mô hình hồi quy Poisson đa biến (N=279) Đặc tính Giá trị pthô PRthô (KTCthô 95%) Giá trị phc PRhc (KTChc 95%) Nhóm tuổi: >55 tuổi 0,018 1,56 (1,02 - 2,40) 0,022 1,45 (1,05 –2,00) Tình trạng hôn nhân: Không sống với chồng <0,001 5,50 (4,07 - 7,42) <0,001 3,44 (2,37 –5,00) Mức thu nhập: >4 triệu 1 – 4 triệu <1 triệu 0,004 * 1 1,55 (1,15 - 2,08) 2,40 (1,33 - 4,32) 0,934 1 0,99 (0,73 –1,34) 0,97 (0,53 –1,79) Điều trị thuốc: Có <0,001 4,44 (2,68 - 7,34) 0,002 2,23 (1,35 – 3,66) Tình trạng mãn kinh: Tiền mãn kinh Quanh mãn kinh Sau mãn kinh 0,012 * 1 1,43 (1,07 - 1,90) 2,03 (1,15 - 3,59) 0,066 1 1,24 (0,99 –1,56) 1,54 (0,97 –2,44) CLGN kém <0,001 5,64 (3,05 -10,43) 0,001 2,94 (1,58 –5,46) Phc: giá trị p hiệu chỉnh, PRhc: PR hiệu chỉnh, KTChc: KTC hiệu chỉnh, *Kiểm định chi bình phương khuynh hướng Sau khi phân tích bằng mô hình hồi quy Poisson đa biến cho thấy các yếu tố nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, sử dụng thuốc điều trị, CLGN là thực sự có mối liên quan với rối loạn trầm cảm. Cụ thể với cùng điều kiện như bảng 3: những đối tượng >55 tuổi có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 1,41 lần so với những đối tượng từ 55 tuổi trở xuống, với KTC 95% là 1,02 – 1,94. Những người phụ nữ không sống chung với chồng có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 3,41 lần so với những người sống chung với chồng, với KTC 95% là 2,34 – 4,95. Những người có sử dụng thuốc (bao gồm thuốc uống theo toa hoặc tự ý mua thuốc) có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 2,23 lần so với những người không có sử dụng thuốc, với KTC 95% là 1,35 – 3,66. Những đối tượng có CLGN kém có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 2,90 lần những đối tượng có CLGN tốt, với KTC 95% là 1,57 – 5,37 (Bảng 4). BÀN LUẬN Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Độ tuổi trung bình của các đối tượng vào khoảng 53,3 ± 4,16 tuổi (Bảng 1), tương tự kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thục Anh tại Bệnh viện Hùng Vương(20) có độ tuổi trung bình 52,11 ± 1,65. Sự khác biệt về trình độ học vấn cũng có liên quan đến nghề nghiệp khi mà có đến 60% đối tượng là nông dân, tuy nhiên cũng có đến gần 20% đối tượng là công nhân. Điều này phù hợp với bối cảnh nền kinh tế hiện nay tại địa phương khi mà nền nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, thì công nghiệp đang dần phát triển. Tình trạng hôn nhân của các đối tượng nghiên cứu chủ yếu là sống chung với chồng (bao gồm đã kết hôn và sống chung nhưng chưa kết hôn) chiếm 81,0%, thấp hơn so với nghiên cứu tại Bệnh viện Hùng Vương (91,2%)(20). Tỷ lệ phụ nữ tuổi mãn kinh có ít nhất một bệnh lý mạn tính chiếm tỷ lệ cao hơn 60%, tương tự với kết quả của một số nghiên cứu khác tại Việt Nam và Trung Quốc(7,20,21). Các đối tượng có sử dụng thuốc để điều trị bệnh (bao gồm theo toa hoặc tự ý mua, ở những người có hoặc không có bệnh mạn tính) chiếm gần 80%. Trong số các đối tượng tham gia nghiên cứu thì có hơn 80% là đang ở giai đoạn quanh mãn kinh và sau mãn kinh. Tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu tại BV Hùng Vương(20) cao hơn so với nghiên cứu của Trung Quốc(24). Điều này hoàn toàn hợp lý với độ tuổi mãn kinh tự nhiên của phụ nữ Việt Nam. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 258 Tỷ lệ CLGN kém ở đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ CLGN kém trong nghiên cứu là 57,7% (Bảng 2). Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả của các nghiên cứu khác. Nghiên cứu tại Trung Quốc cho tỷ lệ CLGN kém là 55%, nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ thì tỷ lệ này là 59,7%(1). Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với một số nghiên cứu tại châu Âu(1,14). Sự khác biệt này có thể do sự khác biệt về văn hóa và lối sống giữa người châu Á và Châu Âu. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu Theo kết quả của nghiên cứu, có 31,2% đối tượng có rối loạn trầm cảm theo thang đo CES- D (Bảng 2). Còn nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền và Nguyễn Tấn Đạt(11) với cùng thang đo CES-D thì tỷ lệ này là 7,3%. Có sự khác biệt đáng kể giữa kết quả của hai nghiên cứu, nguyên nhân của sự khác nhau này có thể giải thích do đối tượng và địa điểm lấy mẫu không giống nhau. Thứ nhất, trong nghiên cứu trước, đối tượng nghiên cứu là phụ nữ từ 40 – 55 tuổi, trong khi nghiên cứu này đối tượng là phụ nữ từ 50 – 59 tuổi. Khoảng cách tuổi từ 55 – 59 tuổi không được nghiên cứu trước chú trọng, trong khi đây là khoảng tuổi đa số đã mãn kinh, cho nên tỷ lệ trầm cảm cao hơn khoảng tuổi từ 40 - 50 tuổi. Thứ hai, nghiên cứu trước được thực hiện tại thành phố Cần Thơ, đặc điểm và điều kiện sống có sự khác biệt rất lớn so với một xã nông thôn như Phước Hòa, nên tỷ lệ rối loạn trầm cảm sẽ có sự khác biệt. Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan Tuổi càng cao thì tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ tuổi mãn kinh càng tăng(21). Nghiên cứu chúng tôi cũng tìm thấy được kết quả như vậy khi mà những người phụ nữ trên 55 tuổi có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 1,45 lần những người nhỏ tuổi hơn. Những người phụ nữ đã kết hôn có tỷ lệ rối loạn trầm cảm thấp hơn so với những người phụ nữ không sống cùng chồng như độc thân, ly thân/ly dị, góa. Theo nghiên cứu của Li Fudong tại Trung Quốc(9), tác giả cũng tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tình trạng hôn nhân của phụ nữ tuổi mãn kinh. Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh có mối liên quan với rối loạn trầm cảm ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Nghiên cứu này cho thấy những người có sử dụng thuốc trị bệnh (bao gồm mua theo toa bác sĩ hoặc tự ý mua uống) có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 2,23 lần so với những người không dùng thuốc. Một số thuốc có tác dụng phụ là gây trầm cảm. Theo nghiên cứu tại Trung Quốc(24), kết quả chỉ ra rằng CLGN kém (PSQI>5) là yếu tố nguy cơ của rối loạn trầm cảm. Một nghiên cứu khác tại Phần Lan(18), kết quả cho thấy những người phụ nữ trong thời kỳ quanh mãn kinh và sau mãn kinh có CLGN kém thì có tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn những phụ nữ có CLGN tốt. Nghiên cứu khác của Hadine Joffe(8) cũng cho thấy những người có tỷ lệ rối loạn trầm cảm có CLGN kém hơn so với những người không có rối loạn trầm cảm. Nghiên cứu này cho kết quả tương tự như các nghiên cứu trước(8,18,24) Những phụ nữ có CLGN kém (điểm PSQI>5) có tỷ lệ rối loạn trầm cảm gấp 2,94 lần so với những người có CLGN tốt (Bảng 3, Bảng 4). Nghiên cứu được thực hiện trên cộng đồng, với cỡ mẫu đủ để đại diện cho dân số đích nơi nghiên cứu, nên kết quả phần nào có sự tin cậy hơn. Thang điểm PSQI và CES-D được sử dụng trên nghiên cứu này có độ tin cậy và tính giá trị cao với giá trị Cronbach’s alpha lần lượt là 0,85; 0,88. Nghiên cứu dùng mô hình hồi quy Poisson đa biến để xác định các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm, chất lượng giấc ngủ. Mặc dù kết quả nghiên cứu đã tìm thấy các yếu tố có liên quan đến rối loạn trầm cảm cũng như giữa rối loạn trầm cảm và CLGN, tuy nhiên đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả do đó phần nào hạn chế khả năng suy diễn mối quan hệ nhân quả giữa rối loạn trầm cảm và CLGN. KẾT LUẬN Những phụ nữ tham gia nghiên cứu chủ yếu có độ tuổi từ 55 tuổi trở xuống và chủ yếu trong giai đoạn quanh và sau mãn kinh. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm là 31,2%, CLGN kém có tỷ lệ 57,7%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 259 những người phụ nữ lớn hơn 55 tuổi, không sống cùng chồng, sử dụng thuốc (tự mua hoặc theo toa), có CLGN kém có tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn nhóm phụ nữ không có các yếu tố này. Do đó, gia đình người phụ nữ cũng như chính quyền địa phương cần tuyên truyền giáo dục sức khỏe mãn kinh cho những phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, hội phụ nữ cần có các chính sách hợp lý hỗ trợ cho người phụ nữ, nhất là những người phụ nữ sống một mình, lớn tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agan K, Ozmerdivenli R, Degirmenci Y, Caglar M (2015) "Evaluation of sleep in women with menopause: results of the Pittsburg Sleep Quality Index and polysomnography". J Turk Ger Gynecol Assoc, 16(3):149-152. 2. Almeida OP, Kylie M, Leon F, et al (2016). "Depressive symptoms in midlife: the role of reproductive stage". Menopause, 23(6):669-675. 3. Brown JP, Gallicchio L, Flaws JA, et al (2009). "Relations among menopausal symptoms, sleep disturbance and depressive symptoms in midlife". Maturitas, 62(2):184-189. 4. Buysse DJ, Reynolds CF, Monk TH, Berman SR, Kupfer DJ (1989). "The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research". Psychiatry Res, 28(2):193- 213. 5. Đỗ Văn Dũng (2012). “Phương pháp nghiên cứu khoa học với phần mềm STATA”. Đại học Y dược TP.HCM, pp.40. 6. Hill K (1996). "The demography of menopause". Maturitas, 23(2):113-127. 7. Hoàng Thị Liên, Lương Thanh Bảo Yến, Võ Văn Thắng, Michael Dunne, Đoàn Vương Diễm Khánh, Bùi Thức Thắng, et al (2014). "Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Huế". Y tế Cộng đồng, pp.33-37. 8. Joffe H, Soares CN, Thurston RC, White DP, Cohen LS, Hall JE (2009). "Depression is associated with worse objectively and subjectively measured sleep, but not more frequent awakenings, in women with vasomotor symptoms". Menopause, 16(4):671- 679. 9. Li F, He F, Li Q, Zhang T, Lin J (2019). "Reproductive history and risk of depressive symptoms in postmenopausal women: A cross-sectional study in eastern China". J Affect Disord, 246:174- 181. 10. Liang X, Margolis KL, et al (2017). "Effect of depression before breast cancer diagnosis on mortality among postmenopausal women". Cancer, 123(16):3107-3115. 11. Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Tấn Đạt (2014). "Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh". Đại học Y dược Cần Thơ, pp.29. 12. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Võ Minh Tuấn (2009). "Tỉ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh". Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 13(1):87-91. 13. Radloff LS (1977). "The CES-D scale: A self-report depression scale for research in the general population". Applied Psychological Measurement, 1(3):385-401. 14. Reed SD, Newton KM, LaCroix AZ, Grothaus LC, Ehrlich K (2007) "Night sweats, sleep disturbance, and depression associated with diminished libido in late menopausal transition and early postmenopause: baseline data from the Herbal Alternatives for Menopause Trial (HALT)". Am J Obstet Gynecol, 196(6):593 15. Sun D, Shao H, Li C, Tao M (2014). "Sleep disturbance and correlates in menopausal women in Shanghai". J Psychosom Res, 76(3):237-241. 16. Thai Thanh Truc, Jones MK, Harris LM, Heard RC (2016). "Screening value of the Center for epidemiologic studies– depression scale among people living with HIV/AIDS in Ho Chi Minh City, Vietnam: a validation study". BMC Psychiatry, 16(1):145. 17. Tô Minh Ngọc, Nguyễn Đỗ Nguyên, Phùng Khánh Lâm, Nguyễn Xuân Bích Huyền, Trần Thị Xuân Lan (2014). "Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản Tiếng Việt". Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(6):664-668. 18. Toffol E, Nea K, Sofia UA, Sari-Leena H, Timo P (2014). "The relationship between mood and sleep in different female reproductive states". BMC Psychiatry, 14:177. 19. Tổng cục thống kê (2017). Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 20. Vũ Thị Thục Anh (2017). Đánh giá chất lượng giấc ngủ ở phụ nữa 50-55 tuổi tại Bệnh viện Hùng Vương. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, 21. Wang HL, Booth-LaForce C, Tang SM, Wu WR, Chen CH (2013). "Depressive symptoms in Taiwanese women during the peri- and post-menopause years: associations with demographic, health, and psychosocial characteristics". Maturitas, 75(4):355-360. 22. Wassertheil-Smoller S, Sally S, Judith O, et al (2004). "Depression and cardiovascular sequelae in postmenopausal women. The Women's Health Initiative (WHI)". Arch Intern Med, 164(3):289- 298. 23. WHO (2017). "Depression and other common mental disorders: global health estimates". World Health Organization. 24. Zheng Y, Zhou Y, Zhu J, Hua Q, Tao M (2018). "A simple risk score based on sleep quality for predicting depressive symptoms in menopausal women: a multicenter study". Postgraduate Medicine, 130(2):264-270. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf34_39_tram_cam_chat_luong_giac_ngu_va_cac_yeu_to_lien_quan_9221_2212109.pdf
Tài liệu liên quan