Kiến thức, thái độ và thực hành về tăng huyết áo ở bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành về tăng huyết áo ở bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 224 31-36 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thái Thanh Trúc*, Nguyễn Thị Mỹ Dung*, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về bệnh tăng huyết áp (THA) luôn có sự ảnh hưởng đến việc điều trị, kiểm soát cũng như quản lí bệnh này. Nghiên cứu này được thực hiện tại Bệnh viện Quận 2 nhằm xây dựng và đánh giá thang đo kiến thức về tăng huyết áp và khảo sát KAP cũng như các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang với phương pháp chọn mẫu thuận tiện trên 200 bệnh nhân đã được chẩn đoán THA đến khám tại phòng khám chuyên khoa Bệnh viện Quận 2. Các đối tượng tham gia được phỏng vấn trực tiếp để hoàn thành bộ câu hỏi. Các thông tin trên bệnh án cũng được ghi nhận. Tính tin cậy của thang đo được đánh giá bằng chỉ số...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành về tăng huyết áo ở bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 224 31-36 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thái Thanh Trúc*, Nguyễn Thị Mỹ Dung*, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về bệnh tăng huyết áp (THA) luôn có sự ảnh hưởng đến việc điều trị, kiểm soát cũng như quản lí bệnh này. Nghiên cứu này được thực hiện tại Bệnh viện Quận 2 nhằm xây dựng và đánh giá thang đo kiến thức về tăng huyết áp và khảo sát KAP cũng như các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang với phương pháp chọn mẫu thuận tiện trên 200 bệnh nhân đã được chẩn đoán THA đến khám tại phòng khám chuyên khoa Bệnh viện Quận 2. Các đối tượng tham gia được phỏng vấn trực tiếp để hoàn thành bộ câu hỏi. Các thông tin trên bệnh án cũng được ghi nhận. Tính tin cậy của thang đo được đánh giá bằng chỉ số alpha Cronbach. Các yếu tố liên quan đến KAP được xác định bằng kiểm định Chi bình phương hoặc Fisher. Kết quả: Trong số 27 câu hỏi đánh giá kiến thức THA thì dựa vào hệ số tương quan giữa câu và thang đo ở ngưỡng 0,3 để loại các câu không phù hợp. Thang đo đánh giá kiến thức về THA với 17 câu còn lại có tính tin cậy cao với giá trị alpha Cronbach là 0,77. Dựa vào ngưỡng 75% câu đúng thì cho thấy tỉ lệ KAP tốt lần lượt là 45,0%, 95,5% và 61,0%. Các yếu tố về tuổi, học vấn liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức tốt và thái độ tốt về THA. Tình trạng hôn nhân, công việc, vấn đề về dự phòng bệnh tim mạch bằng thuốc/đang điều trị bệnh tim, hoạt động cường độ vừa phải liên quan đến thực hành về THA. Kết luận: Thang đo kiến thức THA có độ tin cậy cao và có thể dùng trong các nghiên cứu tương tự. Chương trình can thiệp cần tập trung vào các đặc điểm liên quan để chọn nhóm đối tượng cần ưu tiên để hỗ trợ họ có KAP tốt. Điều đó nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và kiểm soát THA. Từ khóa: thang đo đánh giá, tăng huyết áp, kiến thức, thái độ, thực hành ABSTRACT KNOWLEDGE, ATTITUDE, AND PRACTICE TOWARD HYPERTENSION AMONG PATIENTS WITH HYPERTENSION AT DISTRICT 2 HOSPITAL, HO CHI MINH CITY Thai Thanh Truc, Nguyen Thi My Dung, Huynh Ho Ngoc Quynh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 224 - 232 Background: Knowledge, attitude, and practice (KAP) toward hypertension have a great effect on the treatment and management of hypertension. This study was conducted in District 2 hospital to develop and evaluate a questionnaire measuring hypertension knowledge and to identify the prevalence and correlates of KAP. Methods: A cross-sectional study employing convenient sampling was conducted in 200 patients with diagnosed hypertension at District 2 hospital. Patients were interviewed to complete the questionnaire. Data from clinical records were also extracted. The reliability was measured using Cronbach’s alpha. Correlates of KAP were identified through Chi-square test or Fisher test. Results: Among 27 questions assessing hypertension knowledge, we used item-total correlation coefficients of 0.3 to exclude inappropriate questions. The final scale measuring hypertension knowledge with 17 questions *Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Thái Thanh Trúc ĐT: 84 908 381 266 Email: thaithanhtruc@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 225 had a high level of reliability with Cronbach’s alpha of 0.77. Based on the cut-off of 75%, the prevalence of good KAP was 45.0%, 95.5%, and 61.0% respectively. Age, education were associated with good knowledge and attitude toward hypertension. Marital status, occupation, having medication for heart diseases, having a moderate level of physical activities were associated with good practice toward hypertension. Conclusion: The scale developed to evaluate hypertension knowledge had high reliability and can be used in similar studies. Intervention programs should focus on correlates of KAP to choose those who need support for improving KAP. This is to improve the effectiveness of treatment and management of hypertension. Keywords: measuring scale, hypertension, knowledge, attitude, practice ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý trầm trọng mang tính toàn cầu vì mức độ phổ biến và những biến chứng rất nguy hiểm trong khi bệnh có triệu chứng đôi khi không đặc hiệu rõ ràng(1,6). Những biến cố nghiêm trọng thường xảy ra như là bệnh động mạch vành (BĐMV), tử vong do BĐMV, đột quỵ, suy tim, đột tử. Năm 2000, toàn cầu có 26,4% người trưởng thành bị THA và dự báo vào năm 2025 số người bị THA sẽ là 29,2%(3). Theo báo cáo tại Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II vào tháng 5/2016 thì Việt Nam có đến 47,3% người dân từ 25 tuổi trở lên bị THA, đặc biệt trong những người bị THA có đến 69% bệnh nhân chưa kiểm soát được chỉ số huyết áp. Theo Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có hơn 7,1 triệu trường hợp tử vong do bệnh này(7). THA còn được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. Mặc dù THA là một trong những nguyên nhân gây tử vong sớm nhưng quan trọng nhất là nó có thể phòng ngừa được. Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh THA luôn có sự ảnh hưởng đến việc điều trị, kiểm soát cũng như quản lí bệnh này. Có rất ít nghiên cứu trước đây đưa ra thang đo đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh THA mà chỉ là những câu hỏi từ hiểu biết và mục tiêu của nhà nghiên cứu. Một nghiên cứu trên bệnh nhân tăng huyết áp tại Quận 9 cho thấy có kiến thức tốt sẽ có thái độ tốt cao gấp 4 lần, có kiến thức tốt thì thực hành tốt cũng cao hơn gần 5 lần. Nghiên cứu này cũng cho thấy hơn 1/2 bệnh nhân thiếu kiến thức về THA cũng như cách theo dõi và điều trị bệnh này, tỉ lệ cao 74% bệnh nhân có thái độ sai và 55% bệnh nhân thực hành sai trong theo dõi và điều trị bệnh THA(5). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh cho thấy tỉ lệ bệnh nhân THA tại Bệnh viện Trưng Vương có kiến thức đúng về sử dụng thuốc là 55,7%; tỉ lệ có thái độ đúng là 35,8%; 49,5% bệnh nhân thực hành đúng về dùng thuốc(4). Những kết quả này cho thấy tỉ lệ có KAP đúng về THA chưa cao. Tuy nhiên, các kết quả này là từ các công cụ đánh giá rất khác nhau về KAP. Mặc dù THA là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam và nhiều nghiên cứu can thiệp, và phương pháp điều trị trên lâm sàng đã được thực hiện nhưng việc điều trị, kiểm soát bệnh THA không hiệu quả như ngành y tế mong muốn. Điều này là do việc điều trị, kiểm soát bệnh THA không những phụ thuộc vào nhân viên y tế mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chính bệnh nhân. Có khả năng, do bệnh nhân không có KAP tốt về các bệnh này dẫn đến khả năng dễ xuất hiện các biến chứng, thậm chí tử vong bắt nguồn từ bệnh này. Hoặc, bệnh nhân không phát hiện ra các triệu chứng về THA trong giai đoạn ban đầu để có hướng điều trị thích hợp mà chỉ đến bệnh viện khi tình trạng THA đã trở nên trầm trọng. Ngoài ra, cũng có thể thấy rằng việc thiếu hụt các công cụ đánh giá được chuẩn hóa để khảo sát có thể làm cho thiếu các nghiên cứu và bằng chứng khoa học có giá trị cho việc can thiệp, giáo dục và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân THA. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu xây dựng và đánh giá thang đo kiến thức về THA đồng thời khảo sát tỉ lệ KAP Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 226 và các yếu tố liên quan. Chúng tôi hy vọng kết quả của nghiên cứu có thể áp dụng trong các nghiên cứu sau này và đề ra giải pháp can thiệp nhằm tăng khả năng kiểm soát và điều trị bệnh THA. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp từ 18 tuổi trở lên (loại trừ bệnh nhân có chẩn đoán THA thai kỳ, phụ nữ có thai không tham gia vào nghiên cứu) đến khám chuyên khoa tại Bệnh viện Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Pương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Cỡ mẫu Nghiên cứu được tính theo công thức ước tính một tỉ lệ với p = 0,86(5), sai số cho phép d=0,05, dự trù mất mẫu 5%. Vậy cỡ mẫu cần cho nghiên cứu là 195, làm tròn thành 200. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu liên tục được sử dụng để tuyển bệnh nhân. Trong đó, bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp từ 18 tuổi trở lên (loại trừ bệnh nhân có chẩn đoán THA thai kỳ, phụ nữ có thai không tham gia vào nghiên cứu) đến khám tại Bệnh viện Quận 2 từ tháng 12/2018 đến tháng 1/2019 được mời tham gia và kí vào bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu. Những người tham gia được phỏng vấn trực tiếp để hoàn thành bộ câu hỏi soạn sẵn. Quy trình này được thực hiện cho đến khi đủ 200 bệnh nhân. Bộ câu hỏi được soạn sẵn dựa vào bộ câu hỏi điều tra về các yếu tố liên quan của bệnh không truyền nhiễm theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2005) có chỉnh sửa cho thích hợp với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam bao gồm các thông tin về đặc điểm dân số xã hội, đặc điểm về tiền sử bệnh, hành vi lối sống liên quan đến THA, KAP về THA. Thông tin trên bệnh án như huyết áp, nhịp tim, chỉ số khối cơ thể cũng được thu thập từ dữ liệu của lần thăm khám gần nhất của bệnh nhân. Kiến thức tốt về THA được đánh giá qua việc bệnh nhân trả lời đúng ít nhất 75% các câu hỏi thuộc phần đánh giá về kiến thức; thái độ tốt về tăng huyết áp khi trả lời ít nhất 1 trong 2 câu về tầm quan trọng của việc kiểm soát THA và của việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ; thực hành tốt về THA khi có ít nhất 75% thực hành tốt liên quan đến nắm được thời điểm, liều lượng và cách sử dụng thuốc của mình, nhận biết được yếu tố nguy cơ, biến chứng và thực hành làm giảm huyết áp. Xử lý số liệu Số liệu sau khi nhập được phân tích bằng phần mềm Stata. Đánh giá thang đo dựa vào tính tin cậy thông qua Alpha Cronbach và hệ số tương quan giữa câu với thang đo. Vì đây là một trong số ít các khảo sát đầu tiên, cho nên chúng tôi chọn giữ lại các câu trong thang đo mà hệ số tương quan của câu với thang đo >0,3. Kết quả về KAP chỉ phân tích trên thang đo đã đánh giá tính tin cậy. Các số thống kê mô tả được trình bày theo dạng tần số và tỉ lệ đối với các biến số định tính; trung bình và độ lệch chuẩn đối với các biến số định lượng. Phép kiểm Chi bình phương được sử dụng để so sánh các tỉ lệ KAP với các đặc điểm của bệnh nhân. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05. KẾT QUẢ Dựa vào Bảng 1, sau khi loại bỏ các câu hỏi không tương thích với thang đo để đảm bảo tính tin cậy chung, alpha Cronbach chung của thang đo 17 câu đánh giá kiến thức là 0,77. Tất cả hệ số tương quan giữa câu và thang đo đều >0,3. Kết quả cho thấy thang đo có tính tin cậy tốt trong việc đánh giá kiến thức của bệnh nhân về tăng huyết áp. Kết quả cũng cho thấy tỉ lệ trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức tăng huyết áp của bệnh nhân dao động từ 29,5% đến 97,5%. Kiến thức chung tốt chiếm 45%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 227 Bảng 1: Kiến thức về tăng huyết áp Câu hỏi kiến thức TB (ĐLC) Tương quan câu với thang đo Alpha Cronbach Kiến thức tốt n (%) THA là tình trạng huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg 3,5 (0,6) 0,44 0,76 93 (46,5) THA được chia thành tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát 3,3 (0,5) 0,32 0,77 59 (29,5) THA là không thể điều trị khỏi hoàn toàn 3,7 (0,9) 0,45 0,77 141 (70,5) Cách theo dõi bệnh tăng huyết áp tốt nhất là kiểm tra huyết áp thường xuyên (n=198) 4,1 (0,5) 0,33 0,76 184 (92,9) Huyết áp tâm thu ở mức <140 mmHg là bình thường 3,5 (0,6) 0,42 0,76 108 (54,0) Huyết áp tâm trương ở mức <90 mmHg là bình thường 3,5 (0,6) 0,52 0,75 94 (47,0) THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe 4,3 (0,5) 0,47 0,75 195 (97,5) Kiểm soát huyết áp là cần thiết đối với bệnh nhân THA (n=199) 4,2 (0,5) 0,57 0,75 188 (94,5) Việc tuân thủ uống thuốc điều trị THA đều đặn là quan trọng 4,3 (0,5) 0,48 0,75 195 (97,5) Việc giảm huyết áp (dù chỉ 1 ít) cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe 3,8 (0,8) 0,54 0,75 146 (73,0) Việc điều trị THA là có hiệu quả khi đạt được huyết áp mục tiêu (n=199) 3,7 (0,6) 0,50 0,75 133 (66,8) THA nguyên phát (tự phát) – không rõ nguyên nhân chiếm hầu hết ở những người bị THA 3,4 (0,6) 0,47 0,75 75 (37,5) Không nên ăn sáng hoặc uống thuốc trước khi đo huyết áp (n=199) 3,3 (0,9) 0,43 0,77 103 (51,8) Nếu ông/bà bị THA, ông/bà có nguy cơ cao bị mắc bệnh mạch vành 3,8 (0,6) 0,54 0,75 141 (70,5) Nếu ông/bà tập thể dục sau khi thức dậy, hãy lấy huyết áp trước khi tập thể dục (n=199) 3,6 (0,7) 0,57 0,75 127 (63,8) Nên tránh thức ăn, caffeine, thuốc lá và rượu trong 30 phút trước khi đo huyết á 4,0 (0,6) 0,45 0,76 170 (85,0) Cánh tay của ông/bà nên ở trên một bề mặt phẳng với tim khi đo huyết áp 3,8 (0,6) 0,43 0,76 138 (69,0) Kiến thức chung 0,77 90 (45,0) Bảng 2: Tỉ lệ thái độ tốt và thực hành thực hành tốt trong tăng huyết áp Đặc điểm Thái độ/thực hành tốt Tần số Tỉ lệ % Thái độ Tầm quan trọng kiểm soát THA 192 96,0 Tầm quan trọng dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ 195 97,5 Thái độ chung 191 95,5 Thực hành Nắm được thời điểm sử dụng thuốc của mình 175 87,5 Nắm được liều lượng sử dụng thuốc của mình 176 88,0 Nắm được cách sử dụng thuốc của mình 177 88,5 Nhận biết được nguy cơ của tăng huyết áp 112 56,0 Nhận biết được biến chứng của tăng huyết áp 127 63,5 Thực hành kiểm soát huyết áp 157 78,5 Thường xuyên uống thuốc (n=199) 197 99,0 Thực hành chung 122 61,0 Kết quả của Bảng 2 cho thấy gần như hầu hết bệnh nhân có thái độ rất tốt về THA, chiếm 95,5%. Tỉ lệ thực hành tốt ở từng lĩnh vực đánh giá dao động từ 56,0% (nhận biết được nguy cơ của tăng huyết áp) đến 99,0% (tuân thủ thường xuyên uống thuốc). Tỉ lệ thực hành chung tốt là khi bệnh nhân có ít nhất 75% thực hành tốt trong từng lĩnh vực đánh giá và chiếm 61,0% trong mẫu nghiên cứu. Bảng 3 cho thấy các đặc điểm của đối tượng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 228 nghiên cứu và mối liên quan với KAP. Nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam (58,3% so với 41,7%) và tập trung ở những nhóm người có độ tuổi từ 50-59 và từ 60-69 tuổi (35% đến 36%) với tuổi trung bình là 61 và độ lệch chuẩn là 9,1. Đa số đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn cấp 1 (30,5%) và cấp 3 (26,5%). Nghiên cứu cũng tập trung ở những đối tượng dân tộc kinh (98,5%) và đã kết hôn (85%). Kết quả từ bảng trên cũng thể hiện bệnh nhân trẻ tuổi, trình độ học vấn cao có tỉ lệ kiến thức tốt và thái độ tốt hơn nhóm bệnh nhân có độ tuổi cao, trình độ học vấn thấp (p<0,05). Trong khi đó, tình trạng hôn nhân và công việc hiện tại lại ảnh hưởng đến việc thực hành về bệnh THA. Cụ thể nhóm đã kết hôn/nhóm có công việc là nội trợ/hưu trí lại thực hành kiểm soát THA tốt hơn những nhóm còn lại (p <0,05). Đa số bệnh nhân cho biết phát hiện bệnh THA chỉ khi cảm thấy không khỏe (60%) trong khi chỉ khoảng 1/5 số bệnh nhân phát hiện bệnh từ việc khám sức khỏe định kỳ. Khoảng 1/2 số bệnh nhân tham gia nghiên cứu có bệnh tăng huyết áp trên 5 năm. Đa số bệnh nhân kèm tình trạng tăng cholesterol (75%). Các đặc điểm về tiền sử bệnh và các bệnh đồng mắc cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại gần như không có liên quan đến kiến thức, thái độ về tăng huyết áp. Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc dự phòng hoặc điều trị bệnh tim thì có thực hành tốt về bệnh tăng huyết áp cao hơn hẳn và có ý nghĩa thống kê (p=0,001) (Bảng 4). Bảng 5 cho thấy tỉ lệ về hành vi lối sống và mối liên quan với kiến thức, thái độ, thực hành. Trong khi tỉ lệ hút thuốc lá là 16,1% thì tỉ lệ uống rượu bia trong 12 tháng qua lại chiếm hơn 1/3 mẫu nghiên cứu (37,6%). Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là tỉ lệ bệnh nhân trả lời thường thêm muối vào thức ăn trước và trong khi ăn rất cao (65,5%) và 13,5% tự nhận xét mình có mức độ tiêu thụ muối nhiều/rất nhiều. Đặc điểm về lối sống như hút thuốc, uống rượu, ăn uống và vận động thể lực không có liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh tăng huyết áp trên mẫu nghiên cứu này, ngoại trừ đặc điểm về hoạt động cường độ vừa phải. Cụ thể là, nhóm bệnh nhân cho biết có các hoạt động cường độ vừa phải có tỉ lệ thực hành tốt cao hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân không có đặc điểm này (p=0,039). Bảng 3: Đặc điểm của đối tượng và mối liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về THA Đặc điểm n (%) Kiến thức tốt p Thái độ tốt p Thực hành tốt p Giới (n=199) Nam 83 (41,7) 40 (48,2) 0,477 79 (95,2) 0,999 ¢ 53 (63,9) 0,456 Nữ 116 (58,3) 50 (43,1) 111 (95,7) 68 (58,6) Tuổi (năm) [TB & ĐLC] 61 (9,1) 59,3 (8,3) 0,020 60,7 (9,1) 0,029 60,9 (9,0) 0,820 Tuổi (năm) <50 19 (9,5) 11 (57,9) 0,183 19 (100) 0,132 ¢ 13 (68,4) 0,844 50-59 70 (35,0) 34 (48,6) 69 (98,6) 44 (62,9) 60-69 72 (36,0) 33 (45,8) 68 (94,4) 42 (58,3) 70+ 39 (19,5) 12 (30,8) 35 (89,7) 23 (59,0) Học vấn Dưới cấp 1 41 (20,5) 10 (24,4) <0,001 36 (87,8) 0,038 ¢ 23 (56,1) 0,096 Hoàn thành cấp 1 61 (30,5) 29 (47,5) 58 (95,1) 34 (55,7) Hoàn thành cấp 2 45 (22,5) 16 (35,6) 45 (100) 25 (55,6) Hoàn thành cấp 3 trở lên 53 (26,5) 35 (66,0) 52 (98,1) 40 (75,5) Dân tộc (n=195) Khác 192 (98,5) 1 (33,3) 0,999 ¢ 3 (100) 0,999 ¢ 2 (66,7) 0,999 ¢ Kinh 3 (1.5) 87 (45,3) 183 (95,3) 117 (60,9) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 229 Đặc điểm n (%) Kiến thức tốt p Thái độ tốt p Thực hành tốt p Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 7 (3,5) 4 (57,1) 0,471 ¢ 7 (100) 0,489 ¢ 1 (14,3) 0,038 ¢ Đã kết hôn 170 (85,0) 78 (45,9) 163 (95,9) 107 (62,9) Ly thân/Ly dị/Góa 23 (11,5) 8 (34,8) 21 (91,3) 14 (60,9) Người sống cùng Vợ/chồng 147 (73,5) 70 (47,6) 0,327 142 (96,6) 0,172 ¢ 93 (63,3) 0,076 Con ruột/con dâu 36 (18,0) 15 (41,7) 34 (94,4) 23 (63,9) Khác 17 (8,5) 5 (29,4) 15 (88,2) 6 (35,3) Công việc Tự làm chủ 29 (14,5) 12 (41,4) 0,921 26 (89,7) 0,432 ¢ 11 (37,9) 0,022 Nội trợ 54 (27,0) 24 (44,4) 52 (96,3) 38 (70,4) Hưu trí 62 (31,0) 30 (48,4) 60 (96,8) 36 (58,1) Khác 55 (27,5) 24 (43,6) 53 (96,4) 37 (67,3) Tăng huyết áp Có 72 (36,0) 27 (37,5) 0,110 68 (94,4) 0,725 ¢ 42 (58,3) 0,562 Không 128 (64,0) 63 (49,2) 123 (96,1) 80 (62,5) Thừa cân/béo phì (n=196) Có 130 (66,3) 53 (40,8) 0,103 123 (94,6) 0,720 ¢ 81 (62,3) 0,521 Không 66 (33,7) 35 (53,0) 64 (97,0) 38 (57,6) ¢Kiểm định chính xác Fisher Bảng 4: Tiền sử bệnh và mối liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về THA Đặc điểm n (%) Kiến thức tốt p Thái độ tốt p Thực hành tốt p Hoàn cảnh biết THA Khi đi khám khi cảm thấy không khỏe 120 (60,0) 54 (45,0) 0,915 ¢ 116 (96,7) 0,145 ¢ 76 (63,3) 0,306 ¢ Khám sức khỏe định kỳ 44 (22,0) 20 (45,5) 43 (97,7) 26 (59,1) Khi đi cấp cứu 31 (15,5) 13 (41,9) 27 (87,1) 19 (61,3) Không biết 5 (2,5) 3 (60,0) 5 (100) 1 (20,0) Thời điểm chẩn đoán THA (n=199) <1 năm 18 (9,0) 11 (61,1) 0,508 17 (94,4) 0,961 ¢ 7 (38,9) 0,200 1 - <5 năm 85 (42,7) 38 (44,7) 81 (95,3) 56 (65,9) 5 - <10 năm 38 (19,1) 16 (42,1) 37 (97,4) 24 (63,2) ≥ 10 năm 58 (29,1) 24 (41,4) 55 (94,8) 35 (60,3) Điều trị THA bằng thuốc trong 2 tuần (n=194) Có 189 (97,4) 84 (44,4) 0,658 ¢ 180 (95,2) 0,999 ¢ 115 (60,8) 0,999 ¢ Không 5 (2,6) 3 (60,0) 5 (100) 3 (60,0) Thời điểm chẩn đoán ĐTĐ <1 năm 11 (5,5) 5 (45,5) 0,254 ¢ 9 (81,8) 0,207 ¢ 6 (54,5) 0,906 ¢ 1 - <5 năm 18 (9,0) 8 (44,4) 17 (94,4) 11 (61,1) 5 - <10 năm 7 (3,5) 5 (71,4) 7 (100) 5 (71,4) ≥ 10 năm 8 (4,0) 1 (12,5) 8 (100) 6 (75,0) Không mắc/không biết 156 (78,0) 71 (45,5) 150 (96,2) 94 (60,3) Tuổi chẩn đoán ĐTĐ lần đầu [TB & ĐLC] (n=38) 55,4 (9,6) 55,4 (8,0) 0,969 54,7 (9,3) 0,109 53,6 (8,1) 0,154 Tuổi lần đầu chẩn đoán đái tháo đường (n=38) <50 12 (31,6) 5 (41,7) 0,709 12 (100) 0,760 ¢ 8 (66,7) 0,131 ¢ 50-59 13 (34,2) 7 (53,8) 12 (92,3) 10 (76,9) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 230 Đặc điểm n (%) Kiến thức tốt p Thái độ tốt p Thực hành tốt p >=60 13 (34,2) 5 (38,5) 11 (84,6) 5 (38,5) Lên cơn Đau tim/Đau thắt ngực/Đột quỵ (n=199) Có 130 (65,3) 27 (39,7) 0,329 ¢ 66 (97,1) 43 (63,2) 0,471 ¢ Không 68 (34,2) 62 (47,7) 123 (94,6) 0,734 ¢ 78 (60,0) Không biết 1 (0,5) 0 (0) 1 (100) 0 (0) Dùng thuốc dự phòng/điều trị bệnh tim (n=197) Có 76 (38,6) 36 (47,4) 0,493 75 (98,7) 0,151 ¢ 58 (76,3) 0,001 Không 105 (53,3) 48 (45,7) 98 (93,3) 57 (54,3) Không biết 16 (8,1) 5 (31,3) 15 (93,8) 6 (37,5) Bác sĩ chẩn đoán tăng Choles/mỡ máu (n=176) Có 40 (22,7) 56 (42,4) 0,359 ¢ 126 (95,5) 86 (65,2) 0,657 ¢ Không 132 (75,0) 20 (50,0) 39 (97,5) 0,999 ¢ 24 (60,0) Không biết 4 (2,3) 3 (75,0) 4 (100) 2 (50,0) Tăng Choles/mỡ máu trong 12 tháng qua (n=134) Có 48 (35,8) 35 (45,5) 0,702 ¢ 75 (97,4) 55 (71,4) 0,131 ¢ Không 77 (57,5) 20 (41,7) 44 (91,7) 0,294 ¢ 28 (58,3) Không biết 9 (6,7) 5 (55,6) 9 (100) 4 (44,4) ¢Kiểm định chính xác Fisher Bảng 5: Lối sống hành vi và mối liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về THA Đặc điểm n (%) Kiến thức tốt p Thái độ tốt p Thực hành tốt p Đã từng hút thuốc lá Có 57 (28,5) 28 (49,1) 0,459 53 (93,0) 0,278 ¢ 37 (64,9) 0,474 Không 143 (71,5) 62 (43,4) 138 (96,5) 85 (59,4) Hiện đang hút thuốc lá (n=192) Có 31 (16,1) 13 (41,9) 0,680 30 (96,8) 0,999 ¢ 20 (64,5) 0,702 Không 161 (83,9) 74 (46,0) 154 (95,7) 98 (60,9) Từng uống rượu bia/sản phẩm có cồn (n=198) Có 78 (39,4) 40 (51,3) 0,184 75 (96,2) 0,999 ¢ 51 (65,4) 0,379 Không 120 (60,6) 50 (41,7) 114 (95,0) 71 (59,2) Uống rượu bia 12 tháng qua (n=173) Có 65 (37,6) 34 (52,3) 0,262 63 (96,9) 0,712 ¢ 43 (66,2) 0,586 Không 108 (62,4) 47 (43,5) 103 (95,4) 67 (62,0) Uống ít nhất 1 ly chuẩn 12 tháng qua (n=161) Ít hơn 1 lần/tháng 42 (26,1) 23 (54,8) 0,626 40 (95,2) 0,854 ¢ 28 (66,7) 0,756 Hơn 1 lần/tháng 23 (14,3) 11 (47,8) 23 (100) 15 (65,2) Chưa lần nào 96 (59,6) 44 (45,8) 92 (95,8) 58 (60,4) Số ngày ăn trái cây trong một tuần [TB & ĐLC] 4,0 (2,5) 4 (2,5) 0,923 4 (2,5) 0,863 4,3 (2,6) 0,060 Số ngày ăn rau củ trong một tuần [TB & ĐLC] 6,1 (1,8) 6,3 (1,6) 0,056 6,1 (1,8) 0,920 6,1 (1,9) 0,833 Thường thêm muối trước/trong khi ăn Có 131 (65,5) 55 (42,0) 0,238 126 (96,2) 0,499 ¢ 80 (61,1) 0,978 Không 69 (34,5) 35 (50,7) 65 (94,2) 42 (60,9) Thường thêm muối chuẩn bị thức ăn Có 171 (85,5) 77 (45,0) 0,513 ¢ 165 (96,5) 0,020 ¢ 102 (59,6) 0,688 ¢ Không 24 (12,0) 12 (50,0) 23 (95,8) 16 (66,7) Không biết 5 (2,5) 1 (20,0) 3 (60,0) 4 (80,0) Thường ăn thức ăn nhiều muối Có 56 (28,0) 26 (46,4) 0,800 53 (94,6) 0,712 ¢ 32 (57,1) 0,486 Không 144 (72,0) 64 (44,4) 138 (95,8) 90 (62,5) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 231 Đặc điểm n (%) Kiến thức tốt p Thái độ tốt p Thực hành tốt p Mức độ tiêu thụ muối Nhiều/Rất nhiều 27 (13,5) 12 (44,4) 0,958 ¢ 27 (100) 0,393 ¢ 19 (70,4) 0,604 ¢ Vừa phải 87 (43,5) 38 (43,7) 84 (96,6) 50 (57,5) Ít/Rất ít 85 (42,5) 40 (47,1) 79 (92,9) 52 (61,2) Không biết 1 (0,5) 0 (0) 1 (100) 1 (100) Hoạt động cường độ mạnh Có 7 (3,5) 4 (57,1) 0,703 ¢ 7 (100) 0,999 ¢ 3 (42,9) 0,435 ¢ Không 193 (96,5) 86 (44,6) 184 (95,3) 119 (61,7) Hoạt động cường độ vừa phải (n=199) Có 43 (21,6) 21 (48,8) 0,591 41 (95,3) 0,999 ¢ 32 (74,4) 0,039 Không 156 (78,4) 69 (44,2) 149 (95,5) 89 (57,1) Hoạt động giải trí cường độ mạnh (n=197) Có 0 (0) 0 // 0 // 0 // Không 197 (100) 89 (45,2) 188 (95,4) 120 (60,9) Hoạt động giải trí cường độ vừa phải (n=199) Có 68 (34,2) 34 (50,0) 0,281 64 (94,1) 0,495 ¢ 46 (67,6) 0,186 Không 131 (65,8) 55 (42,0) 126 (96,2) 76 (58,0) ¢Kiểm định chính xác Fisher BÀN LUẬN Đã rất nhiều nghiên cứu KAP về THA trước đây tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có một thang đo nào để đánh giá mà hầu hết được xây dựng theo hiểu biết của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi xây dựng một thang đo đánh giá kiến thức về THA dựa vào bộ câu hỏi điều tra về các yếu tố liên quan của bệnh không truyền nhiễm theo hướng dẫn của WHO 2005. Sau khi loại bỏ những câu hỏi có hệ số tương quan của câu với thang đo thấp thì thang đo còn lại 17 câu với alpha Cronbach khá cao. Kết quả này cho thấy thang đo đánh giá kiến thức về THA có tính tin cậy cao và có thể sử dụng cho những đối tượng bệnh nhân THA trong những nghiên cứu sau. Tuy nhiên, những câu hỏi đánh giá thái độ và thực hành về THA còn ít, chưa khái quát được hết những vấn đề về thái độ và thực hành vì có những hạn chế về những khái niệm trong y văn. Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức tốt về bệnh THA chưa đến 1/2 mẫu nghiên cứu nhưng những kiến thức về biến chứng, tác hại, cách theo dõi huyết áp, các kiến thức về hành vì lối sống tốt để kiểm soát huyết áp được hơn 60% bệnh nhân biết đến. Tỉ lệ này đã cao hơn rất nhiều so với trên bệnh nhân THA tại Quận 9 năm 2006 với chỉ khoảng 20 đến 50% bệnh nhân có kiến thức đúng liên quan đến bệnh THA(5). So với những nghiên cứu gần đây thì kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy những thay đổi tích cực kiến thức về THA. Cụ thể, tỉ lệ bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trưng Vương năm 2010 trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh có kiến thức đúng về sử dụng thuốc là 55,7%(4) so với 97,5% trong nghiên cứu của chúng tôi. Hầu hết bệnh nhân tham gia nghiên cứu (95,5%) có thái độ tốt về tăng huyết áp. Tỉ lệ thực hành chung tốt chiếm 61% mẫu nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là gần như toàn bộ (99%) bệnh nhân thực hành tốt việc tuân thủ điều trị so với 49,5% trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 86% trong nghiên cứu của Đào Thị Lan và Đặng Văn Chính năm 2014 trên bệnh nhân THA tại trung tâm y tế huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh(2). Những con số này cho thấy sự thay đổi tích cực trong thực hành điều trị bệnh THA có lẽ nhờ thay đổi trong quá trình điều trị, bệnh nhân được tư vấn nhiều hơn và truyền thông về bệnh không lây trong cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng. Xét đến những yếu tố liên quan đến KAP về THA thì những bệnh nhân trẻ tuổi, bệnh nhân có học vấn cao thì có tỉ lệ kiến thức tốt và thái độ tốt về THA cao hơn. Nghiên cứu của Trần Thiện Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 232 Thuần chỉ ra kết quả tương tự, bệnh nhân có trình độ học vấn dưới cấp II thì có kiến thức sai về bệnh THA gấp 3 lần bệnh nhân có trình độ học vấn từ cấp II trở lên (OR=3,11, KTC 95%=1,89-5,14, p <0,001)(5). Dễ hiểu khi mà những bệnh nhân có trình độ càng cao sẽ càng có kiến thức tốt về THA, và khi có kiến thức đúng về bệnh, hiểu rõ được tác hại của bệnh thì thái độ của họ về bệnh THA cũng sẽ cao hơn. Trong số các yếu tố liên quan thì những bệnh nhân khi đã có chỉ định phải điều trị dự phòng các bệnh tim mạch bằng thuốc hay đang điều trị bệnh tim mạch bằng thuốc thì có nghĩa mức độ bệnh của họ đã nặng hơn, do đó mà việc thực hành về THA, về tuân thủ điều trị của họ được chú trọng hơn do có tâm lý lo sợ hơn và quan tâm đến sức khỏe hơn. Ngoài ra, các bác sĩ điều trị thường khuyến nghị về việc phải luyện tập thể dục, nên hoạt động ở mức độ vừa phải để giúp hệ thống tim mạch hoạt động dẻo dai và trở nên linh hoạt hơn tùy theo thể lực của bệnh nhân. Vì vậy, có lẽ những bệnh nhân hoạt động ở cường độ vừa phải là vì họ tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, họ có sự quan tâm đến sức khỏe, đến bệnh tật của mình. Do đó, họ thực hành về THA tốt hơn những bệnh nhân không hoạt động cường độ vừa phải. Nghiên cứu này cũng có nhiều hạn chế. Nghiên cứu này đã khảo sát nhiều vấn đề về kiến thức bệnh THA và cũng xây dựng được thang đo kiến thức THA với độ tin cậy cao nhưng phần đánh giá về thái độ, thực hành vẫn còn hạn chế, số câu ít chưa thể hiện hết các vấn đề tồn tại. Nguyên nhân là vì có những điểm hạn chế về những khái niệm trong y văn, ví dụ thế nào là thái độ tốt. Ngoài ra, nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp cắt ngang nên không xác định mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố liên quan với kiến thức, thái độ, thực hành về THA. Nghiên cứu cũng chỉ mới tiến hành tại một bệnh viện quận nên sẽ khó khái quát hóa cho bệnh nhân ở các nơi khác nhau và vì vậy các nghiên cứu khác là cần thiết để làm rõ hơn về KAP ở bệnh nhân THA tại Việt Nam. KẾT LUẬN Thang đo kiến thức THA có độ tin cậy cao và có thể dùng trong các nghiên cứu tương tự. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và học vấn với kiến thức tốt về tăng huyết áp; những bệnh nhân chưa kết hôn hay bệnh nhân có công việc là tự làm chủ thì tỉ lệ thực hành tốt về THA còn thấp; việc sử dụng thuốc dự phòng hay đang điều trị bệnh tim và hoạt động cường độ vừa phải cũng liên quan đến tỉ lệ thực hành tốt. Chương trình can thiệp cần tập trung vào các đặc điểm liên quan để chọn nhóm đối tượng cần ưu tiên để hỗ trợ họ có KAP tốt. Điều đó nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và kiểm soát THA. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arslantas D, Ayranci U, Unsal A, Tozun M (2008). "Prevalence of hypertension among individuals aged 50 years and over and its impact on health related quality of life in a semi-rural area of western Turkey". Chin Med J, 121(16):1524-31. 2. Đặng Văn Chính, Đào Thị Lan (2014). "Kiến thức, thái độ và việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại trung tâm y tế huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18(6):177-185. 3. Kearney PM, Whelton M, Reynolds K, Muntner P, Whelton PK, He J (2005). "Global burden of hypertension: analysis of worldwide data". Lancet, 365(9455):217-23. 4. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010). "Kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 4(14):16-19. 5. Trần Thiện Thuần (2007). "Xác định yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức - thái độ - thực hành của bệnh nhân cao huyết áp tại quận 9 TP. Hồ Chí Minh năm 2006". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 1(11):127- 135. 6. World Health Organization (2013). A global brief on hypertension. URL: 7. World Health Organization (2009). Global Health Risks Summary Tables. Geneva, Switzerland: Health Statistics and Informatics Department. World Health Organization, Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf31_36_kien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_ve_tang_huyet_ao_o_benh.pdf
Tài liệu liên quan