Stress nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở điều dưỡng bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

Tài liệu Stress nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở điều dưỡng bệnh viện Tâm thần Trung ương 2: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 242 33-38 STRESS NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 2 Nguyễn Thị Thanh Hương*, Huỳnh Ngọc Vân Anh**, Tô Gia Kiên*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Stress nghề nghiệp là vấn đề y tế công cộng. Stress ảnh hưởng đến năng lực chăm sóc của điều dưỡng (ĐD), qua đó tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Nghiên cứu này xác định tỷ lệ ĐD bị stress tại bệnh viện (BV) Tâm thần Trung ương 2, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và các yếu tố liên quan đến stress. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6/2018. Chọn toàn bộ ĐD của BV làm mẫu nghiên cứu. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền. Stress được đánh giá bằng Nursing Stress Scale (NSS). Các yếu tố có liên quan đến stress được xác định bằng kiểm định chi bình phương với giá trị p là 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Tỉ số tỷ lệ hiện mắc (PR...

pdf10 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Stress nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở điều dưỡng bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 242 33-38 STRESS NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 2 Nguyễn Thị Thanh Hương*, Huỳnh Ngọc Vân Anh**, Tô Gia Kiên*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Stress nghề nghiệp là vấn đề y tế công cộng. Stress ảnh hưởng đến năng lực chăm sóc của điều dưỡng (ĐD), qua đó tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Nghiên cứu này xác định tỷ lệ ĐD bị stress tại bệnh viện (BV) Tâm thần Trung ương 2, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và các yếu tố liên quan đến stress. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6/2018. Chọn toàn bộ ĐD của BV làm mẫu nghiên cứu. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền. Stress được đánh giá bằng Nursing Stress Scale (NSS). Các yếu tố có liên quan đến stress được xác định bằng kiểm định chi bình phương với giá trị p là 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Tỉ số tỷ lệ hiện mắc (PR) đánh giá mức độ liên quan với khoảng tin cậy 95%. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ stress ĐD là 33,6%, trong đó, 55,4% stress vừa và 44,6% stress nặng. Các yếu tố liên quan đến stress ĐD bao gồm quá tải công việc, nhóm thu nhập và môi trường làm việc an toàn. Kết luận: Tỷ lệ stress của ĐD cao, cần cải thiện các yếu tố liên quan để giảm stress cho ĐD. Từ khóa: stress, điều dưỡng, BV Tâm thần Trung ương 2 ABSTRACT OCCUPATIONAL STRESS AND ITS CORRELATES IN NURSES WORKING AT THE CENTRAL PSYCHOLOGICAL HOSPITAL 2 Nguyen Thi Thanh Huong, Huynh Ngoc Van Anh, To Gia Kien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 242 - 251 Background: Occupational stress is a public health concern. Stress affects nurses’ performance that negatively impacts on patients’ health. This study identified prevalence of stress and its correlates in nurses working at the Central Psychiatric Hospital 2, Bien Hoa City, Dong Nai Province. Method: A cross-sectional study was conducted from March to June 2018. All nurses were invited to join the study. Data was collected using a self-administered questionnaire. Nursing Stress Scale (NSS) was used to assess stress. Chi-squared test was used to assess associated factors with stress. A p-value of 0.05 was considered as a statistical significance. The prevalence ratio was used to measure the strength of association with 95% confidence interval. Results: The prevalence of stress was 33.6%, in which, 55.4% was moderate and 44.6% was severe stress. Work overload, income and safe working environment were associated with stress. Conclusion: The prevalence of stress in nurse was high. Associated factors should be improved to reduce stress in nurses. Keywords: stress, nursing, central psychiatric hospital 2 *Bệnh viện tâm thần Trung Ương 2 **Bộ môn Thống kê y học và Tin học - Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Đại học Tổ chức quản lý y tế - Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Ngọc Vân Anh ĐT: 0909 944 845 Email: huynhngocvananh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 243 ĐẶT VẤN ĐỀ Stress được Hans Selye định nghĩa theo thuật ngữ chung là một hội chứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường(26). Stress nghề nghiệp là tình trạng căng thẳng liên quan đến sự mất cân bằng giữa yêu cầu của công việc và khả năng của con người(36). Stress có thể là động lực giúp con người tập trung hơn vào công việc và đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên khi công việc quá tải, áp lực lớn kèm tình trạng stress kéo dài với cường độ mạnh không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất tập trung, mất ngủ, làm giảm chất lượng công việc, mà còn có thể gây ra những tai nạn lao động đáng tiếc(9). Theo khảo sát của Viện Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH) năm 2007, 40% người được phỏng vấn cho rằng, stress là nguyên nhân chính khiến người lao động phải đến vệnh viện (BV)(27). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng coi stress nghề nghiệp là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất của thế kỷ XXI(35). Do vậy hiện nay stress nghề nghiệp đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo Hiệp hội Lao động Hoa Kỳ, những nghề dễ gây stress nhất thường có yếu tố mạo hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng con người. Và nghề điều dưỡng (ĐD) là một trong những nghề đứng đầu danh sách(18). Trên thế giới, thực trạng stress ở ĐD làm việc tại các bệnh viện ngày càng cao, tỷ lệ stress từ dưới 30% đến trên 40% và tỷ lệ hài lòng với công việc của họ thấp(1). Theo khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại một khoa hồi sức cấp cứu, gần 23% ĐD có điểm stress ở mức cao, 42% có điểm stress ở mức trung bình, hơn 20% số ĐD than phiền rằng họ thường xuyên có các biểu hiện như cảm thấy nhức đầu, có cảm giác lo âu và căng thẳng tinh thần, giấc ngủ bất thường(19). Các nghiên cứu về stress ở NVYT nói chung và stress ở ĐD nói riêng ghi nhận tỷ lệ stress khá cao; 40,5% ĐD tại BV Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh mắc stress(34), ĐD tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai tỷ lệ stress lên đến 79%(5). Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam – Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động tỷ lệ stress ở nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần tương đối cao là 66,7%(12). Stress không chỉ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất, tinh thần mà thậm chí một số ĐD không chịu nổi dẫn đến tự sát(26). Ngoài ra, stress còn làm ảnh huởng một cách tiêu cực đến chất lượng chăm sóc BN, dẫn đến tỷ lệ BN bị bệnh và nhiễm trùng cao hơn, đe dọa đến sự an toàn của BN(17). Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (BVTTTW2) là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành với chức năng khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần ở tuyến cao nhất khu vực phía Nam(3). Theo thống kê năm 2010, BVTTTW2 tiếp nhận trên 1.300 bệnh nhân nội trú và hàng chục ngàn bệnh nhân ngoại trú(3). Với số lượng BN lớn, môi trường làm việc đặc biệt, ĐD tại BVTTTW2 phải gánh vác khối lượng công việc nhiều, cường độ làm việc cao, đối mặt với nhiều tình huống bệnh nặng. Việc thường xuyên chịu áp lực công việc lớn như vậy có thể khiến ĐD của BV mắc stress nghề nghiệp cao. Chính vì vậy việc xác định tỷ lệ mắc stress của ĐD và các yếu tố liên quan là rất cần thiết, để có thể đưa ra những chiến lược, kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện tình trạng stress trong công việc, cải thiện tình trạng sức khỏe cho ĐD nói riêng và nhân viên y tế (NVYT) nói chung; từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Được tiến hành trên 252 điều dưỡng tại BVTTTW2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ với xác suất sai lầm loại 1(α=0,05), p là trị số mong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 244 muốn tỷ lệ stress ở ĐD, dựa theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Tần tại BV tâm thần tỉnh Tiền Giang, tỷ lệ ĐD bị stress là 14,7%(20), sai số biên cho phép là 0,05. Từ đó tính được cỡ mẫu tối thiểu là 193 người. Tuy nhiên, dựa vào danh sách do Phòng Tổ chức cán bộ thuộc BVTTTW2 cung cấp thì tại thời điểm nghiên cứu bệnh viện có khoảng 252 ĐD. Do đó nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Phương pháp thực hiện Sau khi mời đối tượng tham gia vào nghiên cứu, điều tra viên sẽ giải thích rõ ràng về mục tiêu của nghiên cứu, đối tượng sẵn sàng tham gia nghiên cứu sẽ được ký văn bản đồng ý tham gia và trả lời khảo sát bằng cách tự điền thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn bao gồm các câu về đặc điểm của đối tượng như tuổi, giới, hôn nhân, số con, tình trạng sống chung, nhà ở, trình độ chuyên môn, chức vụ, thâm niên, biên chế, thu nhập, giờ làm việc, trực đêm, tập huấn, kiêm nhiệm, quá tải, sự hỗ trợ từ cấp trên/đồng nghiệp, mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, môi trường làm việc an toàn, yêu thích công việc, cơ hội thăng tiến, hài lòng về thu nhập, giải trí. Ngoài ra, đối tượng cũng sẽ được đo lường stress bằng thang đo NSS có độ tin cậy cũng như tính giá trị cao. Tuy nhiên, trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức đã thực hiện nghiên cứu thử trên 30 ĐD để hiệu chỉnh công cụ đo lường. Kết quả nghiên cứu thử cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo NSS đạt 0,91, do đó nhóm nghiên cứu quyết định chọn thang đo NSS để đo lường tình trạng stress ở điều dưỡng. Thang đo Nursing Stress Scale (NSS) Thang đo NSS được phát triển dựa trên 34 tình huống có khả năng gây ra stress thường gặp nhất trong công việc của ĐD. Thang đo NSS có hệ số tin cậy cao(7) và đã được nhiều nghiên cứu sử dụng để đo lường stress ở ĐD(30). NSS gồm 34 câu hỏi, mỗi câu có 5 phương án trả lời tương ứng với số điểm từ 0 – 3: 0 (Không bao giờ), 1 (Thỉnh thoảng), 2 (Thường xuyên), 3 (Rất thường xuyên). Tổng điểm tần suất mắc stress dao động từ 0 đến 102 điểm. Đối tượng được xem là có stress khi tổng điểm số vượt từ 51 điểm trở lên. Phân tích thống kê Sử dụng tần số và tỷ lệ phần trăm để mô tả cho các biến về đặc yếu tố cá nhân (nhóm tuổi, giới tính, hôn nhân, số con, sống chung, nơi ở, chuyên môn, chức vụ, nhóm thâm niên, biên chế, nhóm thu nhập), yếu tố công việc (giờ làm việc, trực đêm, tập huấn, kiêm nhiệm quá tải, sự hỗ trợ từ cấp trên/đồng nghiệp, mối quan hệ cấp trên, đồng nghiệp, môi trường làm việc an toàn), yếu tố xã hội (yêu thích công việc, cơ hội thăng tiến, hài lòng về thu nhập, dành thời gian giải trí). Tình trạng stress cũng được mô tả bằng tần số và tỷ lệ %. Kiểm định chi bình phương được dùng để so sánh tỷ lệ stress theo các đặc tính của đối tượng. Kiểm định được xem là có ý nghĩa khi giá trị p<0,05. Sử dụng số đo tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR (Prevalance Ratio) và khoảng tin cậy 95% để đo lường mức độ liên quan đến stress. Hồi quy Poisson đa biến được sử dụng để tìm ra các yếu tố thực sự có liên quan đến stress từ các yếu tố có liên quan được tìm thấy ở mô hình đơn biến trước đó. KẾT QUẢ Trong thời điểm tiến hành nghiên cứu có 252 ĐD đang công tác tại bệnh viện nhưng có 5 người trong thời gian nghỉ thai sản do vậy mẫu thu thập được là 247 người. Số lượng này đạt hơn 98% tổng số điều dưỡng, do vậy có thể đại diện cho dân số nghiên cứu và kết quả được trình bày với thông tin của 247 đối tượng. Kết quả Bảng 1 cho thấy đối tượng nữ tham gia nghiên cứu chiếm phần lớn, nhóm tuổi ≥30 chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm <30 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 22 tuổi và lớn nhất là 58 tuổi. Những người đã kết hôn chiếm hơn một nữa số đối tượng, số con chủ yếu từ 1 đến 2 con. Hầu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 245 hết có nhà riêng và sống chung với người thân. Gần một nửa số đối tượng có trình độ chuyên môn trung cấp với thâm niên công tác trung bình là 10,9 ± 7,3 trong đó thời gian làm ngắn nhất là 1 năm và lâu nhất là 30 năm, nhóm thâm niêm chiếm tỷ lệ nhiều nhất là từ 5 đến dưới 10 năm. Thu nhập trung bình một tháng là 8,4 ± 1,8 trong đó thu nhập trung bình thấp nhất là 5 triệu và cao nhất là 15 triệu. Bảng 1: Đặc điểm cá nhân của đối tượng (n = 247) Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính (nữ) 154 62,3 Trình độ chuyên môn Nhóm tuổi (≥ 30 tuổi) 194 78,5 Trung cấp 103 41,7 Tình trạng hôn nhân (đã kết hôn) 151 61,1 Cao đẳng 89 36,0 Số con Đại học 55 22,3 Chưa có con 90 36,4 Chức vụ (có) 86 34,8 1 con 59 23,9 Nhóm thâm niên 2 con 87 35,2 < 10 năm 126 51 > 2 con 11 4,5 ≥ 10 năm 121 49 Sống chung (có) 221 89,5 Biên chế (có) 229 92,7 Nơi ở Nhóm thu nhập Nhà riêng 195 78,9 < 10 triệu 190 76,9 Nhà trọ 52 21,1 ≥ 10 triệu 57 23,1 Bảng 2: Các yếu tố công việc của đối tượng (n = 247) Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Nhóm giờ làm việc (>40 giờ/tuần) 204 82,6 Kiêm nhiệm (có) 68 27,5 Trực đêm (có) 204 82,6 Quá tải công việc (có) 98 39,7 Số ngày trực/tuần (n=204) 151 61,1 Cấp trên/đồng nghiệp hỗ trợ (có) 196 79,4 1 ngày 49 24,0 Mối quan hệ tốt với cấp trên (có) 233 94,3 2 ngày 124 68,6 Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp (có) 227 91,9 ≥ 3 ngày 31 15,2 Môi trường làm việc an toàn (có) 100 40,5 Tập huấn (có) 199 80,6 Kết quả Bảng 2 cho thấy hầu hết các đối tượng đều được tập huấn nâng cao chất lượng công tác, được cấp trên hoặc đồng nghiệp hỗ trợ trong công việc và có mối quan hệ tốt với họ. Đa số đối tượng có nhóm giờ làm việc >40 giờ/tuần, số giờ làm việc trung bình một tuần là 57,9 ± 12,7 với thời gian làm việc nhỏ nhất là 35 giờ và lớn nhất là 80 giờ một tuần. Đa số người tham gia nghiên cứu có trực đêm, số ngày trực chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 2 ngày một tuần. Hơn 1/3 người có kiêm nhiệm thêm các chức vụ khác và hơn 1/2 số người cảm thấy quá tải công việc và môi trường làm việc không an toàn. Kết quả Bảng 3 cho thấy được hầu hết các đối tượng yêu thích công việc hiện tại và ngoài giờ làm việc họ có dành thời gian cho giải trí. Tuy nhiên, đa số người tham gia nghiên cứu cho rằng công việc này không có cơ hội thăng tiến cũng như không hài lòng với mức thu nhập hiện tại. Tỷ lệ stress của điều dưỡng theo thang đo NSS là 33,6%. Bảng 3: Các yếu tố xã hội của đối tượng (n = 247) Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Yêu thích công việc (có) 218 88,3 Hài lòng thu nhập (có) 103 41,7 Cơ hội thăng tiến (có) 69 27,9 Dành thời gian giải trí (có) 196 79,4 Các yếu tố liên quan đến stress Kết quả Bảng 4 cho thấy có mối liên quan giữa stress với các đặc tính nhóm tuổi và tình trạng hôn nhân. Cụ thể, những người dưới 30 tuổi có tỷ lệ stress cao gấp 1,67 lần người từ 30 tuổi trở lên, với p=0,007 và KTC 95% là 1,18–2,36. Người ở nhóm khác (bao gồm độc thân, đã ly thân hoặc ly hôn) có tỷ lệ stress cao gấp 1,46 lần nhóm đã kết hôn với p=0,032 và KTC 95% là 1,04-2,07. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 246 Phân tích thống kê cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa stress với trình độ chuyên môn và thu nhập trung bình một tháng của đối tượng, người có trình độ cao đẳng có tỷ lệ stress cao gấp 2,05 lần người có trình độ trung cấp với p = 0,001 và KTC 95% từ 1,32 đến 3,18; trình độ đại học có tỷ lệ stress cao gấp 1,87 lần người có trình độ trung cấp với p = 0,013 và KTC 95% từ 1,17 đến 3,07. Người ở nhóm có thu nhập trung bình <10 triệu/ tháng có tỷ lệ stress cao gấp 1,78 lần nhóm có thu nhập ≥10 triệu với p = 0,022 và KTC 95% là 1,04 - 3,03. Kết quả Bảng 5 cho thấy có mối liên quan giữa stress với các đặc tính số giờ làm việc trung bình một tuần, trực đêm, số ngày trực một tuần, quá tải công việc, sự hỗ trợ của cấp trên hoặc đồng nghiệp trong công việc, mối quan hệ tốt với cấp trên hoặc đồng nghiệp và môi trường làm việc an toàn. Cụ thể những người làm việc >40 giờ/tuần có tỷ lệ stress cao gấp 4,16 lần những người làm ≤40 giờ/tuần với p <0,001 và KTC 95% là 1,61–11,1. Các đối tượng cảm thấy bị quá tải công việc có stress cao hơn đối tượng không cảm thấy điều này gấp 2,19 lần, với p < 0,001 và KTC 95% là 1,54-3,13. Những người không được sự hỗ trợ trong công việc từ cấp trên hoặc đồng nghiệp có tỷ lệ stress cao hơn 1,96 lần những người được hỗ trợ, với p <0,001 và KTC 95% là 1,40–2,73. Người không có mối quan hệ tốt với cấp trên tỷ lệ stress cao hơn người có mối quan hệ tốt 2,02 lần, với p=0,012 và KTC 95% là 1,31–3,12. Người không có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp tỷ lệ stress cao gấp 1,92 lần người có mối quan hệ tốt, với p=0,009 và KTC 95% là 1,28–2,88. Và những người cảm thấy môi trường làm việc không an toàn có tỷ lệ stress cao gấp 2,85 lần người cảm thấy an toàn, với p<0,001 và KTC 95% là 1,76-4,62. Kết quả Bảng 6 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress và sự yêu thích công việc. Những người không yêu thích công việc có tỷ lệ stress cao hơn 1,94 lần người yêu thích công việc, với p = 0,002 và KTC 95% là 1,34–2,79. Bảng 4: Các yếu tố cá nhân liên quan đến stress (n=247) Đặc tính Stress NSS Giá trị p PR (KTC 95%) Có Không Tần số (%) (n = 83) Tần số (%) (n = 164) Giới tính Nữ 54 (35,1) 100 (64,9) 0,531 1,12 (0,78 – 1,63) Nam 29 (31,2) 64 (68,8) Nhóm tuổi < 30 tuổi 26 (49,1) 27 (50,9) 0,007 1,67 (1,18 – 2,36) ≥ 30 tuổi 57 (29,4) 137 (70,6) Tình trạng hôn nhân Khác * 40 (41,7) 56 (58,3) 0,032 1,46 (1,04 - 2,07) Đã kết hôn 43 (28,5) 108 (71,5) Số con Chưa có con 34 (37,8) 56 (62,2) 1 1 con 18 (30,5) 41 (69,5) 0,371 0,81 (0,51 – 1,29) 2 con 26 (29,9) 61 (70,1) 0,272 0,79 (0,52 – 1,20) > 2 con 5 (45,5) 6 (54,5) 0,605 1,20 (0,60 – 2,43) Sống chung Sống chung với người thân 72 (32,6) 149 (67,4) 0,321 0,77 (0,47 – 1,25) Sống một mình 11 (42,3) 15 (57,7) Tình trạng nơi ở Nhà riêng 19 (36,5) 33 (63,5) 0,531 1,12 (0,78 – 1,63) Nhà trọ 54 (35,1) 100 (64,9) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 247 Đặc tính Stress NSS Giá trị p PR (KTC 95%) Có Không Tần số (%) (n = 83) Tần số (%) (n = 164) Trìnhđộ chuyên môn Trung cấp 22 (26,5) 81 (49,4) 1 Cao đẳng 39 (56,2) 50 (43,8) 0,001 2,05 (1,32 – 3,18) Đại học 22 (40,0) 33 (60,0) 0,013 1,87 (1,17 – 3,07) Chức vụ Có chức vụ 31 (36,1) 55 (63,9) 0,552 1,12 (0,78 – 1,60) Không có chức vụ 52 (32,3) 109 (67,7) Nhóm thâm niên <10 năm 46 (36,1) 80 (63,5) 0,324 1,19 (0,84 – 1,70) ≥10 năm 37 (30,6) 84 (69,4) Biên chế bệnh viện Đã vào biên chế 76 (33,2) 153 (66,8) 0,622 0,85 (0,46 – 1,57) Chưa vào biên chế 7 (38,9) 11 (61,1) Nhóm thu nhập < 10 triệu 71 (37,4) 119 (62,6) 0,022 1,78 (1,04 - 3,03) ≥ 10 triệu 12 (21,1) 45 (78,9) * khác: độc thân, ly hôn, góa Bảng 5: Các yếu tố công việc liên quan đến stress (n=247) Đặc tính Stress NSS Giá trị p PR (KTC 95%) Có Không Tần số (%) (n = 83) Tần số (%) (n = 164) Nhóm giờ làm việc ≤ 40 giờ 4 (9,3) 39 (90,7) <0,001 0,24 (0,09 – 0,62) >40 giờ 79 (38,7) 125 (61,3) Trực đêm Có 79 (38,7) 125 (61,3) <0,001 4,16 (1,61 – 10,8) Không 4 (9,3) 39 (90,7) Số ngày trực một tuần (n = 204) 1 ngày 11 (22,5) 38 (77,5) 1 2 ngày 50 (40,3) 74 (59,7) 0,001* 1,58 (1,21 – 2,06) ≥ 3 ngày 18 (58,1) 13 (41,9) 2,50 (1,48 – 4,25) Tập huấn tại bệnh viện Có 66 (33,2) 133 (66,8) 0,767 0,94 (0,61 – 1,43) Không 17 (35,4) 31 (64,6) Kiêm nhiệm (hành chính, quản lý) Có 25 (36,8) 43 (63,2) 0,517 1,13 (0,78 – 1,65) Không 58 (32,4) 121 (67,6) Quá tải công việc Có 49 (50,0) 49 (50,0) <0,001 2,19 (1,54 – 3,13) Không 34 (22,8) 115 (77,2) Cấp trên/đồng nghiệp hỗ trợ Có 55 (28,1) 141 (71,9) <0,001 1 Không 28 (54,9) 23 (45,1) 1,96 (1,40 – 2,73) Mối quan hệ tốt với cấp trên Có 74 (31,8) 159 (68,2) 0,012 1 Không 9 (64,3) 5 (35,7) 2,02 (1,31 – 3,12) Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp Có 71 (31,3) 156 (68,7) 0,009 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 248 Đặc tính Stress NSS Giá trị p PR (KTC 95%) Có Không Tần số (%) (n = 83) Tần số (%) (n = 164) Không 12 (60,0) 8 (40,0) 1,92 (1,28 – 2,88) Môi trường làm việc an toàn Có 16 (16,0) 84 (84,0) <0,001 1 Không 67 (45,6) 80 (54,4) 2,85 (1,76 – 4,62) *Kiểm định Chi bình phương khuynh hướng Bảng 6: Các yếu tố xã hội liên quan đến stress (n=247) Đặc tính Stress NSS Giá trị p PR (KTC 95%) Có Không Tần số (%) (n = 83) Tần số (%) (n =164) Yêu thích công việc Có 66 (30,3) 152 (69,7) 0,002 1 Không 17 (58,6) 12 (41,4) 1,94 (1,34 – 2,79) Cơ hội thăng tiến Có 25 (36,2) 44 (63,8) 0,586 1,11 (0,76- 1,62) Không 58 (32,6) 120 (67,4) Hài lòng với thu nhập Có 29 (28,2) 74 (71,8) 0,125 0,75 (0,52 – 1,09) Không 54 (37,5) 90 (62,5) Dành thời gian để giải trí Có 64 (32,7) 132 (67,3) 0,535 0,88 (0,58 – 1,32) Không 19 (37,3) 32 (62,7) BÀN LUẬN Stress và các yếu tố cá nhân của mẫu nghiên cứu Khảo sát mối liên quan giữa stress và các đặc điểm dân số xã hội của đối tượng ta thấy có mối liên quan giữa stress với nhóm tuổi và tình trạng hôn nhân. Kết quả phân tích cho thấy điều dưỡng dưới 30 tuổi có stress cao gấp 1,67 lần điều dưỡng từ 30 tuổi trở lên (p = 0,007). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trịnh Hoàng Quý(31). Một nghiên cứu đánh giá stress trên điều dưỡng tại 41 bệnh viện tại Thượng Hải, Trung Quốc cũng cho thấy điều dưỡng trẻ mắc stress cao hơn điều dưỡng lớn tuổi(24). Có thể do điều dưỡng càng lớn tuổi thì kinh nghiệm tích lũy càng nhiều do vậy họ ứng phó tốt với các tình huống khẩn cấp tốt hơn và khả năng chịu đựng áp lực công việc cao hơn điều dưỡng trẻ tuổi. Điều dưỡng ở nhóm khác bao gồm độc thân, đã ly thân/ đã ly dị hoặc góa có tỷ lệ stress cao gấp 1,46 lần nhóm đã kết hôn, điều này cho thấy có thể với nhóm chưa có gia đình và nhóm có yếu tố tổn thương về mặt gia đình có khả năng stress cao hơn. Những người trong nhóm này có tỷ lệ stress cao hơn nhóm đã kết hôn có thể do không có người chia sẻ trong cuộc sống cũng như công việc, hơn nữa nhóm đã ly thân hoặc ly dị hoặc góa còn mang gánh nặng tâm lý khó tránh khỏi do vậy có thể họ stress nhiều hơn. Tuy vậy, các nghiên cứu của Trần Đăng Khoa, Vũ Ngọc Trinh, Đỗ Nguyện Nhựt Trần, Phan Thị Mỹ Linh không tìm thấy mối liên quan này(5,23,28,34). Trình độ chuyên môn trên trung cấp có tỷ lệ stress cao hơn trình độ trung cấp, cụ thể nhóm có trình độ cao đẳng stress cao gấp 2,05 lần và trình độ đại học stress cao gấp 1,87 lần so với nhóm có trình độ trung cấp; có thể do người có trình độ chuyên môn cao thường phải chịu trách nhiệm cho những việc quan trọng, và kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần(5). Ngoài ra những điều dưỡng có mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng cũng có tỷ lệ stress cao gấp 1,87 lần nhóm có thu nhập từ 10 triệu trở lên, điều này cho thấy khi thu nhập được cải thiện thì tỷ lệ stress sẽ giảm. Kết quả Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 249 này phù hợp với nghiên cứu của Vũ Ngọc Trinh và Phạm Quốc Hùng(21,34). Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress và các yếu tố khoa công tác, chức vụ, thâm niên công tác và biên chế bệnh viện. Tương đồng với các nghiên cứu của Trần Đăng Khoa và Trần Thị Hồng Thắm(28,29). Có thể do những người làm việc lâu năm thành thạo hơn nhưng người có thâm niên ngắn và bệnh viện Tâm thần khi tuyển đầu vào thường chung với các đợt thi công chức nên hai yếu tố này không ảnh hưởng đến tỷ lệ stress của điều dưỡng. Stress và các yếu tố công việc của mẫu nghiên cứu Nhóm thời gian làm việc, trực đêm và số ngày trực/tuần có mối liên quan có ý nghĩa với stress của điều dưỡng (p <0,05). Yếu tố trực đêm khiến thời gian làm việc trong tuần lớn, điều dưỡng trực đêm có tỷ lệ stress gấp 4,16 lần những điều dưỡng không trực và người làm >40 giờ/tuần có tỷ lệ stress cao so với người làm ≥40 giờ với KTC 95% từ 1,61 đến 10,8. Điều dưỡng trực 2 đến 3 ngày/tuần có tỷ lệ stress cao gấp 1,8 đến 2,59 lần so với người chỉ trực 1 ngày/tuần. Kết quả này phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Phạm Văn Tài, Trần Đăng Khoa, Vũ Ngọc Trinh(22,28,34). Tương tự, một nghiên cứu trên điều dưỡng tại Nhật cũng chỉ ra rằng thời gian làm việc quá nhiều là nguyên nhân gây ra tình trạng áp lực công việc của điều dưỡng(10). Trong các công việc tại bệnh viện, trực đêm là việc thường xuyên xảy ra cùng với số lượng ngày trực nhiều, khiến điều dưỡng thường phải làm việc quá giờ, không có thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ, dẫn đến mệt mỏi, mất khả năng tập trung nhưng vẫn phải chăm sóc cho người bệnh chu đáo, cẩn trọng, do vậy đây là một trong những yếu tố tác động nhiều đến stress. Bên cạnh đó các yếu tố quá tải và môi trường làm việc cũng có mối liên quan với stress (p<0,05). Nghiên cứu cho thấy các điều dưỡng cảm thấy công việc quá tải có tỷ lệ stress cao gấp 2,19 lần so với những điều dưỡng không cảm thấy điều này, kết quả tương đồng với nghiên cứu của Phạm Quốc Hùng, Phạm Văn Tài, Vũ Ngọc Trinh(21,22,34). Theo một nghiên cứu cắt ngang tại New Zealand cũng đã nhấn mạnh rằng khối lượng công việc ở cường độ cao và liên tục là những yếu tố góp phần tăng áp lực công việc cho nhận viên y tế(4). Có rất nhiều nghiên cứu về stress ở điều dưỡng trên thế giới như Iceland, Brazil(2,16), cũng tìm thấy quá tải là một trong những yếu tố liên quan đến stress. Nghiên cứu cũng tìm thấy việc điều dưỡng cảm thấy môi trường làm việc không an toàn khiến họ mắc stress cao hơn gấp 2,85 lần và kết quả này có ý nghĩa thống kê với KTC 95% từ 1,76 đến 4,62. Tỷ lệ điều dưỡng cảm thấy môi trường làm vệc không an toàn khá cao so với các nghiên cứu của Vũ Ngọc Trinh, Phan Thị Mỹ Linh, Đỗ Nguyễn Nhựt Trần(5,23,34). Tuy nhiên vẫn phù hợp với những kết luận về mối liên quan giữa yếu tố môi trường làm việc nguy hiểm đe dọa sức khỏe và sự an toàn của điều dưỡng với tỷ lệ stress. Qua đó cho thấy, đối với điều dưỡng tâm thần ngoài việc phải tiếp xúc vi rút, vi khuẩn, các hóa chất độc hại, nguy cơ tổn thương bởi các vật sắc nhọn như những bệnh viện khác, thì yếu tố nguy hiểm từ bệnh nhân lại có khả năng làm thúc đẩy stress ở điều dưỡng tâm thần. Ngoài ra, các yếu tố hỗ trợ từ cấp trên hoặc đồng nghiệp, mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp cũng có liên quan có ý nghĩa thống kê với stress. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố này góp phần vào việc giảm tỷ lệ stress. Đối với những điều dưỡng được hỗ trợ từ cấp trên, đồng nghiệp trong công việc thì giảm 49% nguy cơ mắc stress so với nhân viên không có sự hỗ trợ này. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Vũ Ngọc Trinh, Trần Thị Hồng Thắm(5,29,34). Nghiên cứu của Carlos A Lananjeira, Sakineh trong cùng năm 2011 cũng cho kết quả điều dưỡng thiếu sự hỗ trợ có tỷ lệ stress cao hơn(8,13). Điều dưỡng có mối quan hệ tốt với cấp trên cũng giảm 51% nguy cơ mắc stress so với điều dưỡng không có mối quan hệ tốt. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu trong nước như nghiên cứu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 250 của Phan Thị Mỹ Linh, Vũ Ngọc Trinh, Trần Đăng khoa, Trương Đình Chính(23,28,32,34). Và một số nghiên cứu nước ngoài của Knezevic(11), Milutinovic(15), Yueh-Chi Tsai(33), đều cho thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ stress của điều dưỡng với tình trạng ức chế trong quan hệ với cấp trên. Mối quan hệ với đồng nghiệp cũng có mối liên quan với tỷ lệ điều dưỡng có stress, cụ thể điều dưỡng không có mối quan hệ tốt có stress cao gấp 1,92 lần người có mối quan hệ tốt. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Vũ Ngọc Trinh và Phạm Văn Tài(22,34). Stress và các yếu tố xã hội của mẫu nghiên cứu Nghiên cứu cho thấy phần đông điều dưỡng yêu thích công việc hiện tại của mình (88,3%), tương đồng với kết quả của Phạm Quốc Hùng trên điều dưỡng bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (80,8%)(21), và là tỷ lệ khá cao so với nghiên cứu của nhóm tác giả Dương Thành Hiệp, Trần Thanh Hải, Tạ Văn Trầm chỉ có 27,2% điều dưỡng hứng thú với công việc của mình(6). Tuy số người yêu thích công việc cao nhưng có đến 72,1% điều dưỡng cho rằng công việc của họ không có nhiều cơ hội thăng tiến, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu trên điều dưỡng, hộ sinh tại Bến Tre (90,7%)(6), có thể do làm việc tại bệnh viện trung ương nên có một phần không nhỏ điều dưỡng cảm thấy có cơ hội để thăng tiến nhiều hơn. Bên cạnh đó, hơn một nửa số điều dưỡng tham gia nghiên cứu không hài lòng với thu nhập hiện tại (58,3%), tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu tại Bến Tre (77,6%)(6) và tại Cần Thơ (74,3%)(14), dựa vào mức thu nhập trung bình hàng tháng ở bệnh viện tâm thần đa phần ở mức trung bình, thậm chí 10,9% ở nhóm thu nhập cao nên việc hài lòng với mức thu nhập cao hơn so với nghiên cứu khác là hợp lý. Ngoài ra, điều dưỡng có dành thời gian giải trí ngoài giờ làm việc chiếm tỷ lệ cao (79,4%), kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Quốc Hùng (77,5%)(21), cân bằng thời gian giữa công việc và thư giãn giải trí có thể là yếu tố giúp thích nghi với các tình huống stress. Nghiên cứu này sử dụng thang đo NSS đã được chuẩn hóa, có độ tin cậy, tình giá trị cao và đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, thiết kế cắt ngang mô tả nên việc xác định nhân quả chưa được làm rõ. Sai lệch hồi tưởng đối với những câu hỏi mang tính gợi nhớ, đánh giá chủ quan của đối tượng nghiên cứu là một trong những hạn chế của nghiên cứu này. KẾT LUẬN Nghiên cứu này giúp cho các cấp quản lý, ban lãnh đạo ngành y tế nói chung và Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 nói riêng có cái nhìn toàn diện về tình trạng stress của người điều dưỡng. Cụ thể tỷ lệ stress của điều dưỡng tại đây là 33,6% một con số khá cao, và có nhiều tương đồng với các nghiên cứu trước đã thực hiện trên cùng đối tượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có thu nhập trung bình dưới 10 triệu một tháng, cảm thấy công việc quá tải và môi trường làm việc không an toàn thì stress càng cao. Từ những điều này, ban lãnh đạo bệnh viện nên chi trả thêm phụ cấp cho điều dưỡng làm việc ngoài giờ, thêm giờ; thi đua, khen thưởng hàng tháng, nhằm tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống nhân viên và qua đó đã khuyến khích họ tăng năng suất lao động, tăng cường chất lượng dịch vụ y tế. Cho nhân viên nghỉ phép, nghỉ bù giữa những đợt làm việc căng thẳng để phục hồi sức khỏe, tránh tình trạng kiệt sức vì làm quá nhiều, quá tải công việc. Đảm bảo môi trường làm việc an toàn hơn và quản lý sức khỏe của điều dưỡng nói riêng và nhân viên y tế nói chung. Và cuối cùng chính bản thân người điều dưỡng cần quản lý thời gian của mình một cách có hiệu quả, làm chủ công việc của bản thân, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Biết “từ chối” công việc và dành thời gian cho bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aiken LH, Clarke SP, Sloane DM, et al (2001). Nurses' reports on hospital care in five countries. Health Aff, 20(3):43-53. 2. Al-Makhaita HM, Sabra AA., Hafez AS (2014). Predictors of work-related stress among nurses working in primary and secondary health care levels in Dammam, Eastern Saudi Arabia. Journal of Family & Community Medicine, 21(2):79-84. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 251 3. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (2017). Giới thiệu về bệnh viện. URL: 4. Chambers CN, Frampton CM, Barclay M, et al (2016). Burnout prevalence in New Zealand's public hospital senior medical workforce: a cross-sectional mixed methods study. BMJ Open, 6(11):e013947. 5. Đỗ Nguyễn Nhựt Trần (2008). Stress công việc và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai năm 2008. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 6. Dương Thành Hiệp, Trần Thanh Hải, Tạ Văn Trầm (2014). Tỷ lệ điều dưỡng, nữ hộ sinh bị stress nghề nghiệp tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre năm 2014. Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(S5):190-196. 7. French SE, Lenton R, Walters V, et al (2000). An empirical evaluation of an expanded Nursing Stress Scale. J Nurs Meas, 8(2):161 - 178. 8. Gholamzadeh S, Sharif F, Rad FD (2011). Sources of occupational stress and coping strategies among nurses who work in Admission and Emergency Departments of Hospitals related to Shiraz University of Medical Sciences. Iranian Journal of Nursing and Midwifery Research, 16(1):41-46. 9. Han K, Trinkoff AM, Storr CL, et al (2012). Comparison of job stress and obesity in nurses with favorable and unfavorable work schedules. J Occup Environ Med, 54(8):928-32. 10. Kitaoka K, Masuda S (2013). Academic report on burnout among Japanese nurses. Jpn J Nurs Sci, 10(2):273-9. 11. Knezevic B, Milosevic M, Golubic R, et al (2011). Work-related stress and work ability among Croatian university hospital midwives. Midwifery, 27(2):146-53. 12. Lại Thị Tuấn Việt, Nguyễn Thu Hà, Trần Văn Đại, et al (2015). Nghiên cứu ảnh hưởng của stress với chỉ số khả năng làm việc ở nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần. URL: huong-cua-stress-voi-chi-so-kha-nang-lam-viec-o-nhan-vien-y- te-chuyen-nganh-tam-than. 13. Laranjeira CA (2012). The effects of perceived stress and ways of coping in a sample of Portuguese health workers. J Clin Nurs, 21(11-12):1755-62. 14. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008), Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng. Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(S4):216-220. 15. Milutinovic D, Golubovic B, Brkic N, et al (2012). Professional stress and health among critical care nurses in Serbia. Arh Hig Rada Toksikol, 63(2):171-80. 16. Mosadeghrad AM (2013). Occupational Stress and Turnover Intention: Implications for Nursing Management, International Journal of Health Policy and Management, 1(2):169-176. 17. Nantsupawat A, Nantsupawat R, Kunaviktikul W, et al (2016). Nurse Burnout, Nurse-Reported Quality of Care, and Patient Outcomes in Thai Hospitals. J Nurs Scholarsh, 48(1):83-90. 18. Neylan TC, Metzler TJ, Henn-Haase C, et al (2010). Prior night sleep duration is associated with psychomotor vigilance in a healthy sample of police academy recruits. Chronobiol Int, 27(7):1493-508. 19. Nguyễn Hồng Vỹ (2007). Nguy cơ stress tăng cao ở nhân viên y tế. URL: 20. Nguyễn Trung Tần (2012). Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang. Luận văn thạc sĩ tâm lý y học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 21. Phạm Quốc Hùng (2015). Stress và những yếu tố nghề nghiệp liên quan ở hộ sinh làm việc tại bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh. Luận án Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 22. Phạm Văn Tài (2017). Tỉ lệ stress của nhân viên y tế tại bệnh viện quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 23. Phan Thị Mỹ Linh (2005). Các yếu tố trong công việc thường gây ra stress và hậu quả của nó đối với nhân viên y tế tại bệnh viên đa khoa Sài Gòn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh tháng 6/2005. Luận văn tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 24. Purcell SR, Kutash M, Cobb S (2011). The relationship between nurses' stress and nurse staffing factors in a hospital setting. J Nurs Manag, 19(6):714-20. 25. Rosnawati MR, Moe H, Masilamani R, et al (2010). The Bahasa Melayu version of the Nursing Stress Scale among nurses: a reliability study in Malaysia. Asia Pac J Public Health, 22(4):501-6. 26. Selye H (1976). Stress in health and disease. Butterworth Boston, https://www.scirp.org/(S(351jmbntvnsjt1aadkposzje))/reference/ ReferencesPapers.aspx?ReferenceID=1159667. 27. The National Institute for Occupational Safety and Health (1999). Stress at work, DHHS (NIOSH) Publication. URL: https://www.cdc.gov/niosh/docs/99-101/. 28. Trần Đăng Khoa (2013). Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2013. Luận tốt nghiệp cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 29. Trần Thị Hồng Thắm (2014). Stress và đối phó stress của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 30. Trần Thị Ngọc Mai (2014). Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa học tại trường Đại học Thăng Long và Đai học Thành Tây. Tạp chí Y học Thực hành, 31. Trịnh Hoàng Quý (2014). Stress và các yếu tố liên quan ở điều dưỡng tại bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Luận án Chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh 32. Trương Đình Chính, Ngô Tích Linh, Cao Ngọc Nga, et al (2009). Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2009. Y học TP. Hồ Chí Minh, idBai=3539. 33. Tsai YC, Liu CH (2012). Factors and symptoms associated with work stress and health-promoting lifestyles among hospital staff: a pilot study in Taiwan. BMC Health Serv Res, 12:199. 34. Vũ Ngọc Trinh (2013). Tỉ lệ điều dưỡng tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM mắc stress và các yếu tố liên quan, năm 2013. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 35. WHO (2012). A Global Crisis World Mental Health Day. URL: mh_paper_depression_wmhd_2012.pdf. 36. WHO (2016). Stress at the workplace. URL: Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf33_38_stress_nghe_nghiep_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_dieu_duon.pdf
Tài liệu liên quan